nhung-luu-y-trong-thiet-ke-nha-pho-de-dam-bao-an-toan

Những lưu ý trong thiết kế nhà phố để đảm bảo an toàn

Gia đình anh Khoa Nguyễn (ở Phùng Khoang, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thuê thợ hàn đến cắt khung sắt ngoài ban công để mở lối thoát hiểm, mỗi chiều dài rộng khoảng hơn 1m, sau khi biết thông tin về vụ cháy chung cư mini khiến 56 người thiệt mạng. Anh Khoa cho biết thêm, 2 năm trước anh mua ngôi nhà phố xây sẵn có diện tích sàn hơn 30m2 từ một chủ đầu tư, khi nhận bàn giao, ngôi nhà được rào kín mặt tiền bằng khung sắt.

Những lưu ý trong thiết kế nhà phố để đảm bảo an toàn - Ảnh 1.

Rất nhiều nhà dân trong ngõ tại Phùng Khoang, Nam Từ Liêm, Hà Nội rào kín mặt tiền ngôi nhà bằng khung sắt. Ảnh: Nhật Hà.

Ngôi nhà của vợ chồng anh Khoa cao 4 tầng 1 tum,  tầng 1 làm nơi để xe, nấu ăn, các tầng còn lại mỗi tầng 1 phòng ngủ, tầng trên cùng là không gian phơi đồ và phòng thờ. Cả ngôi nhà có 1 lối đi duy nhất là cầu thang bộ, và lối thoát hiểm duy nhất là phía cửa nhà ở tầng 1, trong khi 3 mặt tiếp giáp với nhà hàng xóm. Đến nay, do lo ngại về vấn đề an toàn, anh Khoa đành tìm phương án tạm thời là cắt khung sắt chuồng cọp mặt tiền tạo nơi thoát hiểm. 

Theo KTS Mạnh Hùng (HLA – Associates), về cơ bản, nhà (nhà phân lô) thường có đặc trưng chỉ có 1 hoặc 2 mặt thoáng. Do vậy, ngoài tiêu chuẩn về PCCC đã được quy định rõ, cần có vài lưu ý về việc bố trí thoát nạn nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc nhà phố.

1. “Lối thoát nạn là gì”?

Quy định về thoát nạn trong PCCC được đề cập tại QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD:

– Thoát nạn là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ.

Thoát nạn còn là sự di chuyển không tự chủ của nhóm người ít có khả năng vận động, do các nhân viên phục vụ thực hiện. 

Thoát nạn được thực hiện theo các đường thoát nạn qua các lối ra thoát nạn. 

– Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài. Các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu tại TCVN 3890.

-Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn (còn gọi là lối thoát nạn) nếu:

Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:

+ Ra ngoài trực tiếp;

+ Qua hành lang;

+ Qua tiền sảnh (hay phòng chờ).

+ Qua buồng thang bộ.

+ Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ).

+ Qua hành lang và buồng thang bộ.

Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:

+ Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3.

+ Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3.

+ Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3.

+ Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.

– Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như lối ra dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài, dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi được nêu trên. 

Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có chỗ cho người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.

2.Quy định về bố trí thoát nạn, thoát hiểm 

Tại tiểu mục 3.2.10 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD như sau:

Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.

Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao PCCC lớn hơn 15m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.

Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.

Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “Có thể đi vào trong nhà” với chiều cao các chữ ít nhất là 50mm, chiều cao bố trí không thấp hơn 1,2m và không cao hơn 1,8m.

Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển. Đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ đi qua cửa đó.

Quay trở lại bố trí thoát hiểm để phù hợp với kiến trúc nhà phố

Tận dụng những khoảng trống, thông tầng sao cho hợp lý, điều tiết các luồng không khí luân chuyển trong nhà để tránh các trường hợp ngạt khói, hay khói nhiễm vào phòng ngủ, hay lối thoát nạn.

Qua những vấn đề trên, chúng ta nên có  cách tư duy khác về việc tối ưu công năng, tối ưu diện tích sống, không có quy định nào về mật độ dân cư sống trong một đơn vị ở, nhưng phải đặc biệt lưu tâm đến hành lang thoát hiểm, cầu thang thoát hiểm, cửa thoát hiểm đã đủ quy chuẩn về kích thước thoát hiểm hay chưa. 

Ngoài ra người dân hãy nâng cao ý thức về PCCC để bảo vệ bản thân và gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *