#186Hỏi: Nếu lửa cần oxygen để cháy thì Mặt Trời lấy oxygen từ đâu? Làm gì có oxygen…

Nếu lửa cần oxygen để cháy thì Mặt Trời lấy oxygen từ đâu? Làm gì có oxygen không gian nhỉ?

Nếu lửa cần oxygen để cháy thì Mặt Trời lấy oxygen từ đâu? Làm gì có oxygen không gian nhỉ?
————————
Đáp: Reko Hynönen, thạc sĩ vật lý và toán học, đại học Helsinki (tốt nghiệp 2012)
Câu hỏi này đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt hàng trăm năm trước:

Nếu Mặt trời cần oxygen để cháy thì nó sẽ hết nhiên liệu trong vòng vài trăm năm. Bí ẩn ở đây là gì nhỉ?

Nhưng tới ngày nay, chúng ta đã khám phá ra nhiều điều thú vị. Có những vật thể có khả năng phát sáng mà không cần tới oxygen.
Bóng đèn sợi đốt là 1 ví dụ điển hình cho việc này. Nó không cần tới oxygen để có thể phát sáng. Tất nhiên là đèn sợi tóc có chứa 1 loại khí khác (điển hình là khí trơ). Nhưng thực tế nó không dùng loại khí này làm nhiên liệu, mà thay vào đó nó sử dụng điện. Khi có dòng điện chạy qua, sợi đốt sẽ nóng lên và phát sáng. Và khi sợi đốt nóng lên, nó cũng làm nóng các khí trơ bên trong bóng đèn.
(Người dịch bổ sung: khí trơ được bơm vào bóng đèn làm giảm quá trình oxi hóa của các thiết bị, chống rò rỉ và tăng tuổi thọ cho bóng đèn)
Mặt Trời có phần giống với bóng đèn. Từ nghiên cứu về quang phổ vào những năm 1800, chúng ta đã biết được Mặt Trời có thành phần chủ yếu là khí hydrogen và helium. Helium được phát hiện lần đầu tiên trên Mặt Trời, do đó nó được đặt tên dựa theo Helios (tên của Mặt Trời trong tiếng Hy Lạp).
Ngày nay, chúng ta đã biết được rằng các khí này được làm nóng không phải bằng cách đốt trực tiếp các thành phần hóa học của chúng, mà bằng 1 hiện tượng đặc biệt, trái ngược với những gì xảy ra trong các nhà máy điện hạt nhân.
Trong các nhà máy điện hạt nhân, uranium sẽ được tách ra, từ đó giải phóng năng lượng. Đây được gọi là phản ứng phân hạch.
Trái ngược với phản ứng phân hạch là phản ứng nhiệt hạch. Trên Mặt Trời, các nguyên tử hydrogen sẽ kết hợp với nhau tạo thành helium hoặc các nguyên tố khác nặng hơn. Ngay cả những hạt nhẹ như hydrogen cũng có thể giải phóng năng lượng cực lớn.
Năng lượng được giải phóng ra sẽ làm tăng tốc các hạt trong lõi Mặt Trời. Các hạt siêu nóng này sẽ chuyển động hỗn loạn và từ từ tiến lên bề mặt của Mặt Trời. Ở đó, nhiệt độ của khí hydrogen-helium là 5.500 độ C (gần 10.000 độ F).
Loại khí này sẽ phát sáng khi nóng lên, cuối cùng là giải phóng năng lượng vào vũ trụ (trong đó có Trái Đất thân yêu chúng ta).
Khi tổng hợp hydrogen thành helium bên trong lõi, Mặt Trời sẽ liên tục mất đi 1 phần nhỏ khối lượng để có thể tiếp tục tỏa sáng. Bằng cách quan sát những ngôi sao tương tự, chúng ta biết rằng Mặt Trời vẫn còn đủ nhiên liệu để tỏa sáng thêm hàng tỷ năm nữa.
————————
Nguồn: qr.ae/pNKI7p

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *