nguoi-mau:-cat-bang-gioi-ngoai-thuong,-co-gai-ha-noi-hoc-thac-si-co-vay-gio-ra-sao?

Người mẫu: Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao?

Rời căn nhà thuê ở Amsterdam (Hà Lan), Khánh Linh đối diện với cái lạnh buốt dù đã mặc nhiều lớp áo. “Mùa đông ở đây rét mướt, trời tối om. Hà Lan chỉ đẹp vào mùa hè thôi” là câu nói nửa đùa, nửa thật của Khánh Linh khi được hỏi về môi trường cô đang sống.

7 năm trước, Lê Kiều Khánh Linh (SN 1994, Hà Nội) bất ngờ nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng khi tạm cất tấm bằng giỏi của Đại học Ngoại thương (Hà Nội), sang Hàn Quốc học thạc sĩ cờ vây.

Cô từng là nữ sinh Việt Nam đầu tiên được trao học bổng về cờ vây của Đại học Myongji, Hàn Quốc. Khi đó, ngành học này còn khá mơ hồ với nhiều người.

Vẫn là Linh với đôi mắt sáng, vẻ đáng yêu khi chăm chú, nhưng hiện tại, cô có nhiều thay đổi khi để tóc dài, làm quen với công việc mới. Đặc biệt, cô vừa tốt nghiệp thêm khóa MBA (Master of Business Administration – thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Đại học Amsterdam.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 1.

Khánh Linh lúc còn học thạc sĩ cờ vây (trái) và trong buổi lễ tốt nghiệp tại Đại học Amsterdam mới đây (Ảnh: NVCC).

Một bằng đại học, hai bằng thạc sĩ và giấc mơ lớn

Khánh Linh hiện làm việc trong một công ty trading (giao dịch) tại Hà Lan. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới với Linh và cô đang cảm thấy thú vị khi tìm hiểu.

“Hiện tại, tôi không làm gì trực tiếp liên quan đến cờ vây. Thỉnh thoảng, tôi tham gia vào vài dự án nhỏ, không đáng kể.

Khi gặp tôi, nhiều người vẫn thường nhắc về thạc sĩ cờ vây, kể cả ở Hàn Quốc hay Hà Lan. Tôi có cảm giác như mọi người lấy đó làm điểm nhận diện của mình vậy (cười). Tôi thấy khá vui và thú vị khi nhìn phản ứng của họ”, Khánh Linh kể với phóng viên Dân trí .

Nói về lý do chọn học MBA, cô gái Hà thành cho biết, bản thân muốn trau dồi khả năng lãnh đạo, tăng thêm hiểu biết về kinh doanh quốc tế và mở rộng các mối quan hệ. Đó là tất cả yếu tố cô cần nắm vững trước khi thực hiện giấc mơ lớn của riêng mình.

Lâu nay, Linh luôn ấp ủ dự định tự thành lập công ty riêng. Cô vẫn đang trong quá trình nghiên cứu lĩnh vực mình muốn theo đuổi.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 2.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 3.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 4.

Ở tuổi 29, Linh vẫn kiên trì trên hành trình khám phá những điều mới lạ, sống hết mình với tuổi trẻ và không ngừng phát triển bản thân. Đó là những lý lẽ Linh từng dựa vào để thuyết phục bố mẹ cho đi học thạc sĩ cờ vây.

Linh trót yêu thích bộ môn cờ vây hồi học lớp 5 sau khi đọc một bộ truyện. Từ niềm vui khi nhìn thấy khoảnh khắc mọi người ngồi chơi cờ, cô trở nên đam mê hơn qua mỗi ngày. Môn thể thao trí tuệ này đã rèn luyện cho Linh sự tập trung, tăng trí nhớ cũng như quen thêm được nhiều bạn.

Ở thời điểm hiện tại, những giá trị từ bộ môn này vẫn luôn đồng hành với Linh trong suốt quãng đường chinh phục mục tiêu. 7 năm trước, cô chuyển hướng trong sự ngỡ ngàng của bố mẹ. Bây giờ, cô vẫn vậy. Cô cho rằng, mỗi người đều có mục tiêu riêng. Đến khi thấy bản thân thu hoạch “đủ”, cô sẽ xây dựng giấc mơ.

Thích thú với công việc người mẫu

Dù lịch trình bận, Khánh Linh luôn cố gắng thu xếp thời gian để nhận lời tham gia làm người mẫu cho các dự án cô cảm thấy thích. Với chiều cao 1,76m cùng gu thời trang ấn tượng, cô nhanh chóng hòa nhập với môi trường này.

Khi còn học tại xứ kim chi, Linh cũng nhiều lần hoạt động với vai trò người mẫu. Cô bén duyên với lĩnh vực này qua những lời giới thiệu hay tự đi casting (quá trình tuyển chọn).

Cô tâm sự: “Tôi không phải là người mẫu chuyên nghiệp mà chỉ thấy thích nên muốn làm. Do đó, tôi không có nhiều áp lực. Hành trình khám phá bản thân cũng để lại trong tôi nhiều kỷ niệm, từ việc cạo mất một nửa lông mày đến cắt mái siêu ngố.

Đôi khi, tôi trầy da tróc vẩy. Nhưng về cơ bản, tôi vui khi được làm công việc này. Tôi thích được thử sức và nhìn thấy hình ảnh của bản thân trong những nhân vật khác nhau”.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 5.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 6.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 7.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 8.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 9.

Đa dạng là tính từ được nhiều người dùng để mô tả ngắn gọn về Linh. Điều này cũng trùng khớp với việc Linh từng dùng từ “lissome” (uyển chuyển) khi nói về phong cách của mình. Cô luôn muốn phối đồ theo cách riêng, tạo cảm giác tự do, duyên dáng, không theo khuôn mẫu cố định. Cô chọn mặc đồ theo tâm trạng.

Khi “đôi chân đi vẫn chưa thấy mỏi”, Khánh Linh đối diện với nỗi lo mới từ phía phụ huynh. Họ mong muốn cô lập gia đình và ổn định cuộc sống.

“Ai cũng giục tôi lấy chồng. Tôi còn tự giục mình”, nữ thạc sĩ vừa cười, vừa nói.

Với Linh, cô nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực. Khi được hỏi về xu hướng phụ nữ thời hiện đại thích phát triển sự nghiệp, độc lập, cô nói: “Miễn là mọi người thấy vui với lựa chọn đó là được”.

Trải qua quãng thời gian đi nhiều nơi, học ở các trường khác nhau, Linh thấy bản thân nhận được vô số điều quý giá. Linh ở hiện tại khác xa với cô gái tóc ngắn, bỡ ngỡ rời xa vòng tay gia đình để đến đất nước xa lạ khi vừa tốt nghiệp đại học.

Quá trình cọ xát đã khiến cô có thêm tự tin. Hơn hết, cô cho biết, kiến thức của bản thân được mở rộng theo nhiều hướng. Không chỉ học thuật, cô còn tiếp nhận được những kiến thức về văn hóa ứng xử với mọi người từ những nền tảng khác nhau.

Cất bằng giỏi Ngoại thương, cô gái Hà Nội học thạc sĩ cờ vây giờ ra sao? - Ảnh 10.

Khánh Linh từng tham gia 3 giải cờ vây quốc gia, một giải quốc tế. Cô đứng thứ 9 tại giải quốc gia năm 2013 (Ảnh: NVCC).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *