Ngô là loại hạt ngũ phổ biến và ngô tươi cũng là loại rau tuyệt vời, rất giàu carbohydrate, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Loại rau này giàu tinh bột nhưng cũng rất giàu chất xơ như bất cứ loại rau xanh khác, mang lại cảm giác no lâu và cung cấp năng lượng ổn định.
Đồng thời, loại rau này cũng rất giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin B1, B5, C, E và các khoáng chất như magiê và mangan. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể và duy trì hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, loại rau này rất giàu chất chống oxy hóa.
Các vi chất như flavonoid và carotenoid, giúp giảm tác hại của các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.
Ngô cũng là một loại thực phẩm phù hợp với nhiều thói quen ăn uống khác nhau, có thể dùng làm lương thực chính, món ăn kèm hoặc món ăn nhẹ, đồng thời có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp, luộc, chiên, nướng…
Trước và sau khi bắt đầu mùa thu, trên thị trường có rất nhiều ngô, giá cũng không quá đắt. Đây là loại rau quả rẻ hơn khoai môn và bổ dưỡng hơn khoai lang mà bạn nên ăn.
Tác dụng của ngô đối với sức khỏe
– Bổ sung kali và phốt pho: Ngô tươi là nguồn cung cấp kali và phốt pho tuyệt vời, hai khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người.
Kali là một thành phần quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước và cân bằng điện giải bên trong và bên ngoài tế bào, và rất cần thiết cho chức năng bình thường của cơ tim, dây thần kinh và cơ bắp.
Nó tham gia vào quá trình điều hòa dẫn truyền thần kinh, nhịp đập của tim và sự co bóp cơ bắp, giúp duy trì huyết áp ổn định và ngăn ngừa các bệnh tim mạch như tăng huyết áp.
Đồng thời, kali còn giúp đào thải lượng natri dư thừa trong cơ thể, giảm tình trạng giữ nước, hỗ trợ kiểm soát tình trạng phù nề và cân bằng trọng lượng.
Phốt pho là nguyên tố quan trọng cấu tạo nên xương và răng, đồng thời là thành phần của axit nucleic, nucleoprotein và phospholipid trong tế bào. Phốt pho rất cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh, giúp duy trì độ chắc khỏe và ổn định của xương, ngăn ngừa loãng xương và bệnh răng miệng.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, ăn loại rau này với lượng vừa phải có thể bổ sung lượng kali và phốt pho cần thiết cho cơ thể con người, giúp duy trì sức khỏe tốt.
– Nhuận tràng: Ngô tươi là một loại rau giàu chất xơ, chủ yếu chứa chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Chất xơ là một thành phần của thực phẩm thực vật, không được tiêu hóa và hấp thụ trong hệ thống tiêu hóa của con người, nhưng nó có lợi cho đường ruột.
Đặc biệt là chất xơ không hòa tan có thể hấp thụ nước, tăng khối lượng phân, thúc đẩy nhu động ruột và tăng tốc độ di chuyển của phân, do đó giúp giảm táo bón và ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, loại rau này chứa một lượng nước nhất định, ăn thường xuyên có thể giữ ẩm cho đường ruột, giúp nhu động ruột thông suốt.
– Làm trắng da: Loại rau này rất giàu các thành phần chống oxy hóa như carotene, vitamin C và E, có thể trung hòa hiệu quả các gốc tự do và giảm tổn thương oxy hóa cho tế bào, do đó làm chậm quá trình lão hóa da.
Điều này khiến loại rau này trở thành thực phẩm tự nhiên giúp làm trắng và đẹp da.
Carotene là một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm tổn thương da do tiếp xúc với tia cực tím, ngăn ngừa sạm da và đổi màu da.
Vitamin C và E có trong loại rau – hạt này giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen của da, duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.
Ngô tươi không chỉ là món ăn ngon mà còn là thực phẩm làm trắng da, làm đẹp tự nhiên. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chúng ta có thể ăn loại rau – hạt này với lượng vừa phải, kết hợp với các nguyên liệu tốt cho sức khỏe khác để có làn da trắng sáng, mịn màng, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
Gợi ý cách chế biến ngô tươi ngon miệng
1. Súp ngô
Nguyên liệu: Ngô tươi, khoai tây, hành tây, sữa, nước luộc gà hoặc nước, bơ, muối, hạt tiêu đen.
Cách làm:
– Ngô tươi bóc vỏ, tách hạt hoặc bào hạt ngô nhỏ vụn. Khoai tây, hành tây gọt vỏ, thái hạt lựu.
– Cho 1 ít bơ vào chảo, đun nóng và xào hành tây cho đến khi có mùi thơm. Thêm ngô tươi và khoai tây xắt nhỏ và xào đều.
– Đổ nước dùng gà hoặc nước vừa đủ vào, đun sôi ở lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ đun trong 20 phút, cho đến khi ngô và khoai tây chín.
– Thêm một lượng sữa thích hợp, sử dụng máy xay sinh tố để tạo thành một món súp đặc, sau đó thêm muối và hạt tiêu đen cho vừa ăn.
2. Bánh ngô
Nguyên liệu: Hạt ngô tươi, trứng, bột mì, hành, muối, tiêu, dầu ăn
Cách làm:
– Ngô tươi bóc bỏ lớp lá bên ngoài và bào hạt ngô nhỏ vụn. Xắt nhỏ hành tây.
– Cho ngô tươi và hành tây đã cắt nhỏ vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi nhuyễn. Thêm bột mì, trứng, muối và hạt tiêu và khuấy đều để tạo thành bột.
– Làm nóng chảo, cho một lượng dầu ăn thích hợp, múc một thìa bột cho vào chảo, tạo hình thành viên bánh tròn nhỏ. Rán trên lửa nhỏ cho đến khi vàng nâu cả hai mặt.
Cả hai món ăn chế biến từ loại rau – hạt bổ dưỡng này đều dễ làm, giữ được hương vị nguyên bản của ngô tươi, ăn ngon ngọt, dễ tiêu hóa.
(Theo SH)