Trong một bức tranh mà Nữ hoàng Anh Victoria yêu thích, được yêu cầu vẽ vào năm 1861, có hình ảnh chú chó Bắc Kinh màu nâu trắng ngồi trên một chiếc đệm trước một chiếc bình Nhật Bản, khiến người xem cảm nhận được sự thanh lịch và xa hoa. Chú chó này, có cái mõm đáng yêu và đặc điểm giống những con lân của Trung Hoa, là một giống chó mới trong đội ngũ thú cưng của nữ hoàng. Được biết đến với tên Looty, giống chó này đã nhanh chóng trở thành một trong những thú chơi xa xỉ được săn đón nhất trong giới thượng lưu ở Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, sự dịu dàng của Looty trong bức tranh đối lập với một quá khứ đau thương. Một năm trước khi nghệ sĩ người Đức Frederick William Keyl hoàn thành bức tranh này, lực lượng Anh-Pháp tấn công Cung điện Mùa hè cũ của Bắc Kinh, hủy hoại “Khu vườn Ánh sáng Hoàn hảo” rộng 3,6km vuông. Chuyện kể rằng trong khi Hoàng đế Hàm Phong và triều đình chạy trốn, một người phụ nữ lớn tuổi đã ở lại và chọn cách tự sát. Người này được bảo vệ bởi một đàn chó Bắc Kinh trung thành. Những chú chó này sau đó được đưa về phương Tây, đi kèm với rất nhiều châu báu.
Mặc dù câu chuyện chưa được kiểm chứng bởi các sử gia, nhưng Looty được xác nhận là đã được mang về Anh bởi Đại úy John Dunne, người tham gia vào cuộc tấn công cung điện như một biện pháp trả thù. Looty trở thành một món quà cho Nữ hoàng Victoria, theo CNN, nó trở thành một biểu tượng của sự thống trị và chiếm đoạt văn hóa.
Sự phổ biến của chó Bắc Kinh ngày càng tăng lên, trở thành một phần của hiện tượng Chinoiserie, một xu hướng chiếm đoạt nghệ thuật và sản phẩm Trung Quốc. Chủ nhân của chúng thành lập các câu lạc bộ chó giống và tổ chức các sự kiện độc quyền, tăng cường hình ảnh quý phái và sang trọng của chó Bắc Kinh.
Tuy nhiên, thị hiếu thay đổi khiến cho giống chó này trở nên ít phổ biến hơn ở Anh từ những năm 1970, khi phụ nữ có xu hướng tham gia vào lao động và tìm kiếm những loại thú cưng dễ chăm sóc hơn.
Looty qua đời vào mùa xuân năm 1872. Không giống như nhiều con chó của Nữ hoàng Victoria, nó được chôn cất trong một ngôi mộ không dấu vết ở Lâu đài Windsor, nơi vẫn chưa rõ tung tích. Tuy nhiên, cuộc hành trình của nó và mặt tối của những gì nó thể hiện, những tổn thương vì chủ nghĩa đế quốc Anh và sự chiếm đoạt văn hóa, vẫn được cho là còn tồn tại cho đến ngày nay.
Mùa hè năm nay, bức tranh Looty năm 1861 đã được trưng bày trong một cuộc triển lãm về Trung Quốc thế kỷ 19 tại Bảo tàng Anh ở London đã khiến câu chuyện này xôn xao. Cuộc triển lãm bị giám sát chặt chẽ vì sử dụng tác phẩm của một dịch giả Trung Quốc mà không ghi nguồn, tiếp sau ngay đó là một chiến dịch truyền thông nhà nước Trung Quốc yêu cầu hồi hương các hiện vật Trung Quốc.
Một blog nghệ thuật Trung Quốc cũng chỉ trích việc bảo tàng đưa bức tranh Looty vào như một nỗ lực nhằm làm cho một phần triển lãm về sự tàn phá của Cung điện Mùa hè cũ trở nên “dễ thương hơn”.