Bỏng da hay gọi là phỏng là tai nạn phổ biến mà bạn thường gặp ở nhà. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Nếu vết bỏng nhẹ thường mất khoảng 1 – 2 tuần để chữa lành hoàn toàn. Còn nếu tổn thương sâu, bạn cần đến chuyên khoa bỏng để điều trị đúng cách.
Bị bỏng, khi nào cần gặp bác sĩ?
Dựa trên những tổn thương ở da, bỏng được chia làm 4 cấp độ:
Bỏng cấp độ 1: Da bị sưng nhẹ, đỏ nhưng không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ở mức độ này ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
Bỏng cấp độ 2: Da bị phỏng sẽ dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong.
Bỏng cấp độ 3: Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, đồng thời tác động lên dây thần kinh khiến dây thần kinh bị tê liệt. Vùng da bị bỏng thường có màu xám, trắng hoặc đen.
Bỏng cấp độ 4: Cấp độ này được xem là nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu vết bỏng bỏng của bạn ở độ 3 và độ 4, lúc này bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị và phòng ngừa biến chứng. Chỉ có thể áp dụng cách trị bỏng tại nhà với tình trạng bỏng độ 1 và độ 2 với vết bỏng có đường kính nhỏ hơn 2,5cm.
5 cách trị bỏng tại nhà an toàn bạn nên biết
Rửa nước lạnh
Khi gặp vết bỏng nhẹ, đầu tiên bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng nước và xà phòng dịu nhẹ. Như vậy sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển. Vì nhiễm trùng sẽ gây cản trở quá trình phục hồi thương tổn.
Chườm lạnh
Bạn đặt tấm khăn ướt hoặc một túi chườm lạnh chuyên dụng trên chỗ bỏng có thể giúp giảm đau và bớt sưng phồng da. Bạn có thể áp dụng chườm lạnh trong khoảng từ 5 – 15 phút. Hãy nhớ không nên dùng đá viên hoặc túi chườm quá lạnh đặt trực tiếp lên bề mặt da vì dễ gây kích ứng chỗ bị bỏng, cũng như hạn chế lưu thông máu khiến vết bỏng lâu phục hồi hơn.
Bôi thuốc mỡ kháng sinh
Vết bỏng hay hình thành những nốt phồng rộp, nếu bị hở hoặc vỡ, bạn có thể bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp da mau lành hơn. Có thể dùng một số loại thuốc như Bacitracin hay Neosporin chẳng hạn để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó dùng băng gạc vô trùng để băng vết thương lại.
Tránh ánh nắng mặt trời
Khi đang bị bỏng dù nặng hay nhẹ, tốt nhất bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Vì vùng da bị bỏng sẽ trở nên rất nhạy cảm với khói bụi và ánh nắng mặt trời.
Tránh sờ chỗ da phồng rộp
Dù cảm thấy khá khó chịu nhưng bạn vẫn không nên đụng chạm đến chỗ da bị phồng rộp. Nếu bạn chọc vào chỗ da bị phồng rộp cho vỡ ra, tạo vết thương hở, có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho da. Trường hợp chỗ da bị phồng rộp làm bạn khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám.
Biến chứng nguy hiểm khi chăm sóc vết bỏng không đúng cách
Tất cả các cấp độ của bỏng đều có thể gây nhiễm trùng, tuy nhiên, bỏng độ II và III có khả năng gây biến chứng cao nhất. Một số biến chứng thường gặp:
– Nhiễm trùng: Tất cả các vết bỏng đều có nguy cơ nhiễm trùng vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da bị tổn thương. Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi.
– Uốn ván (phong đòn gánh): Xảy ra ở mọi cấp độ của bỏng, nhiễm trùng gây ra do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani làm co cứng cơ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Ngoài ra, bỏng cấp độ nặng có thể làm hạ thân nhiệt và giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, biến dạng vết sẹo và co rút, phù nề, suy đa tạng…
Trong trường hợp bị bỏng và có các dấu hiệu đau sốt, vết loét rộng, sâu cần đưa người bị bỏng vào các cơ sở y tế ngay để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.