LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (12)
Các cự thạch, đền đài, trung tâm tế lễ: phương Tây, Địa Trung Hải, thung lũng Indus (phần cuối)
Sự liên tục của cấu trúc tôn giáo tiền Hy Lạp
Việc giải mã được chữ Tuyến B đã chứng minh rằng tiếng Hy Lạp đã được nói ở Cnossus khoảng năm 1400 trước công nguyên. Điều này cho thấy trong giai đoạn cuối cùng, nền văn minh Crete đã bao gồm trong nó cả lục địa Hy Lạp. Tính Hy Lạp đã cắm rễ vào Ai Cập và Châu Á; nhưng chính sự đóng góp của những kẻ chinh phục người Mycenae sẽ tạo ra “Hy Lạp nhiệm màu.”
Những tấm bảng đào được tại Cnossos, Pylos và Mycanae có đề cập đến tên những vị thần Homer như Zeus, Hera, Athena, Poseidon và Dionysus. Không may là những thông tin liên quan đến thần thoại và thờ phụng không nhiều. Điều rõ ràng hơn là sự nổi tiếng của Crete trong thần thoại và tôn giáo Hy Lạp cổ điển. Chính tại Crete mà Zeus sinh ra và chết đi; Dionysus, Apollo, Hec-quyn thực hiện những chiến tích thời thơ ấu; Demeter yêu Iasion và Minos nhận được các bộ luật rồi cùng Rhadamanthys trở thành quan tòa dưới Địa Ngục. Vẫn là tại Crete ở thời kỳ thịnh vượng mà những những kẻ thanh lọc chính thức được triệu tập. Hòn đảo này được trời phú cho những đặc tính của giai đoạn khởi thủy: vì Hy Lạp cổ điển, Minoan Crete chia sẻ chung những thần đồng của “nguồn cội” và “bản địa.”
Không có gì nghi ngờ về việc truyền thống tôn giáo của Hy Lạp đã bị điều chỉnh bởi sự cộng sinh với cư dân bản địa, tại Crete cũng như những nơi khác trong vùng Aegea. Nilsson đã chỉ ra rằng trong số bốn trung tâm tôn giáo của Hy Lạp cổ điển – Delphi, Delos, Eleusis và Olympia – ba trung tâm đầu là kế thừa từ Mycenae. Sự bền vững của một số cấu trúc tôn giáo Minoan đã được đưa ra một cách khéo léo. Nguồn gốc của phái thờ thần Demeter được ghi nhận tại Crete và thánh đường cổ nhất tại Eleuis là từ thời Mycenae.
Tại Ấn Độ tiền Aryan, đứng trên tất cả là những phái thờ những Nữ thần và những nghi lễ cũng như niềm tin kiên cố liên quan đến sinh trưởng, cái chết, và sự sống của linh hồn. Trong một số trường hợp sự liên tục tìm thấy từ thời tiền sử kéo dài đến tận thời hiện đại. Ví dụ như cái hang ở Skoteino, “một trong những nơi vĩ đại và mỹ lệ bậc nhất toàn Crete,” sâu 60m và có tới bốn tầng.
Sự liên tục cũng được minh chứng bằng những biểu hiện cụ thể khác về sự sùng đạo Crete cổ xưa. Sir Arthur Evans nhấn mạnh sự liên hệ giữa việc thờ cây và sự tôn kính dành cho những hòn đá thiêng. Một sự liên hệ tương tự được tìm thấy trong giáo phái thời Athena Parthenos tại Athens: một cái cột liên kết với cây thiêng (ô liu) và con cú, loại chim biểu tượng của nữ thần. Evans cũng cho thấy sự sống sót của phái thờ cột cho tới tận thời hiện đại; ví dụ như cột thiêng tại Tekekioi, gần Skoplje là một bản mô phỏng của cột Minoan, được sùng bái bởi cả người theo Công giáo và Hồi giáo. Niềm tin rằng những dòng suối thiêng có sự liên hệ với nữ thần cũng được tìm thấy trong Hy Lạp cổ điển, nơi mà những dòng suối được tôn thờ như Nereids; vẫn tồn tại đến ngày nay là việc những nàng tiên vẫn được gọi là Neraides.
Không cần phải kể nhiều ví dụ làm gì, chỉ cần nhớ rằng quá trình tiếp nối liên tục của những cấu trúc tôn giáo cổ là đặc tính của tất cả các nền văn hóa dân tộc, từ Tây Âu và Địa Trung Hải đến đồng bằng sông Hằng và Trung Quốc. Đối với mục đích của chúng ta, quan trọng là cần nhấn mạnh vào một thực tế rằng những phức hợp tôn giáo liên kết những nữ thần của sự sinh trưởng và cái chết với nghi lễ và niềm tin liên quan đến sự thụ pháp và sự sống của linh hồn đã không được kết hợp vào tôn giáo Homer. Bất chấp việc cộng sinh với vô số những truyền thống tiền Hy Lạp, những kẻ chinh phục nói tiếng Aryan đã thành công trong việc áp đặt thần hệ của họ và duy trì phong cách tôn giáo riêng.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/