MỘT SỐ DẤU HIỆU HIẾM THẤY CỦA BỆNH BPD LÀ GÌ?

 BPD – Borderline personality disorder: Rối loạn nhân cách ranh giới, là một dạng rối loạn cảm xúc, có các hội chứng đặc trưng như sự nhạy cảm quá mức, khó kiểm soát cảm xúc, mơ hồ về lý tưởng, mục tiêu sống hoặc mơ hồ về chính bản thân mình và thế giới.

  1. Ký ức được lưu trữ dựa theo cảm xúc của họ trong lúc đó (thay vì những gì đang thực sự xảy ra).
  2. Mất ký ức cảm xúc [2] (liên hệ mật thiết với điều trên – họ thường quên mất toàn bộ cảm xúc họ từng có về ai đó, thay vào đấy, họ chỉ nhớ những cảm xúc của hiện tại vì đối với họ, những cảm xúc của hiện tại mới là thật nhất).

[2: Chứng mất ký ức cảm xúc – Emotional Amnesia: Không có khả năng liên kết cảm xúc với các sự kiện nhất định. Chứng mất ký ức cảm xúc được mô tả là cảm giác đình trệ cảm xúc, khi nhớ về những kỷ niệm, bệnh nhân có thể phải mất đến vài giây để nhớ lại những cảm xúc được gắn liền với ký ức đó.]

  1. Mất ổn định trong nhận thức bản thân (người mắc bệnh BPD thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ mình là ai và sống như thế nào – tính cách, sở thích, sở ghét của họ có thể thay đổi trong vài giây và họ có thể ngay lập tức quên mất những gì mình hằng tin tưởng). Người bệnh có thể ngay lập tức trở thành một người hoàn toàn khác.
  2. Dễ tức giận với những điều nhỏ nhặt và rất khó để bình tĩnh lại.

Sau đây là một bản mô tả toàn diện hơn mà tôi tự tạo ra cho chính mình:

Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một tính trạng di truyền, ảnh hưởng đáng kể đến cảm xúc, nhận thức về bản thân, trí nhớ và các mối quan hệ cá nhân. Nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt sâu rộng trong cấu trúc và chức năng não bộ của họ. Chúng ta dễ mắc bệnh BPD khi đã có yếu tố di truyền kết hợp cùng những chấn thương tuổi thơ. Người ta ngờ rằng trong thời thơ ấu, mức độ cortisol tăng lên do căng thẳng (tới từ những chấn thương) sẽ làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc và chức năng não của những người có khuynh hướng di truyền BPD (chẳng hạn như sự gia tăng chất xám ở vùng amygdala [3] và một số vùng khác) từ đó khiến họ cũng mắc chứng bệnh này.

[3: Hạch hạnh nhân Amygdala:

Là cơ chế tự động phản ứng của não bộ có liên quan đến việc kiểm soát các cảm xúc. Chịu trách nhiệm xử lý các cảm xúc như sợ hãi, vui vẻ và tức giận. Chúng giúp xác định và điều chỉnh cảm xúc, lưu giữ những kỷ niệm và gắn những kỷ niệm đó với những cảm xúc cụ thể.

Chúng ta có hai hạch hạnh nhân nằm trên mỗi thùy thái dương bên trái và bên phải. Vì nằm rất gần với vùng hồi hải mã nên hạch hạnh nhân có liên quan đến việc củng cố trí nhớ. Chúng tham gia rất nhiều vào việc tính toán ý nghĩa cảm xúc từ các sự kiện xảy ra trong cuộc sống, từ đó giúp chúng ta nhận thấy những sự kiện quan trọng ngay cả khi chúng ta không chú ý đến.

Ngoài ra, hạch hạnh nhân cũng kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy mà không cần chúng ta chủ động. Khi phần não này cảm nhận được nguy hiểm hoặc trải qua những sự kiện căng thẳng, hạch hạnh nhân phát ra âm thanh báo động bằng cách gửi tín hiệu đau đớn đến vùng dưới đồi, vùng dưới đồi sẽ kích hoạt SNS (hệ thần kinh giao cảm) bằng cách gửi tín hiệu đến tuyến thượng thận, các tuyến này sẽ phản ứng lại bằng cách bơm ra epinephrine hay còn được gọi là adrenaline, và cortisol.

Trong khi đó, phần thuỳ trán là khu vực nằm phía trước não, chịu trách nhiệm cho các hành vi chủ động như lập luận, suy nghĩ, phân tích một cách có ý thức. Thuỳ trán cũng giúp chúng ta xử lý thông tin để nhận định xem mối nguy hiểm có thật hay không.

Hạch hạnh nhân là vùng não chịu trách nhiệm cho các chứng như rối loạn lo âu, trầm cảm, Rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lưỡng cực. Người bệnh có các dấu hiệu của việc khó kiểm soát cảm xúc là do hạch hạnh nhân chiếm quyền kiểm soát, vô hiệu hoá thuỳ trán và chiếm đoạt các phản ứng có ý thức của cơ thể.]

Mặc dù không có cách chữa hoàn toàn, nhưng BPD vẫn có thể điều trị được bằng Liệu pháp Hành vi Biện chứng – Dialectical Behavior Therapy được tạo ra từ một người mắc bệnh BPD và cung cấp cho người bệnh các biện pháp nhận biết và kiểm soát các triệu chứng.

BPD là một chứng Rối loạn điều hòa cảm xúc – Emotion Dysregulation (đây là cốt lõi của BPD), cũng như Rối loạn điều hòa cảm xúc trong Quan hệ, Bản sắc, Hành vi và Nhận thức. [4]

[4:

  • Rối loạn điều hòa cảm xúc – Emotion Dysregulation: Mất khả năng kiểm soát cảm xúc, xảy ra do người bệnh giảm thiểu hoặc thoát ly khỏi cảm xúc của mình bằng cách bỏ mặc và không bận tâm đến hậu quả của việc bỏ mặc những cảm xúc đó.
  • Rối loạn điều hòa cảm xúc trong Quan hệ – Interpersonal Dysregulation: Được biểu thị bằng việc có các mối quan hệ hỗn loạn, đi kèm với nỗi sợ bị bỏ rơi.
  • Rối loạn điều hòa cảm xúc trong Bản sắc – Identity Dysregulation: Cảm giác trống rỗng, mất ổn định về các giá trị và về chính bản thân mình.
  • Rối loạn điều hòa cảm xúc trong Hành vi – Behavioral Dysregulation: Đặc trưng bởi hành vi tự hại và tính bốc đồng (chẳng hạn như lạm dụng chất gây nghiện và thói trăng hoa).
  • Rối loạn điều hòa cảm xúc trong Nhận thức – Cognitive Dysregulation: Sự hoang tưởng, phản ứng phân ly cảm xúc trong các tình huống căng thẳng.]

Cụ thể hơn, BPD gây ra các cảm xúc mãnh liệt khó kiểm soát, trong đó có Nỗi sợ vô lý về việc bị Bỏ rơi – Fear of Abandonment, đây là triệu chứng chính, mà thông qua đó, bệnh được nhận định chủ yếu là qua các dấu hiệu của chứng Rối loạn điều hòa cảm xúc trong Quan hệ.

Người bệnh sẽ cảm thấy mọi cảm xúc của mình trở nên quá mức mãnh liệt, vì thế nếu họ có cảm tình với ai (dù là bạn bè hay tình cảm), họ sẽ có xu hướng yêu quý người đó một cách quá mức. Trong trường hợp người kia đáp lại, cả người bệnh và đối phương sẽ vướng vào một mối quan hệ riêng tư vô cùng căng thẳng.

Người bệnh nhìn thế giới qua Tư duy Đen Trắng. Họ đánh giá bản thân và người khác qua hai ranh giới “tốt” hoặc “xấu”. Có rất ít vùng xám trong thế giới của họ, ví dụ – khi người bệnh trở nên tức giận với một người thân yêu (hoặc ngược lại), người bệnh này rất khó để nhận ra rằng, dù cho đang tức giận, thì họ vẫn rất yêu quý đối phương. Vì thế, trong trường hợp đó, người bệnh thường có xu hướng sẽ nhận định chính bản thân họ hoặc người thân yêu kia là “xấu”, vì đối với họ, một người “tốt” sẽ không bao giờ chỉ trích hay làm người khác đau buồn. Tư duy của họ về cơ bản là chỉ có Đen hoặc Trắng, Tốt hoặc Xấu.

Khi một người mắc chứng BPD yêu quý bạn, bạn sẽ trở thành trung tâm trong cuộc sống của họ. Giai đoạn này được gọi là “Lý tưởng hoá”  “Idealization”và họ nhìn nhận bạn như một người “tốt toàn diện”  “all good”. Và bởi vì họ luôn cảm thấy sợ hãi tột độ với việc bị bỏ rơi, nên để tránh khỏi điều đó, họ sẽ bắt đầu trở nên căm ghét (quá trình này gọi là “Hạ thấp giá trị” – “Devaluation”) và “Xa cách dần” – “Splitting” với bạn (từ đó thay đổi hoàn toàn ký ức cảm xúc của họ dành cho bạn).

Sự “Xa cách” xảy ra chủ yếu với những ai mà người bệnh cảm thấy là “không thể sống thiếu”. Khi người bệnh bắt đầu hoang mang giữa việc liệu họ có thực sự đang bị bỏ rơi hay chỉ là đang tưởng tượng, thì chỉ cần một đêm, họ có thể thay đổi hoàn toàn nhận định về người yêu dấu kia thành “xấu toàn diện” – “all bad”, từ đó người bệnh sẽ nghi ngờ mọi hành vi của người kia đều xuất phát từ một động cơ bất hảo nào đó. Toàn bộ mối quan hệ sẽ rơi vào quên lãng, thay vào đó người bệnh bị một thực tế khác thay thế, nơi mà người yêu dấu đấy vẫn luôn “xấu toàn diện” từ trước tới nay, và cả hai không hề có một mối quan hệ thân thiết hay yêu thương mãnh liệt gì. Đây là điển hình của giai đoạn “Hạ thấp giá trị”. Ngoài ra, người mắc chứng BPD cũng sẽ Hạ thấp giá trị của những người khiến họ cảm thấy bị đe doạ hoặc bất an.

Điều quan trọng cần lưu ý là chứng BPD gây ra những nhận thức sai lệch về thực tế bao gồm sự phân mảnh ký ức (trí nhớ được lưu trữ dưới dạng những thước ảnh chụp nhanh thay vì một câu chuyện trôi chảy), sự thiếu hụt tính nhất quán của đối tượng (dẫn đến cảm giác như thể nếu người kia đang không hiện diện trước mặt, họ sẽ ngay lập tức biến mất mãi mãi), sự thiếu hụt tính quan hệ của đối tượng (tới từ việc khó liên hệ quá khứ với hiện tại), “mất ký ức cảm xúc” (hoàn toàn quên mất ý nghĩa của một ai đó trong cuộc đời) cũng như tạo ra những Ký ức Giả (những điều vốn không có thực nhưng lại có cảm giác rất chân thật với người bệnh). [5]

[5:

  • Sự phân mảnh ký ức – Fragmentation of memory: Một dạng rối loạn trí nhớ, mà theo đó, những trải nghiệm gây sang chấn sẽ mã hoá bất thường và bóp méo ký ức.
  • Sự thiếu hụt tính nhất quán của đối tượng – lack of object constancy: Khiến người bệnh khó giữ được cảm xúc tích cực ban đầu về một ai đó sau khi họ mắc lỗi hoặc cả hai trải qua các bất đồng trong mối quan hệ.
  • Sự thiếu hụt tính quan hệ của đối tượng – lack of whole object relations: Sự nhìn nhận bản thân và mọi người một cách phiến diện và thiếu sắc thái, và chỉ tồn tại trong hai trạng thái “tốt toàn diện” hoặc “xấu toàn diện”.
  • Ký ức Giả – False Memories: Những ký ức được bịa đặt hoặc bóp méo về một sự kiện nào đó do sự nhiễu thông tin hoặc biến dạng bộ nhớ của não bộ.]

Các vấn đề liên quan đến trí nhớ trên có nghĩa là, người mắc chứng BPD chỉ nhớ về người khác dựa trên lần cuối cùng họ gặp nhau, sau đó họ liên tục tô màu cho toàn bộ mối quan hệ dựa trên mỗi lần gặp sau cùng đó (tức là họ không có khả năng liên hệ quá khứ với hiện tại, do sự thiếu hụt tính nhất quán của đối tượng, họ chỉ có thể sống trong hiện tại mà thôi).

Cũng bởi các ký ức của người bệnh bị phân mảnh, nên việc tin tưởng người khác đối với họ là vô cùng khó khăn. Người bệnh gặp gian nan trong việc giao hoà những gì họ biết về một người thành một bức tranh toàn diện. Vì thế, hiển nhiên, người mắc chứng BPD sẽ luôn tin rằng một ngày nào đó mình sẽ bị người thân yêu phản bội. Tâm trí của họ (vì những lý do nào đó chưa được nghiên cứu rõ) không thể tích hợp nhất quán các nhận thức về mọi người kể cả khi đã có kinh nghiệm từ quá khứ. Vì quá khứ không thể hoà nhập với hiện tại, nên đối với họ, bất kỳ ai trong cuộc sống cũng có thể làm ra bất kỳ điều gì, trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù là vô lý đi nữa. Thế nên, một người mắc chứng BPD rất khó để thể hiện niềm tin cơ bản với thế giới.

Sau cùng thì, ký ức của người bệnh được thành lập dựa trên cảm xúc của họ trong hiện tại thay vì là những gì đã thực sự diễn ra trong quá khứ (có nghĩa là, những gì được xem là “thực tế” sẽ được xây dựng dựa trên cảm xúc và cảm nhận của họ, chứ không phải là “thực tế” thực sự). Sự nhìn nhận và hiểu biết sai lệch về thực tế chính là một vấn đề lớn của những ai mắc chứng BPD. Nếu không được điều trị, người bệnh khó biết được ký ức và nhận thức của họ về thực tế đã bị bóp méo.

Khi người bệnh Hạ thấp giá trị bạn, họ sẽ luôn ghi nhớ bạn như một người không xứng đáng để họ yêu quý (dù cho có khi là mới chỉ hôm qua thôi, bạn còn là nguồn sống của họ). Bất kỳ nỗ lực nào nhằm nhắc nhở người bệnh (chưa trải qua quá trình điều trị) về quá khứ sẽ khiến họ trở nên bối rối và bất hoà về nhận thức [6]. Sau cùng những người đó sẽ tự hợp lý hoá hành vi của bản thân bất kể phải chống lại những sự thực rõ ràng. Đối với những người này, cảm nhận hiện tại của họ về một điều gì đó, chính là sự thực tuyệt đối và duy nhất.

[6: Sự bất hoà về nhận thức – Cognitive dissonance: Là khi một người cảm thấy khó chịu vì hành vi của bản thân không còn đồng nhất với các giá trị hoặc niềm tin của mình. Điều này có thể xảy ra khi một người có cùng lúc hai niềm tin trái ngược. Đây không phải là một bệnh tâm lý mà là một hiện tượng có thể xảy ra với bất kỳ ai.]

Tóm lại, khi họ yêu thương ai đó mãnh liệt, nỗi sợ bị bỏ rơi sẽ bao trùm và chiếm lấy toàn bộ tâm trí, để bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc choáng ngợp đó, não bộ sẽ ngay lập tức “bật công tắc” và khiến người bệnh đột nhiên mất sạch mọi cảm giác với người thân yêu của mình, rồi quay sang ghét bỏ và lãng quên toàn bộ ký ức về việc mình từng yêu thương người kia ra sao. Nếu không được điều trị đúng cách, những gì mà BPD mang lại cho người bệnh, thật đáng buồn thay, chẳng có gì ngoại trừ sự bi kịch. Tiến sĩ Thomas Sydenham (2) có một câu danh ngôn vô cùng hợp lý đã mô tả chính xác những tác động từ BPD lên con người, rằng: “Họ yêu bất chấp những người mà họ sẽ ghét bất kể mọi lý do.” – “They love without measure those they will soon hate without reason”.

Khi bị họ Hạ thấp giá trị, bạn sẽ nhận thấy một sự thay đổi đột ngột, vô cùng mạnh mẽ trong hành vi của họ đối với bạn – ngày hôm qua họ còn vô cùng yêu thương và không thể rời xa bạn, giờ đây họ đối xử với bạn một cách thiếu trân trọng không vì lý do gì và còn chối bỏ điều đó. Giai đoạn này sẽ hoàn toàn xoá bỏ mối quan hệ gần gũi gắn bó. Người mắc chứng BPD sẽ không thể nhớ rằng họ đã từng có tình cảm mãnh liệt với bạn.

Những ai gần gũi (như bạn thân, bạn đời, người nhà) sẽ cảm thấy như thể người bệnh có hai nhân cách, như Tiến sĩ Jekyll và Ngài Hyde, khi mà cả nhân cách Tiến sĩ Jekyll lẫn nhân cách Ngài Hyde đều không biết đến sự tồn tại của đối phương. Khi Ngài Hyde (nhân cách với chứng BPD) xuất hiện, người bệnh sẽ mất hết ký ức cảm xúc với người họ từng thương yêu, thay vào đó, họ sẽ nhìn người đó như là một người không đáng giá, một kẻ thao túng mà người bệnh không bao giờ để tâm tới.

Dưới góc nhìn của một người từng được họ yêu thương, hai tính cách khác biệt của người bệnh xuất hiện như hai nhân cách khác nhau (hoặc thực sự là hai nhân cách khác nhau), mỗi nhân cách đều có những ký ức và hành vi riêng biệt. Thực ra, hai nhân cách này đều có cách nhìn nhận thực tế rất khác nhau, điều quan trọng là bạn phải làm quen với hành vi của từng nhân cách.

Trong quá trình Hạ thấp Giá Trị, người bệnh có thể bắt đầu lập kế hoạch và thực hiện chiến lược rút lui khỏi mối quan hệ (vì hiện tại họ ghét/không thích bạn nữa mà). Họ vô thức tạo ra những câu chuyện giả tưởng và tiêu cực về đối phương để biện minh cho bất kỳ hành vi nào của bản thân. Thông thường, câu chuyện đó sẽ liên quan đến những lời biện hộ, sự thao túng hoặc lạm dụng tâm lý của chính người thân yêu kia dành cho người bệnh (hoặc người bệnh đã được biết đến về quá khứ của người kia).

Việc hợp lý hoá, thao túng, xuyên tạc, lạm dụng tâm lý thường không được người bệnh thực hiện một cách có ý thức hay ác ý, mà chỉ đơn giản là kết quả của bất kỳ điều gì mà người bệnh cảm thấy là sự thực trong thời điểm đó. Vì như đã nói ở trên, nhận thức của người bệnh về “thực tế” là dựa trên những cảm xúc của hiện tại (trong quá trình Hạ thấp giá trị người kia, họ sẽ tin rằng, không còn nghi ngờ gì nữa, người mà họ từng thương yêu trước đây, giờ đây là vô giá trị).

Đây là một phần trong cái giai đoạn nổi tiếng “Tôi ghét cậu, nhưng đừng rời bỏ tôi”. Trong giai đoạn đó, người bệnh sẽ dần xa cách về mặt tình cảm và có thể trở nên vô cùng xấu tính với bạn, nhưng đồng thời, Nỗi sợ bị Bỏ rơi cũng sẽ khiến họ tìm cách thuyết phục bạn đừng rời đi. Phải nói rằng, đây là một giai đoạn vô cùng độc hại. Họ có thể đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời bạn (vì bạn không còn giá trị gì với họ nữa), nhưng Nỗi sợ bị Bỏ rơi sẽ khiến họ lại xuất hiện trong cuộc đời của bạn lần nữa.

Người mắc chứng BPD vẫn có thể từ từ yêu thương lại một người đã được xem là vô giá trị (vì xét cho cùng thì từ đầu, người mà họ yêu thương chỉ có một), nhưng rồi cái chu kỳ lý tưởng hoá và hạ thấp vẫn sẽ lặp lại mà thôi. Cho đến khi họ được điều trị đúng cách, thì cái chu kỳ tuần hoàn kia là không thể tránh khỏi, và đến một lúc nào đó, sẽ khiến họ hạ thấp giá trị của bạn mãi mãi.

Nếu bạn là người thương yêu của họ (trong trường hợp không biết gì về bệnh BPD), bạn chỉ đơn giản cho rằng giữa cả hai có một số “hiểu lầm” nhỏ, rồi tin tưởng rằng người kia vẫn yêu thương mình (vì họ đang trong giai đoạn thuyết phục bạn ở lại – “đừng rời bỏ tôi” mà), hoặc coi những hành vi bất thường của họ như là những điều không thể tránh khỏi CHỈ VÌ những hiểu lầm trước đây |1|. Bạn có thể cho rằng chỉ cần giải quyết những hiểu lầm đó, thì người bệnh sẽ tự động bình thường trở lại.

|1: Đoạn này khó hiểu quá mình chém đại thôi, ai góp ý được xin cảm tạ một ngàn lần:

“From a loved-one’s perspective (if they are not aware of BPD), it would generally appear as if some short of “misunderstanding” has somehow happened, and they may reasonably believe that their PBPD loved-one still loves them (especially since the PBPD is taking steps to convince them to stick around), but otherwise treat them as a persona-non-grata ONLY because of that misunderstanding.”

Từ phần “but otherwise” là mình lag rồi uhuhu.|

Bạn thường không nhận ra bản thân đang đối mặt với một nhân cách riêng biệt chứa đựng những ký ức sai lệch, và nhân cách khác đó thực sự, hoàn toàn chán ghét bạn, và chỉ cố gắng níu giữ bạn vì nhân cách đó Sợ bị Bỏ rơi. Nếu không biết gì về BPD, bạn sẽ không thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra giữa cả hai.

NGỤ NGÔN SÚP LƠ XANH:

Một cách lý giải ngớ ngẩn nhưng dễ hiểu về cách thức hoạt động của BPD trong các mối quan hệ là câu chuyện ngụ ngôn liên quan đến loại súp lơ thơm ngon. Hãy tưởng tượng rằng bạn thực sự thích súp lơ và muốn nó trở thành một phần của mình, “Súp Lơ Xanh rất tuyệt và ngon ngọt. Mình yêu mọi thứ của Súp Lơ Xanh và chắc chắn sẽ luôn giữ nó làm món chính trong chế độ ăn kiêng của mình.” Nếu bạn mắc bệnh BPD, chứng rối loạn sẽ khiến bạn lo sợ rằng loài thực vật này sẽ biến mất khỏi bạn mãi mãi và bạn sẽ không thể có lại nó được nữa, “Mình tin rằng thị trường Súp Lơ sẽ sụp đổ và mình không thể mua Súp Lơ ở đâu được nữa!” Nỗi sợ hãi bao trùm và bạn thà chọn cách chán ghét rồi hạ thấp nó còn hơn là đánh mất nó mãi mãi, “Biết sao không? Mình chưa bao giờ thích Súp Lơ Xanh và cũng không quan tâm chuyện có còn được ăn nó trong tương lai hay không. Nó có vị kinh khủng và mình tin chắc là nó có hại cho mình. Mình không còn muốn gì từ nó nữa nên sẽ cắt đứt nó khỏi cuộc đời mình.”

BPD cũng sẽ khiến bạn quên mất rằng bạn đã từng thích Súp Lơ Xanh, đồng thời tạo ra những ký ức giả và cách lý giải sai lầm về quá khứ, “Tại sao đến bây giờ mình vẫn ăn chúng nhỉ? Chắc phải có lý do gì đó. Có lẽ vì bạn cùng phòng của mình luôn mang một ít về nhà, và mình chỉ ăn chúng vì chúng được mình dùng chung với loại nước sốt yêu thích mà thôi. Mình chỉ thích phần nước sốt, chứ không phải là Súp Lơ Xanh! Phải, mình chắc chắn đó là lý do duy nhất rồi. Sau cùng thì, chúng dở tệ và mình sẽ không bao giờ thực sự thích chúng. Thực ra bây giờ nghĩ lại mới thấy, mình đâu có ăn chúng thường xuyên đâu, dù cho có đôi lần thật nhưng mình khẳng định là mình không bao giờ quan tâm đến chúng.”

Sau đó, bạn cắt đứt hoàn toàn việc ăn Súp Lơ, “May là giờ mình không phải đối mặt với thứ Súp Lơ kinh khủng đó nữa.” Nhưng như đã nói, Nỗi sợ bị Bỏ rơi là cốt lõi của BPD và nó sẽ không biến mất hoàn toàn, “Chắc là mình không nên cắt toàn bộ Súp Lơ Xanh khỏi khẩu phần ăn. Mình nghĩ là nên giữ lại một chút thôi – mặc dù mình hoàn toàn không thích chúng đi nữa, mình sẽ đối xử với chúng bằng sự khinh thường mà chúng đáng phải nhận.”

Và rồi, vì từ đầu bạn thực sự thích Súp Lơ Xanh mà, bạn sẽ lại phải lòng nó lần nữa, “Ôi trời, Súp Lơ Xanh cũng đâu có tệ quá đâu! Đúng là mình nên giữ Súp Lơ lại trong đời!”

Vào lúc nào, Chu kỳ sẽ lại tuần hoàn từ đầu cho tới khi chạm ngưỡng khiến bạn vĩnh viễn từ chối Súp Lơ Xanh (bỏ qua chuyện dù không có BPD đi nữa, thì làm sao có chuyện bạn ăn nổi Súp Lơ Xanh đến cuối đời được). Tuy nhiên, nhắc lại thì, câu chuyện này nghe có hơi ngớ ngẩn, nhưng tôi vẫn hy vọng nó giúp bạn lý giải được gì đó.

BPD cũng gây ra chứng “Mất Nhận thức Ổn định về Bản thân” – “Unstable of a Sense of Self”. Người bệnh sẽ cảm thấy khó định danh một cách nhất quán về chính mình và thậm chí khó giữ nguyên những sở thích/ghét của họ. Vì thế, khi người bệnh Lý tưởng hoá ai đó, họ thường thay đổi cá tính của bản thân để trở nên phù hợp với người kia (bởi họ vốn không chắc chắn về tính cách của mình mà). Hiệu ứng “tắc kè hoa”  “chameleon effect” này có thể diễn ra một cách có ý thức hoặc vô thức. Có khá nhiều cố sự về chuyện người từng được lý tưởng hoá, quay trở lại trong cuộc đời của người bệnh và vô cùng sửng sốt trước chuyện người bệnh giờ đây đã mang theo những tính cách hoàn toàn khác.

Ngoài ra, còn có sự khác biệt trong hành vi của một người mắc bệnh BPD Truyền thống  Traditional BPD và một người mắc bệnh BPD Ngầm  Quiet BPD. Một người mắc BPD Truyền thống sẽ bộc lộ cơn thịnh nộ của mình ra với người thân yêu, trong khi người mắc chứng BPD Ngầm chỉ đơn giản thể hiện sự xa cách và lạnh lùng. (Lưu ý: Người mắc bệnh BPD Ngầm cũng trải qua những cảm xúc tiêu cực mãnh liệt, nhưng thay vì bộc phát chúng, họ lại có xu hướng chèn ép chúng vào trong và nội tâm hoá chúng.)

Điều quan trọng là, người bệnh cũng sẽ Lý tưởng hoá và Hạ thấp giá trị của chính bản thân họ. Họ có thể tự tin và hãnh diện về chính mình trong một khoảnh khắc, rồi giây tiếp theo sẽ lại thấy mình như một kẻ tồi tệ, không xứng đáng có được tình yêu, tình bạn hay thành công gì trong cuộc sống.

Ngoài Nỗi sợ bị Bỏ rơi, rất nhiều người bệnh còn trải qua “Nỗi sợ bị Nhấn chìm” [7]. Vì các mối quan hệ của người bệnh thường vô cùng mãnh liệt, điều đó khiến họ càng thêm lo lắng chuyện bị bỏ rơi, nên từ ban đầu, họ cũng sợ hãi việc thân cận với người mình yêu thương. Nếu bạn có một mối quan hệ thân thiết với ai đó bị BPD, bạn sẽ cảm tưởng như thể tay kia họ đang níu lấy bạn, trong khi tay còn lại thì đang đẩy bạn ra. Các mối quan hệ của người bệnh vẫn thường cân bằng giữa hai loại Nỗi sợ kể trên. Chính những loại lo âu đó mới dẫn tới quá trình “Xa cách” và “Hạ thấp giá trị” người khác.

[7: Nỗi sợ bị Nhấn chìm – Fear of Engulfment: Là nỗi sợ bị nửa kia kiểm soát hoặc đánh mất bản thân mình trong một mối quan hệ. Người mang nỗi sợ này thường có biểu hiện của sự độc lập hoặc tự chủ vì họ rất sợ phải dựa dẫm vào người khác để lấp đầy các nhu cầu của bản thân. Họ thường không muốn nhận lấy điều gì từ người khác vì không muốn mang nợ bất kỳ ai – họ rất sợ việc bị mắc nợ.

Họ luôn nghi ngờ mọi người là mối nguy hại cho bản thân, họ yêu bằng cái đầu thay vì trái tim. Họ thường so sánh và áp những tiêu chuẩn quá cao lên bạn đời.

Họ bị choáng ngợp nếu phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của người khác bởi lẽ, họ đã được dạy rằng nghĩa vụ của họ là phải giúp người thân yêu nếu người đó đang đau buồn – kể cả khi họ có thể sẽ đánh mất luôn chính mình.

Họ bị bối rối trong việc nhận định đâu là yêu bản thân và đâu là tính ích kỷ, vì thế họ thường mang theo nhiều mặc cảm khi tự yêu thương và chăm sóc chính mình. Hậu quả là, những người này thường làm ra những việc trái mong muốn và rồi lại ân hận về sau.

Những người như vậy thường có khao khát thành công lớn để bù đắp cho sự thiếu hụt kết nối và tình cảm trong cuộc sống. Họ thèm muốn chứng tỏ với bản thân việc mình xứng đáng được yêu thương bằng cách có được nhiều thành công trong cuộc sống.

Đối với họ, việc tự do còn quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác, việc tự do – không bị kiểm soát trong tình yêu còn quan trọng hơn tình yêu. Mỉa mai thay, những người này thường bị kiểm soát bởi sự ám ảnh của việc không được để bản thân bị kiểm soát.]

BPD có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác như: Dễ cáu giận, dễ thất vọng và rất khó để lấy lại bình tĩnh (“Rối loạn điều hoà cảm xúc”), mất nhận thức ổn định về bản thâncảm giác trống rỗng mãnh liệt (“Rối loạn điều hoà cảm xúc trong Bản sắc”), bốc đồng, sử dụng chất gây nghiện, lăng nhăng, ăn uống mất kiểm soát hoặc nghiệm mua sắm; các hành vi tự hạ.i về mặt tinh thần như huỷ hoại các mối quan hệ thân thiết đến tự hạ.i về mặt thể chất (“Rối loạn điều hoà cảm xúc trong Hành vi”); khó nhận sai và thường “phóng chiếu” lỗi lầm của mình lên người khác; tách rời khỏi thực tại mỗi khi căng thẳng (và/hoặc hoang tưởng những điều không có thực) (“Rối loạn điều hoà cảm xúc trong Nhận thức”); và cuối cùng, là có tỉ lệ tự sá.t cực kỳ cao (70% người bệnh có xu hướng cố gắng tự sá.t và trong 10 người sẽ có 1 người thực sự tự sá.t).

BPD có thể được đánh giá từ mức độ Nhẹ – Mild (“Có khả năng cao mức chứng BPD” – “high-functioning”) đến Nghiêm trọng – Severe (người bệnh thường gặp vấn đề các hoạt động, như là duy trì công việc đang có, hoặc chăm sóc cho bản thân mình).

BPD thường có triệu chứng khác nhau, và biểu hiện cũng khác nhau với từng người bệnh.

BPD là một tình trạng nghiêm trọng và nguy hiểm, chúng cũng là một trong bốn dạng Rối loạn Nhân cách “Cụm B” – “Cluster B” (Rối loạn nhân cách chống đối xã hội, Rối loạn nhân cách ái kỷ, Rối loạn nhân cách ranh giới và Rối loạn nhân cách kịch tính [8]). Vậy nên bắt buộc là người bệnh BPD cần phải được điều trị bởi chuyên gia thực sự.

[8:

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội – Antisocial personality disorder (ASPD): Một dạng rối loạn nhân cách có đặc tính coi thường hoặc vi phạm các quyền con người trong thời gian dài, cũng như khó duy trì các mối quan hệ dài hạn. Các biểu hiện thông thường được kể đến là sự thiếu đồng cảm, có xu hướng lạm dụng chất kích thích, có các hành vi bốc đồng và nguy hiểm.
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ – Narcissistic Personality Disorder (NPD): Bệnh nhân có rối loạn nhân cách ái kỷ đánh giá quá cao khả năng và phóng đại thành quả của mình. Họ có nhu cầu phải được ngưỡng mộ, lòng tự trọng của họ phụ thuộc vào sự tích cực của người khác, vì thế họ nhạy cảm và dễ bị bận tâm bởi những lời chỉ trích của mọi người. Họ cảm thấy mình chỉ nên kết nối với những người đặc biệt và tài năng như họ chứ không phải là những người bình thường.
  • Rối loạn nhân cách kịch tính – Histrionic personality disorder (HPD): Những người bị HPD có nhu cầu cao về sự chú ý và khao khát được chấp thuận quá mức. Họ phóng đại hành vi và cảm xúc của mình và luôn kiếm tìm sự kích thích. Họ khao khát được đánh giá cao và thường có hành vi thao túng người khác liên tục để đạt được nhu cầu của riêng mình. Họ thường thành công trong cuộc sống, có nhiều kỹ năng xã hội nhưng thường sử dụng chúng để biến mình thành trung tâm của sự chú ý. Họ thường kịch tính hoá và phóng đại hoá những khó khăn của mình, sử dụng các bệnh về thể chất hoặc tâm lý để thu hút sự chú ý.]

Không may thay, nhiều chuyên gia tâm lý lại thiếu kỹ năng để chẩn đoán chính xác bệnh BPD, nó thường bị chẩn đoán sai hoặc không được chẩn đoán. Tệ hơn nữa, vì Rối loạn điều hoà cảm xúc trong Quan hệ, người bệnh BPD nổi tiếng là những bệnh nhân cứng đầu khó tính, vì thế nhiều chuyên gia tâm lý sẽ từ chối điều trị cho họ. Bên cạnh Liệu pháp Hành vi Biện chứng thì yoga,thiền và tập thở có thể giúp họ kiểm soát sự bùng nổ cảm xúc mãnh liệt từ BPD.

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần – Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5) đã liệt kê ra 9 biểu hiện tiêu biểu của BPD, một người sẽ được chẩn đoán là mắc BPD nếu họ đạt đủ 5 trong số 9 biểu hiện đó. Mọi người không nên sử dụng DSM-5 để tìm hiểu về BPD vì nó là một công cụ dành cho các chuyên gia sử dụng cho việc chẩn đoán, nó KHÔNG phải là bản mô tả đầy đủ về BPD. Hơn nữa, có nhiều khuyến nghị trong việc nên cập nhật DSM thêm dựa trên nhiều nghiên cứu mới đây về BPD.

Đối với những ai đã và đang là một người thân cận với bệnh nhân, điều quan trọng nhất của bạn là tìm kiếm sự giúp đỡ cho chính bản thân mình. Bởi lẽ chấn thương tâm lý khi đột nhiên bị người thân yêu đối xử tệ bạc và rời xa mà không có một lý do gì, thường sẽ khiến bạn bị Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và/hoặc các vấn đề khác về sức khoẻ tinh thần. Những người đã trải qua mối quan hệ với người mắc chứng BPD thường được gọi là “người sống sót khỏi BPD”.

Cuối cùng, bạn nên đảm bảo rằng mình được xã hội và pháp luật bảo vệ. Người mắc BPD Truyền thống vẫn thường đưa ra những cáo buộc giả tạo với người họ từng yêu thương (ví dụ như những cáo buộc về hành vi quấy rối, đeo bám, lạm dụng tình dục, trộm cắp,…) Những người này không cố ý buộc tội bạn, điều quan trọng cần nhắc lại là đối với người bệnh, thực tế của họ được quyết định bởi cảm xúc chứ không phải là “thực tế” thực sự. Trong quá trình Hạ thấp giá trị bạn, họ thực sự tin rằng bạn là kẻ xấu xa.

Một khi đã biết rõ BPD là gì, mọi người sẽ dễ dàng phát hiện ra BPD dựa theo sự mãnh liệt trong các mối quan hệ và sự đột ngột thay đổi cảm xúc. Những người mắc bệnh BPD Nhẹ thường nhờ thế mà nhận ra vấn đề của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *