SỨC MẠNH CỦA TÂM THẾ ĐÚNG
(Làm việc hiệu quả đôi khi không phải đến từ kỹ năng… mà đến từ tâm thế làm việc)
#Kỹ_năng_tự_học
#trainghiemsong
Lưu ý: bài khá dài và cần chiêm nghiệm nhiều, share về tường nhà để đọc dần nha mọi người .
—–
– Tại sao chúng ta biết mình đang rất nhiều việc, rất nhiều bài phải học nhưng chúng ta vẫn chơi thêm miếng nữa, uống thêm ly trà sửa rồi mới giảm cân, chơi game thêm xíu nữa rồi mới học?
– Tại sao chúng ta biết rằng trong công việc của chúng ta, nếu chúng ta cố gắng hết mực, chúng ta có thể đạt được kết quả x10 nhưng chúng ta vẫn dửng dưng và làm việc như một người không có năng lực?
– Tai sao chúng ta biết rõ những điều mà bản thân đang sai, đang gặp fail nhưng chúng ta lại không sửa đổi? Chúng ta bào chữa cho việc đó bằng cách nghĩ rằng “đó là bản chất của mình, con người của mình”, điều đó đúng hay sai?
… Và hàng nghìn câu hỏi khác mà chúng ta không thể trả lời về lí do “tại sao chúng ta lại không làm, mặc dù chúng ta biết nếu làm thì sẽ được?!!!1”
.
Minh nhận ra điều này từ rất rất lâu về trước, rằng nếu mình có tâm thế đúng thì chắc chắn công việc của mình sẽ tiến triển rất tốt.. nhưng đâu thể nào lúc nào mình cũng có thể làm đúng deadline, đúng hẹn, đâu phải lúc nào mình cũng full energy và làm việc hiệu suất cả 8 ngày liền liên tục… lạ thay, có những người có thể việc liên tục mà vẫn giữ được nhiệt huyết…. Đó là vì tâm thế làm việc của họ
.
Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp lại những cách thức, những kỹ năng, những chiêm nghiệm của mình về tâm thế làm việc, tư duy làm việc và đây cũng là một trong những kim chỉ nam giúp mình vẫn tiếp tục cố gắng cố gắng cố gắng (mặc dù bây giờ chưa thành công, nhưng mình cũng đã “nhìn rõ” được con đường mà mình sẽ đi sắp tới, mấy cái này mấy bạn trẻ hay suy nghĩ nhiều lắm nè, ngày xưa mình cũng chả biết phải làm thế nào @@)
Notes: không phải cái nào mình cũng thực hành được ngay lập tức, hãy cố gắng đúc kết những key này, chiêm nghiệm, đọc đi đọc lại nhiều lần, thấm nhuần thành quán tính thì mới có thể ra được tí tí tư duy, có tí tí tư duy rồi thì phải thực hành, phải áp dụng vào công việc càng nhiều càng tốt nữa thì mới ra được tí tí kết quả, ra được tí tí kết quả rồi còn phải làm đi làm lại kết quả đó hàng chục lần nữa để ra được công thức, một khi ra được công thức, bạn sẽ thành công.
TÂM THẾ KHÁC – TẠO RA HÀNH ĐỘNG KHÁC
.
Chắc chắn tất cả chúng ta ai cũng có một vài lần “tự động có động lực sâu sắc”, nghĩ rằng mình là super man, có thể làm được tất cả và tạo ra những kết quả khổng lồ … nhưng dần dần lại chẳng làm được, qua hôm sau lại quên mất cái động lực của ngày hôm trước… và dần dần những suy nghĩ đó tạo thành dĩ vãng.
Tiếp theo đó, lâu lâu chúng ta lại có lại động lực mới, một hướng đi mới, một idea mới… và rồi cũng vẫn lập lại như trước… Chúng ta tự hỏi bản thân mình cũng có ý chí, có nghị lực… cũng cố gắng rất nhiều nhưng tại sao mọi thứ lại về 0? Câu trả lời cho vấn đề đó là bạn chỉ đang có “hứng khởi” chứ không phải bạn đang có “động lực”
Bạn thích idea đó, công việc đó, tương lai đó TRONG LÚC ĐÓ và sau đó bạn THÍCH CÁI KHÁC… giữa sự thích thú và “động lực thực sự” nó khác nhau hoàn toàn, và đó chính là TÂM THẾ. Tâm thế của việc “thích” nó sẽ khiến bạn làm những việc dựa trên sự “thích”, đa phần nó sẽ là:
- – Mr thái quá: làm những công việc “quá sức” bản thân, hùng hổ ngay lúc đó và thường là làm xong rồi sẽ đuối hơi (như mấy ông tập tạ ngày đầu xung lắm ngày sau xụi lơ giống mình á )
- – Mr kế hoạch: thường xuyên lập kế hoạch, vẽ vời đủ kiểu nhưng cuối cùng cũng chẳng làm.
- – Mr hứa hẹn: thường xuyên “hứa”, lúc nhớ lúc không (bởi vì “thích là nhất thời” nên không nhớ được trong thời gian dài)
- – Mr gò ép: tự gò ép bản thân vào guồng, nhưng sau đó thì chịu không nổi và “bức” ra suy cho cùng, gò ép bản thân vì “thích nhất thời” mà bắt bản thân làm những thứ “không thích” thì kết quả sẽ là 0 hoặc âm
…
Người có tâm thế “thực sự muốn”, họ sẽ khác, họ sẽ im lặng, tự mình nhận định rõ vấn đề, tự động tìm hiểu đông, tìm hiểu tây rồi sau đó làm từng bước từng bước cho tới khi họ thành công. VD đơn giản hơn, nhiều người tham gia các khóa học Content của Minh cũng hay nói mình rất thích viết, muốn viết lắm, rồi sẽ học và viết được vài chục bài nhưng rồi họ cũng chẳng thèm viết lấy 1 bài…. vì tâm thế của họ “học cho biết”, còn tâm thế của người “học kiếm tiền” thì họ sẽ học với cách rất khác…
Những ví dụ trên cũng chỉ để chúng ta hiểu được TÂM THẾ nó quyết định Kết quả rất lớn, mà thực ra nó quyết định tất cả. Thực sự, chữ TÂM THẾ có ý nghĩa là toàn bộ thái độ, tâm lý của mình khi phải ứng xử với một sự việc nào đó xảy ra hoặc một việc gì đó cần làm. Nhưng, không ai biết TÂM THẾ có thể tự tạo ra được
KẾT QUẢ CỦA VIỆC CÓ TÂM THẾ ĐÚNG.
.
Thực sự thì khi Minh viết bài viết này ra không biết có thể viết để cho phần đông mọi người có thể hiểu hay không, một phần cũng vì bản thân chưa trải nghiệm đủ cái keyword tâm thế này nhưng vì đây là một thứ cực kì quan trọng cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân, muốn hăng say làm việc… và chính mình cũng phải viết lại điều này để tự mình nhớ và áp dụng trong thời gian sắp tới. 1 năm sau, tâm thế sẽ khác, 10 năm sau lại càng khác nữa, tâm thế càng tốt thì kết quả càng cao.
.
Trong quá trình làm việc từ trước tới nay, mình cũng có khá nhiều case study về tâm thế, nó như một kim chỉ nam để giúp Minh làm việc được tốt hơn, đúng hơn và đạt kết quả cao hơn. Một ví dụ nho nhỏ:
- – Nếu bạn đang nấu một bữa ăn tạm bợ cho mình, tâm thế của bạn sẽ xuề xòa và nấu sao cũng được
- – Nếu bạn đang nấu một bữa ăn cho người yêu, tâm thế bạn sẽ nhiệt huyết vô cùng để nấu sao cho ngon
- – Nếu bạn đang nấu một bữa ăn tuyệt đẹp để quay video, làm khóa học hoặc chia sẻ ảnh để sống ảo, kiếm 1000 like… tâm thế của bạn sẽ tỉ mỉ từng chút từng chút một, sắp xếp đồ ăn làm sao cho đẹp mắt…
Mỗi tâm thế khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau, nhưng hầu hết thì tâm thế “tích cực” sẽ luôn đem lại những kết quả tốt đẹp hơn rất rất nhiều. thêm một ví dụ khác về công việc:
- – Bạn làm việc với tâm thế hôm nay là ngày cuối tuần, nghỉ ngơi một chút cũng được —> công việc sẽ bị delay
- – Bạn làm việc với tâm thế “không có ngày cuối tuần”, năng suất làm việc ổn định
- – Bạn làm việc với tâm thế “không làm tuần sau bị đuổi việc”, siêu hiệu suất luôn.
Con người luôn luôn như vậy, nếu ai đã từng đọc qua cuốn sách sức mạnh của sự túng quẫn sẽ hiểu một điều rằng… con người ta luôn làm việc hiệu suất, luôn sáng tạo… hay nói đúng hơn là “tâm thế làm việc cực đỉnh” khi rơi vào nghịch cảnh. Khi đã rơi vào nghịch cảnh rồi thì cái đầu nó nhảy số kinh lắm, giống như đang rơi vào Zone (mộ thuật ngữ trong kuroro no basket ý nói vào một trạng thái “thần” khi làm việc)…
.
Nhưng, không phải ai cũng có thể tạo ra trạng thái hay tâm lý “nghịch cảnh” này bất cứ lúc nào, chỉ khi nào con người ta thật sự cảm giác rơi vào bước đường cùng thì tâm thế này mới xuất hiện… vi vậy mình sẽ không cố gắng hướng mọi người đi tìm các “khoảnh khắc” mà chúng ta sẽ cố gắng để mindset các tâm thế làm việc phù hợp và đơn giản (làm được ngay lập tức).
Lưu ý quan trọng: những tâm thế này cần phải được “chiêm nghiệm” sâu sắc để nghiệm ra chân lý, biến nó thành quán tính. Đừng đọc nó như một bài viết hay, lưu trữ các kiểu nhưng ngay mai lại quên… học như vậy thì chẳng đem lại kết quả nào cả. HÃY HỌC VỚI TÂM THẾ ỨNG DỤNG ĐƯỢC CHO CHÍNH MÌNH.
TÂM THẾ LÀM NGAY
.
Đây là tâm thế gọi là đơn giản nhất mà quan trọng nhất cũng không có gì sai nó là một tâm thế tích cực, đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm và làm ngay được .
Tâm thế LÀM NGAY có thể hiểu rằng bất cứ khi nào chúng ta gặp 1 công việc gì đó, chúng ta sẽ “buộc phải làm nó ngay lập tức”, nếu không sẽ rất ngứa mắt, sếp giao làm báo cáo, làm luôn, nay cần phải đi gặp khách hàng, gặp luôn, cần phải làm bảng kế hoạch, làm luôn… Đây là một phương pháp khá tốt dành cho người mới bắt đầu và nó cũng là một tâm thế sẽ theo chúng ta suốt cả cuộc đời dù sau này chúng ta có là người giỏi, vì….
Người mới là người chưa biết gì, chưa hiểu gì, chưa có kinh nghiệm, trải nghiệm, kết quả (không biết đâu là đúng là sai.. —-> càng làm nhanh thì bạn sẽ được:
- – Sai đủ nhanh: để còn có thời gian fix sớm
- – Sai đủ nhiều: để còn có nhiều trải nghiệm (nhiều khi sếp giao việc, mình sai có đúng 1 cái, sau gặp trường hợp khác lại sai tiếp… thà sai nhiều lần vào 1 chổ).
- – Tâm thế tốt: người không làm giỏi được liền thì ít ra người ta còn thấy mình làm ngay lập tức (đôi khi như mình có thể làm ngay, làm tốt nhưng cứ chây lười ra, đâm ra người ta cũng nản và đánh giá âm luôn chứ không phải bằng 0 nữa)
- – ….
.
