PHÂN BIỆT SAO VÀ HÀNH TINH?
A1: Aryan Pathania, học sinh
Sao:
– Tự phát sáng
– Lấp lánh trong đêm
– Vị trí tương đối của sao không có bất kỳ thay đổi nào đáng kể
– Các ngôi sao ở rất xa, kính viễn vọng chỉ có thể khiến chúng trông sáng hơn chứ không lớn hơn
– Một ngôi sao có nhiệt độ rất cao
– Có hàng tỷ ngôi sao trong vũ trụ
Hành tinh:
– Một hành tinh không tự phát sáng, chỉ phản chiếu ánh sáng mặt trời
– Không lấp lánh
– Vì các hành tinh ở gần Trái Đất hơn Sao nên chuyển động của chúng quanh Mặt trời đáng chú ý khi có sự dịch chuyển vị trí tương đối trên bầu trời.
– Hầu hết các hành tinh đủ gần Trái Đất để quan sát được bằng kính viễn vọng
– Hành tinh có nhiệt độ thấp hơn Sao.
Link gốc: https://qr.ae/pNnqYI
———————
A2: Hussain Al-Khalaf
Sao là 1 thiên thể tạo ra năng lượng thông qua phản ứng nhiệt hạch. Một số nhà khoa học cho rằng một Sao được gọi là ngôi sao miễn là nó duy trì phản ứng nhiệt hạch trong suốt một giai đoạn của chu kỳ sống và vẫn phát ra năng lượng từ phản ứng đó.
Tại sao như vậy? Bởi vì có những ngôi sao vẫn toả ra năng lượng lớn và sáng hơn cả Mặt trời của chúng ta cho dù thực tế chúng đã ngừng hợp hạch từ lâu, ví dụ như Sao lùn trắng, Sao Neutron, đây là những ngôi sao đã chết về mặt kỹ thuật. Sao Neutron đôi khi có thể tổng hợp hạt nhân khi hút khí từ 1 nguồn gần đó, tạo ra một lớp Hydro mỏng và dày phủ trên bề mặt, khi đạt đến độ nóng nhất định sao Neutron bùng lên trong giây lát rồi tắt vì không thể duy trì nhiệt hạch.
Một số thiên thể gọi là Ngôi sao thất bại, chúng là những quả cầu khí khổng lồ, có thể lớn hơn 100 lần khối lượng Mộc tinh. Nhưng thành phần cấu tạo và khối lượng khiến chúng không thể duy trì phản ứng nhiệt hạch. Đôi khi có vẻ như bắt đầu hợp hạch nhưng năng lượng thoát ra khiến áp suất lõi giảm và dừng phản ứng. Sau đó nó lại bắt đầu co lại chuẩn bị phản ứng rồi tiếp tục bị dừng. Chúng được gọi là Sao thất bại/Sao hỏng hoặc Sao lùn nâu, chúng nhỏ và rất mờ nhạt trên bầu trời, nhưng có màu đỏ rực rỡ như dung nham nóng chảy. Chúng dễ được phát hiện hơn trong quang phổ hồng ngoại vì phát xạ nhiệt nóng hơn môi trường xung quanh.
Bất cứ cái gì ít hơn mô tả trên thì không phải Sao.
Hành tinh có định nghĩa của riêng nó, đó là những thiên thể mà:
1) Quay xung quanh một ngôi sao hoặc tàn tích sao (như Sao lùn trắng, Sao Neutron hay thậm chí là lỗ đen nếu nó tồn tại được)
2) Khối lượng đủ lớn để trọng lực khiến nó có dạng hình cầu (?!)
3) Kích thước không quá lớn để xảy ra phản ứng nhiệt hạch
4) Hút sạch các vật thể nhỏ trong quỹ đạo của nó (trừ vệ tinh tự nhiên)
Và chính điều kiện thứ 4 này đã thay đổi Diêm Vương tinh từ danh sách các hành tinh sang hành tinh lùn. (Diêm Vương tinh không còn là hành tinh trong Hệ Mặt trời)
Link QR: https://qr.ae/pNnqYv
———————
ND: Không nên gọi tên các hành tinh là Sao vì dễ gây nhầm lẫn, hãy gọi: Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh…Mặc dù “tinh” có nghĩa là sao thiệt