Vào mùa đông, người xưa dặn: “Ăn nhiều loại rau bảo bối này, không cần đến bác sĩ”. Đó là loại rau thì là.
Thì là là loại rau gia vị khá tươi tốt vào mùa đông, rất tươi non và dậy mùi thơm, giàu dinh dưỡng.
Rau thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong những món canh cá, hay lẩu cá, mực,… giúp khử đi mùi tanh, làm cho món ăn trở lên thơm ngon hơn, màu sắc tươi đẹp hơn.
Tuy nhiên, vì là rau gia vị lại thường chỉ dùng trong các món cá nên ít khi được sử dụng hoặc sử dụng với số lượng không nhiều. Ít ai biết, loại rau này ngoài tác dụng ẩm thực còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Thì là nhiều dầu dễ bay hơi, thành phần chính là anisone, anisol… Những thành phần này mang lại cho cây thì là một mùi thơm độc đáo và giá trị chữa bệnh.
Loại rau này còn giàu vitamin C, canxi, sắt và các khoáng chất, vitamin khác giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy hấp thu canxi và bổ sung sắt, là thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe.
Trong Đông y, loại rau này có tác dụng tiêu trướng, mạnh tỳ, bổ thận, điều hòa khí âm dương, chỉ thống, quân bình, lợi sữa và kích thích bộ máy tiêu hóa.
Trong các nghiên cứu hiện đại, thì là có tác dụng kích thích tiết sữa ở các bà mẹ; Dầu thì là sẽ làm giảm đi hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.
Với hàm lượng vitamin C ở thì là dồi dào, thì cây có tác dụng tăng cường sức đề kháng, và hỗ trợ điều trị về những chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: bị ho, hay ho có đờm, và đau họng,…
Đặc biệt, theo dân gian, loại rau này còn được dùng như một chất kích thích tình dục.
Với nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bạn nên dùng rau thì là thường xuyên hơn. Đừng chỉ cho rau thì là vào canh cá nữa, hãy tham khảo 3 món ngon với thì là dưới đây nhé!
Món 1: Rau thì là trộn đậu phộng
Nguyên liệu: Rau thì là, đậu phộng sống, tỏi, gừng, muối, dầu ăn.
Cách làm:
– Rửa sạch thì là, thấm khô nước trên bề mặt, cắt thành từng miếng nhỏ rồi để riêng.
– Đậu phộng rửa sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 2 tiếng, cho vào nồi, thêm nước, hành lá, gừng lát, lá nguyệt quế, vỏ quế vào đun sôi với lửa lớn trong vòng 10 phút. Thêm muối và nấu thêm trong 5 phút nũa rồi tắt bếp, đậy nắp nồi và để ở nhiệt độ phòng một lúc. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
– Cho rau thì là và đậu phộng đã luộc chín vào tô lớn, nêm lượng muối thích hợp, thêm dầu ăn vào, trộn đều và dùng.
Món 2: Bánh bao nhân thì là, thịt heo
Nguyên liệu: Thịt heo, rau thì là, bột mì, bột men, dầu mè, muối, nước mắm hoặc xì dầu tùy khẩu vị, dầu ăn.
Cách làm:
– Làm bột: Cho 500 gam bột mì và 3 gam bột men vào chậu, khuấy đều, dùng nước nhẹ nhào bột, nhào bột mịn, đậy nắp nồi ủ cho đến khi nở gấp đôi.
– Cắt thịt lợn thành từng khối nhỏ, cho vào tô lớn, thêm nước mắm, muối và dầu mè vào, đảo đều rồi ướp một lúc.
Rau thì là rửa sạch, thấm khô nước rồi cắt thành miếng nhỏ. Cho rau thì là và thịt heo vào cùng một chậu, thêm dầu ăn vào đảo đều làm nhân bánh.
– Lấy bột ra, nhào đều, chia thành từng viên nhỏ, cán mỏng, cho nhân vào vỏ bánh, kẹp chặt, cho một lượng nước thích hợp vào nồi, cho bánh vào nồi hấp và hấp trên lửa lớn trong 15-20 phút. .
Món 3: Khoai tây xào thì là
Nguyên liệu: Khoai tây, thì là, tỏi băm, nước xì dầu, tinh bột, dầu mè.
Cách làm:
– Gọt vỏ khoai tây, cắt thành miếng nhỏ, thêm lượng tinh bột thích hợp và trộn đều. Thêm nước vào nồi và hấp chín khoai tây.
– Sau khi làm sạch thì là, lau khô và cắt thành từng miếng nhỏ, cho thì là và khoai tây cắt sợi vào chậu, đổ nước sốt làm từ tỏi băm, nước xì dầu và dầu mè vào khuấy đều.
Trong mùa đông, việc thưởng thức món ngon làm từ rau thì là không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn mang lại nguồn dinh dưỡng phong phú cho cơ thể.
Mùi thơm của loại rau này giống như sự tươi mát gió lạnh đầu mùa, khiến cho người ta cảm thấy ấm áp, dễ chịu hơn.
Bạn nên bổ sung loại rau thì là trong bữa ăn của mình nhé.
(Công thức nấu ăn và ảnh theo Sohu)