Ngoài ra, còn một điều cực kỳ quan trọng mà tâm thế LÀM NGAY mang lại đó chính là: làm ngay thì sẽ RA VIỆC NGAY, CÓ KẾT QUẢ NGAY. Như sếp mình từng nói, làm ngay thì sẽ có chứ nếu không làm thì sẽ không có gì cả, mọi thứ sẽ đi vào quên lãng. Càng làm nhanh bao nhiêu thì sẽ càng ra việc bấy nhiêu, dù là bản “không hoàn chỉnh” còn đỡ hơn “không làm gì”
—–> Nên làm ngay làm ngay làm ngay, và quan trọng nhất là LÀM CHO TRỌN VẸN, làm ngay mà làm được có 10% xong vứt xó thì nó cũng chả đem lại kết quả gì, “làm ngay và KẾT THÚC công việc” là BÍ MẬT đầu tiên của tâm thế đúng, tâm thế làm ngay, đừng để nước tới chân mới nhảy.
TÂM THẾ HỌC CÁI DÀNH CHO MÌNH
.
Nếu ai từng đọc bài tự học của mình rồi thì giờ mình bổ sung 1 ý quan trọng mà lúc trước Minh quên share hehe. Nếu bạn cứ tập trung học thật là nhiều mà không có đất để diễn cho những kiến thức đó thì mọi thứ sẽ trở thành con số 0. Mục đích của những bài tập về nhà là để chúng ta có thể “thực hành” những kiến thức mà chúng ta đã được học, nhưng… ngày xưa chúng ta học là vì bị bắt học hoặc học mà không hiểu mục đích, còn sau này thì chúng ta phải học để “làm”..
Một ví dụ nho nhỏ, mình là người làm trong ngành Marketing, mình bắt buộc phải học về Facebook ads, học về kinh doanh, học về quảng cáo, học về truyền thông… vì những kiến thức này là những kiến thức mà mình sẽ áp dụng ngay trong công việc. Kiến thức thì nó chia làm hai dạng:
– Kiến thức trong công việc
– Kiến thức ngoài công việc.
Hai loại kiến thức này đều phải được phát triển nhưng quan trọng là khi nào cần phát triển kiến thức nào và nó có áp dụng được ngay cho chúng ta hay không?
Một quan điểm mà chúng ta hay thấy là “đọc càng nhiều sách thì càng giỏi”, mình cũng từng bị như vậy… mình là một người nghiện đọc sách, nghiện học, đã từng đọc hơn 500-1000 cuốn sách, tham gia hàng chục khóa học, xem hàng nghìn video trên youtube… nhưng đâu phải lúc nào mình cũng có thể nạp hết mớ kiến thức đó và biến nó thành của mình… vì mình đâu thế nào thực hành hết 1 đống kiến thức, và thực ra thì cũng không phù hợp để thực hành.
Công thức quan trọng để từ việc “biết kiến thức” sang “sở hữu kiến thức” chính là làm cho kiến thức đó tiếp cận với càng nhiều giác quan càng tốt. Nghe, nói, đọc, viết, nhìn, suy nghẫm, chiêm nghiệm
- – Nghe: lúc giáo viên giảng,
- – Nhìn: mọi lúc
- – Viết: Note lại những gì được học, viết ra 1 bài viết đúc kết những gì đã học
- – Đọc: đọc lại những gì mình đã note, đã viết
- – Nói: Quay video, kể lại với một ai đó, đào tạo nội bộ v.v…
- – Suy ngẫm, chiêm nghiệm: cái này hơi khó, chúng ta cần hiểu về bản chất vấn đề, quan sát tốt để đưa ra các đúc kết… bài viết này là 1 sự đúc kết.
.
Bạn càng làm cho kiến thức có nhiều “điểm chạm” đến não bộ thì bạn càng nhớ được nhiều bấy nhiêu (cái này học theo phương pháp luyện siêu trí nhớ).
Quay trở lại, chúng ta cần phải hiểu rằng “việc học” một cái gì đó có đem lại kết quả liền và chúng ta có thể thực hành, áp dụng được liền hay không. Học là để áp dụng, thực hành
—–> Khi mở 1 quyển sách, xem 1 video, 1 khóa học thì chúng ta cần phải xem qua mục lục, chủ đề của nó trước và giữ vững tâm thế “HỌC ĐỂ ÁP DỤNG”… đọc tới những phần không thể áp dụng ngay thì chúng ta nên bỏ qua hoặc đọc lại sau hoặc xem lướt lấy ý.
Lưu ý quan trọng: những kiến thức mà chúng ta không thể áp dụng thì nó như một thứ thừa thải để trong căn nhà, mà thừa thải cả năm chẳng bao giờ đụng đến thì cũng chẳng khác gì rác cả, đừng nạp rác vào đầu mà hãy nạp kiến thức.
TÂM THẾ LÀM VIỆC DỨT ĐIỂM
.
Cái này thì nó là một tâm thế quan trọng kết hợp với tâm thế làm ngay. Một công việc tạo ra chỉ có thể dứt điểm trong một thời gian ngắn , nếu công việc bị kéo dãn ra thì nó sẽ sớm trở thành công việc chết (công việc bị bỏ dỡ). Ở phần này thì Minh không nói tới dự án lớn mà nói về những công việc cá nhân, công việc ngắn hạn.
- – Nếu bạn muốn viết một bài viết, hãy viết no ngay trong buổi chiều này, và dứt điểm nó xong hãy làm việc khác
- – Nếu bạn muốn làm báo cáo, hãy tắt hết điện thoại, tránh giao tiếp, tập trung và làm nó trong 1 tiếng rồi hãy làm việc khác
- – Nễu bạn đang muốn gọi điện telesale cho 20 khách hàng, hãy gọi cho đến khi hết 20 số rồi hãy làm việc khác.
….
Rất nhiều lần chúng ta đã bị sao nhãng bởi những việc lặt vặt, và từ đó quên đi những vông việc mà mình đang làm. Hãy tạo thói quen sử dụng tâm thế DỨT ĐIỂM, đừng đưa ra KPI theo tháng mà thay vào đó hãy nói “ngay lập tức”, “trong ngày”, “trong chiều nay”… chứ mà để tới cuối tháng thì bảo đảm nó sẽ bay màu…
Cố gắng dứt điểm mọi thứ trong ngày thì mọi thứ sẽ suôn sẻ, như bài viết này Minh đã delay nó tận 3 ngày rồi nên tới giờ mới có bài share cho mọi người , nếu focus hơn thì có lẽ nó đã xong trong 1 ngày…
—–> Làm ngay, và làm dứt điểm trong một khoảng thơi gian ngắn mà mình đưa ra (tự đặt kpi cho 1 công việc và tránh hết mọi sao nhãng).
TÂM THẾ MÔ PHỎNG
.
Hai tâm thế trên là tâm thế giành cho người mới tập về việc “tạo ra tâm thế đúng”, các tâm thế tiếp theo mới bắt đầu khó dần nè. Tâm thế tiếp theo là tâm thế mô phỏng, đây là một tâm thế khá đỉnh mà Minh gọi là “bản năng đánh hơi”.
Tâm thế này có thể hiểu là chúng ta sẽ luôn luôn học những điều tốt mà chúng ta thấy từ những người khác, cho công việc, cho cuộc sống. Chắc mọi người cũng hay nghe cái câu “người ta làm được thì mình cũng làm được” nhưng vì chúng ta không có tâm thế “muốn mô phỏng” nên chúng ta không thể làm giống họ, và rồi chúng ta nản chí và nghĩ rằng chắc họ có bí kíp gì đó nên họ mới làm được… lúc trước mình cũng nghĩ như vậy và giờ thì mình mới hiểu ra rằng điều đó là không đúng. Chúng ta sẽ làm được như họ nếu như chúng ta:
- – Học theo họ với tâm thế “mô phỏng”, biến cái của họ thành cái của chúng ta
- – Quan sát toàn diện những công việc, hành động, hình ảnh, kết quả mà họ đang có
- – Phân tích kỹ càng “nguồn lực” của họ để phù hợp với nguồn lực bản thân.
- – Phân tích những “kết quả chung”, những điều mà nhiều người cùng có từ 1 người để mô phỏng (những điểm khác biệt đôi khi chỉ mình họ mới có, mình mô phỏng lại không có kết quả cũng đúng thôi vì nó không phù hợp với mình).
- – Mô phỏng chứ không phải học theo, học theo là làm chính xác những gì người đó làm, mô phỏng là học theo những gì người đó làm và làm theo những gì phù hợp nguồn lực của mình (cái này chém thôi, nhưng đúng mà )
.
Một khi chúng ta có được bản năng đánh hơi, chúng ta sẽ “làm ngay”, nhìn thấy kết quả một người đã làm tạo ra kết quả tốt là chúng ta sẽ mô phỏng ngay lập tức để tạo ra “kết quả tạm chấp nhận được” rồi từ từ chúng ta fix sau, hoàn thiện sau. Một khi bạn đã có tâm thế mô phỏng rồi thì bạn sẽ học được một kỹ năng gọi là kỹ năng “copycat”, người nào mà giỏi copycat thì người đó sẽ thành công.
——> Khi học một người đó, chúng ta hãy giữ tâm thế “mô phỏng”.. à, tôi sẽ cố gắng để mô phỏng tất cả những gì anh làm, từ đó tôi sẽ quan sát tỉ mỉ hơn, cẩn thận hơn, phân tích rõ ràng chi tiết hơn và làm theo ngay lập tức để đạt được kết quả tương tự hoặc hơn.
TÂM THẾ DẤN THÂN
.
Chỉ có chính mình mới có thể giúp mình, đây là một tâm thế cực kì cần thiết dành cho ai đang mong muốn khởi nghiệp hay sắp làm quản lý. Thực sự thì chúng ta đang sống một cuộc đời, bao gồm làm việc, vui chơi giải trí v.v… nói chung thì vẫn là sống cho mình, mà sống cho mình mà còn không dấn thân thì đợi ai làm giùm cho?
Thực sự thì khi chúng ta làm một dự án cho riêng mình hay lên làm quản lý thì chúng ta hay gặp các suy nghĩ sai lầm:
- – Chúng ta lên quản lý rồi, chúng ta không thể làm các việc lặt vặt nữa, chúng ta phải làm những thứ cao siêu
- – Mình làm được giỏi thì nhân viên mình cũng phải làm được.
- – Mình nói mãi mà nhân viên không chịu nghe, không làm theo
- – …..
Những suy nghĩ này về lâu về dài sẽ đem lại các tác hại rất lớn… vì chính bản thân mình không phải là một tấm gương sáng để người khác noi theo mà mình chỉ đem đến cho người ta cảm giác mình là một thằng chỉ tay 5 ngón.
LÀM SẾP LÀ PHẢI DẤN THÂN, làm sếp là phải tự thực hiện mọi thứ, trải nghiệm để biết công việc có nhiều khó khăn gì, trải nghiệm để tìm ra quy trình, công thức, trải nghiệm để có thể phân bổ công việc hiệu quả cho nhân viên, trải nghiệm để biết nhân viên đang có những suy nghĩ gì áp lực gì, mong muốn gì… Phải trở thành một người sếp “thực chiến” chứ không phải một người sếp nói mồm.
Dấn thân, lăn xã vào công việc cũng là một điểm để cho tất cả mọi người thấy rằng mình là một người có tâm thế làm việc tốt, có thể làm tất cả mọi thứ, càng lên chức cao, càng phải đảm nhiệm nhiều công việc, càng phải dấn thân để “‘phụng sự” cho dự án, cho nhân viên, và quan trọng nhất là để công việc có thể hoàn thành tốt đẹp mà KHÔNG PHẢI PHỤ THUỘC AI KHÁC, không chờ đợi người khác phải làm cho mình… mà thực ra mình không làm thì cũng có ai làm đâu @@.
Tâm thế dấn thân còn được gọi là tâm thế “nhận việc”, khi thấy một công việc phát sinh thì chính mình phải là người lao vào và làm công việc đó vì công việc đó là giúp cả công ty phát triển, giúp cả công ty đi lên (trước đó thì chúng ta phải hoàn thành phận sự công việc của chúng ta đã). Thông thường chúng ta hay có những tư duy kiểu như
- – Để việc ở đó rồi thì sẽ có người làm thôi
- – Chắc có người sẽ làm việc đó rồi, mình còn phải ….
- – Chắc người ta chừa mình ra…
- -…
Đây là những suy nghĩ của người nhân viên bth, tâm thế của người quản lý phải khác để người nhân viên noi theo và tạo ra “văn hóa nhận việc” (cái này mới là đỉnh cao nè), thấy bừa bộn, tự lao vào dọn ngay, dọn xong nhắc sau, thấy rác tự động đem đi vứt, thấy công việc dư ra tự đọng bay vào làm hoặc nhận làm… chỉ sợ chúng ta k thấy được công việc chứ thấy rồi mà không lao vào làm thì trừ khi chúng ta quá bận để làm, còn không thì là tội ác.
…
Lưu ý: tâm thế này đôi lúc vẫn có một chút mánh khóe nếu không tự mình làm được thì bắt buộc phải có người làm thay mình (người đó là ai thì mình biết thôi ) nhưng quan trọng nhất vẫn là tự mình dấn thân, tự mình thực hiện, nào có case study, có công thức, có nguồn lực rồi thì nhờ người thực hiện sau.
TÂM THẾ KHÔNG PHỤ THUỘC
.
Đây mới là keyword chính mà mình muốn nói đến trong bài này đây KHÔNG PHỤ THUỘC là một tâm thế đỉnh cao nhất mà mình nghiệm ra được trong suốt quá trình làm việc, nhờ nó mà mình đã làm việc suôn sẻ hơn rất rất nhiều, vừa suôn sẻ, vừa thoải mái đầu óc, tâm trí, nó đến từ việc tự mình có thể làm mọi thứ.
Phân tích Case cá nhân mình đi, khi mình làm dự án của mình (dự án ATPAcademy), lúc đầu mình vẽ ra rất nhiều điều cần phải làm với dự án như:
- – Phải làm website
- – Phải tạo quy trình cho team
- – Phải đi kết nối các diễn giả khác
- – Phải thuê người dựng video
- – Phải thuê nhân viên sales bán hàng
- – Phải…. 100 cái phải.
Điều này đến từ việc quá cầu toàn, những điều trên là đúng nhưng để làm được full điều đó thì tốn nguồn lực cực lớn nhưng quan trọng là mình có chắc chắn nếu có full những điều này thì có kiếm ra tiền không? Mình phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố, quá nhiều người nhưng chính mình cũng không chắc chắn về việc mà mình đang làm hoặc đang cần (trường hợp mình đã có case study, biết rõ mình đang làm gì rồi thì bỏ qua nha) —-> mình sẽ tốn rất nhiều nguồn lực và chi phí.
HÃY SỐNG BẰNG ĐÔI BÀN TAY CỦA MÌNH, CÓ LÀM THÌ MỚI CÓ ĂN . Hãy tạo cho mình một tâm thế, chẳng cần ai giúp, một mình mình vẫn có thể tạo ra kết quả
- – Tự mình có thể làm powerpoint thuyết trình
- – Tự mình có thể đi gặp và chốt đơn khách hàng
- – Tự mình có thể nhận nhiều công việc cũng một lúc
- – Tự mình có thể làm mà không cần ai giúp
Ở đây thì chúng ta sẽ phát sinh thêm một tâm thế con nữa là tâm thế “đóng gói công việc”. Có nghĩa là trong một công việc nào đó, chúng ta sẽ đóng gói nó lại thành một công việc mà chúng ta có thể tự mình hoàn thành, và sau đó chúng ta sẽ làm tiếp tới các công việc khác, công việc nào mà chúng ta không thể hoàn thành thì chúng ta cũng đóng gói công việc đó lại để nhờ người khác. Nhưng quan trọng nhất, chúng ta phải có những cái đóng gói của chính bản thân, tự làm việc và ra kết quả trước trước khi đóng gói và phải nhờ tới người khác.
TÂM THẾ ĐÓNG GÓI – DÙNG NHIỀU LẦN
Đây là một trong những tâm thế quan trọng nhất khi làm việc… Đôi khi chúng ta làm một công việc nào đó, chúng ta phải lặp đi lặp lại hàng chục lần và công việc đó cứ xảy ra quanh năm suốt tháng hoặc lâu lâu nó lại chọt lại 1 2 lần, bạn có thấy quen không. Thật ra, vẫn có những công việc mà chúng ta phải lặp đi lặp lại hàng ngày như gọi điện tư vấn khách hàng, check mail gửi mail v.v… nhưng quan trọng là chúng ta có cố gắng “tạo ra quy trình”, “tạo ra công thức” để những lần sau có thể làm việc hiệu quả hơn.
Như ví dụ ở đầu bài viết này mình đã nói tới việc tâm thế khi mình nấu ăn để “chụp ảnh đăng facebook” thì mình sẽ cẩn trọng, tỉ mỉ như thế nào thì trong tâm thế đóng gói này cũng vậy. Mình làm việc với tâm thế “đóng gói công việc” thì mình sẽ làm theo kiểu:
- – Cố gắng làm để tạo ra quy trình, case study từ đó có cái chứng minh với người khác
- – Cố gắng làm để tạo ra “công thức” có thể hướng dẫn lại cho nhân viên, cho khách hàng
- – Cố gắng làm ra một thứ để “phục vụ nhiều người”, nhiều lần (ví dụ như thay vì training nhiều lần thì viết 1 bài viết, hoặc tạo 1 khóa học online)
- – ….
Thực ra, tâm thế này đến với mình vì mình khá là lười mình muốn mọi thứ đều phải được auto, bất kể khi nào mình làm việc gì đó mình cũng muốn nó nhanh và tiện lợi
– Khi bị bắt làm nhân viên bán hàng, mỗi ngày phải chat với khách nhiều quá thì mình lập ra bảng gõ tắt, chỉ cần mình gõ .ht thì nó sẽ hiện ra câu “Chào Anh/Chị, em là nhân viên hỗ trợ của ATP Software, Anh/Chị cần em hỗ trợ gì ạ” .. và hàng chục câu tư vấn khác .
- – Khi phải đi làm đào tạo thì thay vì mình training offline nhiều lần thì mình sẽ làm online
- – Thay vì gắn bảng banner ngoài trời thì mình có thể chạy quảng cáo trên mạng
- – Thay vì phải tư vấn 1 khách hàng thì mình sẽ viết ra 1 case study từ a-z cho khách đó và sau này mình có thể gửi cho nhiều khách hàng khác (mình làm tư vấn marketing)
- – …..
Khi mình có tâm thế “làm 1 lần để dùng nhiều lần”, mình sẽ cố gắng để tạo ra “case study”, tạo ra “quy trình làm việc” để từ đó có thể thực hiện cho những lần sau, còn mình mà làm việc với tâm thế bình thường thì mình sẽ “làm đủ việc” chứ không phải làm để tạo ra giá trị lâu dài, làm bữa nào, xào bữa ấy…
—–> Cố gắng làm việc với tâm thế ĐÓNG GÓI, tạo ra các quy trình để sau này chỉ cần dựa vào đó để làm, không phải làm lặp đi lặp lại nhiều lần nữa.
TỔNG KẾT
Nói về tâm thế thì chúng ta có hàng tỉ tâm thế ứng dụng với hàng tỉ trường hợp. Qua bài viết này mình chỉ muốn nói về 1 vấn đề duy nhất. SET UP TÂM THẾ LÀM VIỆC ĐÚNG CÓ THỂ X2 X3 KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA CHÚNG TA. Minh cũng từng trải qua rất rất nhiều lần bị fail vói tâm thế làm việc và những tâm thế trên là những cái mà mình đã và đang gặp thiếu sót nhiều nhất, cần phải hoàn thiện để ra được kết quả tốt hơn. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp mọi người đúc kết được một vài key để ứng dụng cho công việc của mình.
Leo Minh – Co founder ATP Academy