dieu-chinh-tien-cong,-tien-luong-cua-nguoi-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai?

Điều chỉnh tiền công, tiền lương của người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?

Một số thay đổi về chính sách, giấy tờ liên quan tới đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Sáng ngày 18/7, chia sẻ với PV Báo Dân Việt, ông Nguyễn Như Tuấn – Phó trưởng phòng Thông tin truyền thông (Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, Thông tư số 21 quy định tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam là một trong hai loại giấy tờ.

Đầu tiên, dự thảo sửa đổi quy định đơn vị đưa lao động đi cần có bản sao giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp đối với trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm.

Thứ hai, với trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động phải có bản sao văn bản chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; thông báo hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; giấy tờ khác cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại.

đi làm việc ở nước ngoài hàn quốc

Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ được xem xét các chế độ tiền công, tiền lương phù hợp với thực tế.

Tại dự thảo, Bộ LĐTBXH đề xuất, trường hợp bên nước ngoài là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh bao gồm 1 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt.

Đối với nước có quy định về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài thì cung cấp 1 bản sao tài liệu thể hiện người sử dụng lao động đáp ứng quy định này, kèm bản dịch tiếng Việt.

Trường hợp bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm 1 bản sao giấy phép kinh doanh của tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt.

1 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản đề nghị chuẩn bị nguồn hoặc tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;

Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản này.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 72.294 người, gấp hơn 1,55 lần so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 46.578 người).

Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt 65,72% kế hoạch năm 2023 là xuất khẩu lao động đạt 110.000 lao động.

Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với 34.508 người, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) 31.538, Hàn Quốc 1.608, Trung Quốc 902, Singapore 727 lao động nam, Hungary 712, Romania 469 và các thị trường khác.

Chỉ riêng trong tháng 6, có 12.649 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Nhật Bản tiếp nhận 5.995 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.337, Hàn Quốc 398, Trung Quốc 173 lao động nam, Ba Lan 153, Hungary 143, Singapore 83 lao động nam, Nga 78 lao động nam, Malaysia 60, Hong Kong (Trung Quốc) 54 lao động nam và các thị trường khác.

Theo Bộ LĐTBXH, quy định như dự thảo sẽ đồng nhất với quy định về đăng ký hợp đồng cung ứng lao động, tạo sự linh hoạt đối với tất cả các thị trường, nhất là các thị trường, ngành nghề chưa có quy định cụ thể về điều kiện tiếp nhận lao động (như đối với lao động kỹ thuật E7 Hàn Quốc).

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất bổ sung quy định yêu cầu 1 bản sao giấy phép kinh doanh của tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt để làm rõ quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức dịch vụ việc làm nước ngoài.

Sửa đổi chế độ tiền lương, tiền công của người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài  

Ngoài việc yêu cầu bổ sung giấy tờ liên quan, dự thảo thông tư sửa đổi cũng yêu cầu bổ sung thêm một số nội dung liên quan tới chế độ tiền lương, tiền công của các lao động đi làm việc ở tất cả các thị trường.

Ví dụ: Phục lục III có quy định tiền lương cơ bản cho lao động đi làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc) không được thấp hơn 17.000 đài tệ/tháng. Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương thì áp dụng theo mức tiền lương mới. Tuy nhiên, tiền lương cơ bản không thấp hơn 20.000 Đài tệ/tháng. Trường hợp thị trường điều chỉnh tăng tiền lương thì áp dụng theo mức tiền lương mới. 

Trước đó, tháng 5/2022, phía Đài Loan đã tăng mức lương cơ bản từ 17.000 Đài tệ/tháng lên mức 20.000 Đài tệ/tháng.

Tương tự, tại thị trường Hàn Quốc cũng vậy, Dự thảo cũng đề ra nội dung sửa đổi cụ thể về cách tính tiền lương, tiền công, tiền sinh hoạt phí, ăn ở, thuê trọ của lao động… khi đi lao động tại Hàn Quốc theo hướng phù hợp với thực tế.

Cụ thể phục lục IV, quy định lao động kỹ thuật thị thực (E7) theo quy định của Hàn Quốc. Theo đó, người sử dụng lao động cung cấp chỗ ở và ăn cho người lao động, bao gồm cả chỗ ở tạm thời sau khi nhập cảnh.

Kiến nghị điều chỉnh tiền công, tiền lương của người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài  - Ảnh 3.

Dự thảo sửa đổi Thông tư 21 đề cập tới nhiều nội dung liên quan tới việc đảm bảo chế độ tiền lương, tiền công cho các lao động làm việc ở nhiều thị trường trên thế giới. Ảnh: NN

Trường hợp người lao động phải chi trả toàn bộ tiền ở và ăn thì mức chi trả không quá 20% tiền lương tháng của người lao động; trường hợp người lao động được cung cấp miễn phí bữa ăn thì mức chi trả tiền nhà không quá 15% tiền lương tháng.

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này.

Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

Theo ông Nguyễn Như Tuấn, cùng với Dự thảo sửa đổi Thông tư đang được trình lấy ý kiến, Bộ LĐTBXH cũng có đính kèm bản thuyết minh các nội dung của thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 21 để các đơn vị cho ý kiến cụ thể về việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 

Theo bản thuyết trình, có nhiều điểm mới từ việc giấy tờ quy định, tới những nội dung chi phí hỗ trợ tiền vé máy bay, sinh hoạt, học tiếng, hay các vấn đề khác của lao động, thời gian xuất cảnh… các chế độ tiền công, tiền lương, thời hạn lao động… và nhiều nội dung khác có liên quan tới lao động đi làm việc ở tất cả các thị trường lao động.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *