kham-pha-hang-ruc-mon:-ngoc-trong-hang-va-bi-an-ve-loai-ran-o-do-cao-400m

Khám phá hang Rục Mòn: Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m

Hang Rục Mòn: Kỳ diệu ngọc trong hang

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 1.

Hành trình leo ngược lên trần hang của các thành viên. Ảnh: Nguyễn Tiến

Nếu như với 3km trải nghiệm ban đầu chưa mất nhiều công sức, thì hành trình leo lên trần hang đã vắt gần như kiệt sức cả đoàn. 

Đường lên trần hang với những đoạn tảng đá vôi to được xếp chồng lên nhau cheo leo, chúng tôi phải lần theo dây thừng để lần mò đi. Lại có những đoạn trơn trượt đất sét dốc gần như thẳng đứng tới hơn 1m khiến nhiều thành viên trong đoàn phải bò để men lên…

Tất cả các thành viên đều thực hiện quy định an toàn đã được tập huấn, nghĩa là cứ móc hai khóa an toàn và dây thừng bảo hiểm, đến những chỗ móc nối, một khóa sẽ được móc sang dây bên kia, sau đó mới gỡ móc khóa còn lại. Thao tác này khiến chúng tôi mới hiểu vì sao Vietnam Expeditions lại tốn dây bảo hiểm cho chuyến đi đến vậy.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 2.

Ánh đèn pin trên đầu chỉ đủ soi sáng dấu chân của các thành viên.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 3.

Một thành viên nữ đu dây từ trên đỉnh trần hang xuống.

Trong hang vẫn một màu tối đen, ngoại trừ ánh đèn pin loang loáng rọi vào không gian như làn sương mỏng giăng phủ kín chúng tôi. Một thành viên Vietnam Expeditions giải thích, đây là hiện tượng của hơi nước dưới suối bốc lên nhưng vì trần hang Rục Mòn kín, không thoát ra ngoài được nên hơi nước quẩn quanh và tạo thành sương mù.

Điều kỳ diệu, viên ngọc trong hang trên đỉnh trần hang Rục Mòn. Clip Nguyễn Tiến.

Sau hơn một tiếng leo, chừng như gạn chắt đến giọt mồ hôi cuối cùng, chúng tôi cũng đến được điểm đến đầu tiên và điều kỳ diệu của hang Rục Mòn được các thành viên Vietnam Expeditions giới thiệu. Đó là viên đá trắng tinh, tròn xoe như viên bi, được gọi là ngọc trong hang hay đá thần.

Viên ngọc này nằm trên một hố nước nhỏ, trong vắt, ở độ cao 350m. Điều đặc biệt, trong vô số hố nước ở trên tầng hang này thì hố chứa viên đá là hố duy nhất nền hố có màu trắng, khiến cho nước trong hố trở nên trong vắt đến kỳ lạ.

Theo bạn Phạm Mạnh – CEO Vietnam Expeditions thì viên ngọc này được hình thành từ những giọt nước canxi trên trần hang nhỏ xuống, theo thời gian nó lớn dần và được nước xô đẩy, mài mòn qua hàng trăm triệu năm.

Nhìn viên ngọc tròn xoe, bề mặt bóng mịn, trắng tinh khiết như được tạo ra bởi đôi tay nghệ nhân khiến nhiều người trong đoàn xuýt xoa. Một thành viên trong đoàn định dí sát điện thoại để quay viên ngọc nhưng đã được nhắc nhở không được tới quá gần và không nên chạm, ngồi, dẫm chân vào các khối thạch nhũ sống xung quanh.

“Là những người yêu thiên nhiên, chúng tôi phải đảm bảo các chuyến đi không gây hại cho thiên nhiên, cần bảo tồn những gì vốn có của thiên nhiên. Chúng tôi cũng có những quy định bắt buộc đối du khách như không xả rác, không đụng chạm, lấy đồ trong hang, tránh tác động làm xáo trộn ảnh hưởng tới môi trường của hang”, bạn Phạm Mạnh cho biết.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 5.

Bộ xương được nghi là xương rắn, nằm tại trần hang Rục Mòn, ở độ cao 400m

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 6.

Ảnh: FB Lưỡng cư và bò sát Việt Nam

Sau những trầm trồ, thán phục chúng tôi tiếp tục hành trình leo lên đỉnh của trần hang. Khi những bước chân đầu tiên được đặt xuống, hình ảnh đập vào mắt tôi là một bộ xương giống như xương rắn rất dài nằm ngoằn nghèo, phần đầu nằm khuất sau những mầm đá. Bộ xương sống với những chiếc xương sườn dài bằng ngón tay út cho thấy đây là có thể là một con rắn rất to, cỡ vài mét hoặc đó là một con trăn. Bên cạnh bộ xương to đó còn có một vài bộ bộ xương nhỏ hơn, tôi đoán đó là những con rắn con. Có vẻ như bộ xương đang trong thời kỳ hoá thạch nên có màu trắng sứ.

Điều bất ngờ vẫn chưa dừng lại ở đó, khi tôi tiếp tục leo lên một tầng nữa, chui qua một cửa hang với những khối thạch nhũ màu trắng rủ xuống. Cửa hang này chỉ vừa đủ một người với cân nặng khoảng 70kg chui lọt, bên trong hang là một khoảng rộng chừng 5-7m vuông, một bộ xương rắn khác, còn to hơn bộ xương lúc trước và nằm thành hình vòng cung dường như kín cả khoảng rộng của hang. Một thành viên của Vietnam Expeditions giả định, đây có thể là rắn mẹ.

Liệu rằng, nơi đây đã từng là hang ổ của họ hàng nhà rắn, chúng có lối ra và vào hang thế rồi do địa chất dịch chuyển khiến lối cửa ra vào của hang bị bít lại và không có cách nào thoát ra nên chúng chết trong hang?

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 7.

Những bộ xương nhỏ, nằm rải rác trong các hố trên trần hang Rục Mòn.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 8.

Những bộ xương nhỏ có vẻ đang trong thời gian hóa thạch

Theo chuyên gia Nguyễn Đăng Hoàng Vũ – Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, do không còn rõ cấu trúc xương đầu nên không chắc chắn đây là loài gì. Tuy nhiên với ổ sinh thái sâu trong hang động (400m) đồng thời nhìn vào hình dạng cấu trúc xương thì đây có thể là loài rắn sọc đuôi khoanh Elaphe moellendorffii (Boettger, 1886) có đời sống thích nghi với hang động với vùng phân bố từ Quảng Bình (Việt Nam) đến phía Nam Trung Quốc. Loài rắn sọc đuôi khoanh Elaphe moellendorffii có kích thước khá lớn, gần 2 mét, không độc và thức ăn yêu thích của nó là dơi sống trong hang.

Đánh giá thêm, chuyên gia Nguyễn Đăng Hoàng Vũ cho hay, hiện tượng các cá thể rắn chết gần nhau và đặc biệt là còn gần như nguyên vẹn bộ xương là rất thú vị và cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về lịch sử tự nhiên hang động.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 9.

Một bộ xương to hơn, dài hơn được phát hiện ở tầng trên của đỉnh trần hang Rục Mòn

Bên cạnh những viên ngọc trong đá, bộ xương rắn thì trên đỉnh của trần hang Rục Mòn còn tìm thấy những con ốc đã được nước canxi bao bọc và đặc biệt vô số các viên đá được mài mòn với nhiều hình thù, có những viên thì tròn như viên bi ve.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 10.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 11.

Theo nhân viên Green Land Tour – công ty khai thác tour Rục Mòn, người phát hiện ra hang Rục Mòn là ông Cao Ngọc Chuẩn (dân tộc Chứt). Hang này không biết có tự bao giờ, ngay cả người lớn tuổi nhất cũng không biết. Nhưng cách đây vài năm, người dân hay vào lấy phân dơi về bón cho cây và đánh bắt cá trong suối. Những loài cá chình, gáy, cồ thịt rất thơm ngon, nhưng do người dân vào đánh bắt nhiều nên cá đã không còn.

Năm 2017, công ty Green Land Tour đã được tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác, cũng vào thời điểm này, công ty đã phát hiện thêm nhánh sương mù hay còn gọi là fog. Với phát hiện này, lần đầu tiên những phát hiện kỳ diệu như viên “ngọc trong đá” và những bộ xương rắn bí ẩn được công bố.

Hang Rục Mòn: Ấm áp tình người

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 12.

Thành viên Vietnam Expedition hỗ trợ khóa đai bụng, móc khóa an toàn cho du khách.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 13.

Nữ du khách Đặng Mai, dù rất mệt nhưng gương mặt vẫn đầy phấn khích với việc đu dây từ trên đỉnh hang xuống suối.

Hành trình trở về của chúng tôi cũng lại là một bất ngờ nữa được Vietnam Expedition mang đến. Đó là men theo vách núi, đi ngược với dòng suối để trở lại. Vì vậy mà có những đoạn vách núi thẳng đứng, trơn trợt, bắt buộc phải quăng người đi ngang trên vách đá.

Dây thừng bảo hiểm đã được buộc khoan vít vào vách đá rất chặt, có thể chịu lực tới 2 tấn và chịu được độ rung lắc tới 1 tấn. Thế nhưng một vài chị em vẫn cảm thấy run run.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 14.

Mép vực mà các thành viên trong đoàn phải nhảy qua. Đây là điểm mạo hiểm nhất trong chuyến đi khám phá, trải nghiệm hang Rục Mòn ngày thứ 2 của cả đoàn.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 15.

Thành viên của Vietnam Expeditions hỗ trợ, đỡ mọi người sau khi nhảy qua mép vực

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 16.

Kinh hoàng nhất đoạn bước qua vực thẳm. Vực thẳm này có khoảng cách hơn một mét và chiếc dây thừng bảo hiểm là thứ duy nhất bắc ngang qua.

Mép vực phía bên chiều về chỉ chìa ra một mỏm đá nhỏ kích thước khoảng bằng chiếc đĩa to, tức rộng hơn một bàn chân tí xíu, bên dưới mỏm đá đó có thêm một mỏm nhỏ bằng nửa mỏm trên. Nhìn xuống nữa là vực sâu hun hút và đen ngòm khiến một thành viên hoảng hốt không muốn đi nữa. Hoa hậu người Brazil Luma vốn táo bạo là thế đến thử thách này cũng tỏ ra e sợ.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 17.

Hoa hậu Luma đu dây từ vách núi xuống suối.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 18.

Du khách trượt từ vách núi thẳng đứng xuống suối.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 19.

Nhà báo Quang Minh quay tác nghiệp tại chuyến đi.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 20.

“Bể bơi” vô cực, nước trong vắt trong hang Rục Mòn.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 21.

Nước tại các hồ trong vắt có thể nhìn tới đáy.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 22.

Những khối thạch nhũ, mầm đá sống đang được hình thành và phát triển.

Điều khá thú vị trên cung đường trở về này là chúng tôi được ngắm nhìn rất nhiều những “bể bơi vô cực” hay còn gọi bể bơi ruộng bậc thang. Nước trong các bể bơi này trong vắt, mát lạnh, nhìn đầy mời gọi du khách xuống tắm.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 23.

Hoa hậu Luma bày tỏ ấn tượng với bữa cơm tối ngày đầu tiên khám phá hang Rục Mòn.

Một điều khiến tôi khá ấn tượng trong suốt hành trình khám phá Rục Mòn là những bữa ăn do đội ngũ porter nấu cực kỳ ngon. Những món ăn đặc sản của Quảng Bình như cá mát, tôm, thịt lợn cắp nách, cá suối, rau củ quả và nước chấm chẩm chéo khiến bữa ăn luôn thịnh soạn và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Hoa hậu Luma cũng tỏ ra ấn tượng với các món ăn. “Mỗi bữa ăn giản dị nhưng ấm cúng, cảm giác như không khí của một gia đình”, cô chia sẻ.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 24.

Anh Nguyễn Tiến Đạt, một trong những du khách tham gia tour khám phá mạo hiểm hang Rục Mòn, bày tỏ thích thú khi được trải nghiệm với trò chơi mạo hiểm đu dây từ trên trần hang với độ cao 70m.

Khám phá hang Rục Mòn (Bài 2): Ngọc trong hang và bí ẩn về loài rắn ở độ cao 400m - Ảnh 25.

Trò chơi mạo hiểm đó là đu dây từ độ cao 70m, thả mình xuống mặt hồ trong hang.

Không như nhiều tour khác, chỉ đơn thuần đi thám hiểm, khám phá và trải nghiệm, ở hang Rục Mòn chúng tôi còn được tham gia một trò chơi mạo hiểm đó là đu dây từ độ cao 70m, thả mình xuống mặt hồ trong hang. Đây là trò chơi cảm giác mạnh nhưng thực sự thú vị.

Kết thúc hành trình trải nghiệm, chúng tôi đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc đến khó tả, bị mê đắm bởi những kiệt tác của những khối thạch nhũ, thích thú được thả nổi trôi trên dòng sông “lười”, trải qua những mạo hiểm, phiêu lưu khi quăng mình trên những vách đá, khám phá viên “ngọc trong đá” và bộ xương rắn kỳ lạ. Chuyến đi đã cho chúng tôi cảm nhận mình đã vượt qua giới hạn của bản thân, chinh phục được đỉnh hang ở độ cao 400m. Hạnh phúc, ấm áp bởi tình người, sự sẻ chia, hỗ trợ, đoàn kết cho dù trước đó trong đoàn hầu như không hề biết nhau. Và hơn thế nữa, một Rục Mòn với nhiều điều kỳ thú, hấp dẫn, bí ẩn được giới thiệu tới bạn đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *