TP.Hồ Chí Minh là thành phố hội tụ của những tinh hoa phía Nam từ món ăn hoàng cung đến những món ăn mang đậm bản sản miền Tây Nam Bộ đến những món ăn dân dã, đặc sản, đặc biệt cả những món mang văn hóa, phong vị của người Hoa, trong đó có món bánh trạng.
Món ăn độc lạ ở TP.HCM: Nghe tên rất ngộ nhưng vị cực ngọt, ngon
Món bánh trạng xuất phát từ cách gọi theo tiếng Triều Châu (Trung Quốc), bá có nghĩa là thịt, còn trạng chính là bánh ú. Cũng vì thế mà người ta còn gọi đây là bánh ú nhân mặn. Nhìn từ bên ngoài, du khách dễ dàng nhận thấy bánh có hình dáng giống như bánh ú, nhưng kích thước bánh bá trạng lại to hơn. Hơn thế nữa, từ nhân bánh đến cách chế biến cũng khác biệt.
Theo các cửa hàng người Hoa ở Chợ Lớn hay một số cửa hàng của người Việt, để chế biến được bánh trạng thơm ngon, không bị ngấy, giữ được hương vị truyền thống không hề đơn giản, thậm chí còn khá cầu kỳ.
Người làm bánh đòi hỏi có sự kết hợp hài hòa từ các công đoạn và quan trọng bậc nhất là khâu tuyển chọn nguyên liệu. Trước tiên là đi chợ và tìm mua hoặc dặn trước gạo nếp (tuyển chọn từng hạt căng tròn), thịt heo, tôm khô, đậu xanh, hạt sen, nấm đông cô và lòng đỏ trứng muối hay trứng bắc thảo.
Một công đoạn tiếp theo, cũng cầu kỳ và đòi hỏi tốn thời gian giống như gói bánh chưng, đó là công đoạn ngâm gạo – đậu xanh qua đêm và không chỉ đơn giản là ngâm với nước mà phải có các vị thảo dược cho vỏ bánh thành phẩm được ngấm và mềm, thơm đậm đà sao cho khi ăn, thực khách cảm nhận được vị bùi của đậu quyện cùng được vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm thảo dược.
Món ăn độc lạ ở TP.HCM: Cầu kỳ trong khâu chế biến
Ngoài ra, phần thịt làm nhân bánh cũng phải được tẩm ướp kĩ càng trước khi gói. Nhân bánh như vị tôm, khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt đùi heo, trứng bắc thảo có thể thêm bớt rất linh hoạt. Thậm chí nhiều nơi còn cho thêm sò điệp, bào ngư vào để tăng thêm hương vị sang trọng cho món ăn truyền thống. Các nguyên liệu làm nhân bánh sẽ được tẩm ướp và sơ chế cho thật vừa miệng người ăn trước khi gói.
Lá gói bánh bá trạng thường là lá dong hay lá tre vì chúng giúp giữ lại mùi vị nguyên bản của các loại thịt, tôm, gạo nếp và giữ được hình dáng truyền thống cho món ăn. Vì là món ăn mang đặc trưng ẩm thực Hoa nên mỗi nơi có bí quyết chế biến và tẩm ướp riêng. Tất cả làm nên mùi vị bánh riêng biệt như một công thức gia truyền vậy. Bánh khi gói xong sẽ được mang đi luộc trong 6 – 8 tiếng để đảm bảo chín đều và mềm, sau đó vớt ra và treo lên cho ráo nước.
Bánh trạng được biết đến là món bánh truyền thống được làm vào một ngày đặc biệt trong năm, đó là ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5). Đây cũng là ngày Tết cổ truyền của người Việt cũng như người Trung Quốc.
Tuy nhiên ngày nay, bánh trạng không chỉ được làm duy nhất vào ngày Tết Đoan Ngọ, mà cả 365 ngày một số cửa hàng vẫn làm và bán theo nhu cầu của người mua. Tại một số cửa hàng ở khu Chợ Lớn hay một số khu chợ nổi tiếng ở TP.Hồ Chí Minh vẫn thấy bán loại bánh này.