7-dieu-can-lam-neu-nghi-ngo-doi-phuong-lua-doi-ban

7 điều cần làm nếu nghi ngờ đối phương lừa dối bạn

Điều chỉnh hệ thống thần kinh

Lee Phillips, nhà trị liệu tâm lý và nhà trị liệu tình dục cặp đôi được chứng nhận ở Thành phố New York và Virginia, cho biết hành vi lừa dối có thể kích hoạt hệ thống thần kinh tự trị.

Hệ thống phòng thủ cơ bản này đặt bạn vào trạng thái chiến đấu hoặc bỏ chạy, khiến bạn khó có thể điều tiết cảm xúc và giải quyết các vấn đề phức tạp bằng các kỹ năng lý luận thông thường.

Nói cách khác, đây không phải là khoảng thời gian tốt nhất để bắt đầu một cuộc trò chuyện khó khăn.

“Việc tự chăm sóc bản thân luôn quan trọng vì nó có thể giúp bạn đối phó với sự tức giận, sốc và lo lắng mà cả hai người đều có thể gặp phải. Tập thể dục và ăn uống lành mạnh có thể giúp điều hòa hệ thần kinh”, Lee Phillips nói.

Liên hệ với những người thân yêu để được hỗ trợ

Hiện tại là thời điểm tốt để bạn dựa vào mạng lưới hỗ trợ của mình. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1/2022 trên Tạp chí Quan hệ Xã hội và Cá nhân cho biết, bạn sẽ cần những người bạn yêu thương và tin tưởng ở bên cạnh trong thời điểm khó khăn.

Lee Phillips nói: “Việc tranh thủ sự hỗ trợ không có nghĩa là bạn phải nói với mọi người rằng bạn nghi ngờ mình đang bị lừa dối trước khi nói chuyện rõ ràng với đối tác.

Mà thực ra, điều đó có nghĩa là bạn đang nhận được nhu cầu hỗ trợ xã hội thông qua những người đáng tin cậy”.

Bình tĩnh đối mặt với đối tác

Trước khi đi đến kết luận, hãy cho đối tác của bạn cơ hội giải thích. Nếu bạn tấn công dồn dập, cuộc trò chuyện có thể biến thành một cuộc chiến vô bổ.

“Hãy viết ra danh sách những mối quan tâm của bạn, tiếp cận cuộc trò chuyện từ góc độ quan sát và tò mò. Suy cho cùng, bạn không biết chắc chắn rằng đối phương có đang lừa dối hay không, thế nên cuộc trò chuyện nên nhằm mục đích tìm hiểu điều gì đang thực sự xảy ra”, Lee Phillips nói.

Tập trung vào sự thật mà không đổ lỗi

Bình tĩnh bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách liệt kê những quan sát của bạn. Ví dụ: “Em nhận thấy anh khó chịu khi em nhìn vào điện thoại của anh. Có điều gì anh đang giấu em không?”

Cố gắng tiếp cận vấn đề với thái độ tò mò, không phán xét hay đổ lỗi.

“Điều này nghe có vẻ giống như một cách tiếp cận nhẹ nhàng nhằm thu hút đối phương, nhưng cách tiếp cận này mang lại một không gian an toàn để đối tác nói cho bạn biết sự thật. Nếu họ làm vậy, bạn có thể trao đổi thêm về những việc cần làm”, Lee Phillips nói.

Hỏi lý do khiến họ lừa dối

7 điều cần làm nếu nghi ngờ đối phương lừa dối bạn - Ảnh 1.

Bình tĩnh bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách liệt kê những quan sát của bạn. (Ảnh: ITN).

Nếu sự lừa dối đã thực sự xảy ra thì điều số một mà bạn muốn biết là động cơ. “Có rất nhiều lý do khiến ai đó có hành vi lừa dối. Đôi khi họ không lừa dối để làm tổn thương bạn đời một cách ác ý mà là vì cuộc sống của họ đang thiếu một điều gì đó”, Lee Phillips giải thích.

Để ghép các manh mối lại với nhau, hãy yêu cầu đối tác của bạn làm rõ một số câu hỏi sau:

– Việc lừa dối có ý nghĩa gì với anh ta/cô ta?

– Đó chỉ là vì nhu cầu tình dục hay cái gì khác?

– Anh ta/cô ta có phải là người chủ động?

– Anh ta/cô ta có cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ không?

– Anh ta/cô ta có hiểu được nỗi đau của bạn không?

– Quyết định xem anh ta/cô ta có muốn giải quyết nó không?

Khi mọi thứ đã rõ ràng, đã đến lúc quyết định điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Trị liệu tình dục và mối quan hệ vào tháng 4 năm 2021 cho thấy ngoại tình là vấn đề khó điều trị thứ hai trong trị liệu, sau lạm dụng gia đình.

Nhưng nếu cả bạn và đối tác đều muốn thành công thì vẫn còn hy vọng.

Phillips nói: “Lừa dối là một sự thức tỉnh hoặc một cuộc chia tay. Một nhà trị liệu có thể duy trì một không gian an toàn, không phán xét để cả hai đối tác hiểu được chuyện gì đã xảy ra và hàn gắn mối quan hệ rạn nứt của họ”.

Tiếp tục hành trình tự chăm sóc bản thân

7 điều cần làm nếu nghi ngờ đối phương lừa dối bạn - Ảnh 2.

Cho dù bạn quyết định ở lại hay ra đi, việc tìm hiểu về sự không chung thủy của đối tác có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn hơn.

Ngoài ra, kế hoạch tự chăm sóc sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề mà bạn có thể sẽ cần nhiều hơn trong cuộc sống của mình.

Theo everydayhealth.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *