Quan điểm của Mục sư Martin Luther King về chiến tranh Việt Nam?
Trả lời: Mark Tygart, làm việt tại RSM Equico.
“Vào ngày 4 tháng 4 năm 1967, Mục sư Martin Luther King đã lên án cuộc Chiến tranh Việt Nam trong một bài diễn văn được đọc tại nhà thờ Riverside. “Lương tâm không cho tôi bất cứ lựa chọn khác”, King đã mô tả sự tồi tệ của chiến tranh đối với những người nông dân nghèo của cả Mỹ lẫn Việt Nam, và khẳng định Hoa Kỳ buộc phải đưa ra các biện pháp để ngăn chặn triệt để chiến tranh (King, “Beyond Vietnam”, 139).
King bắt đầu phản chiến một cách công khai từ tháng 3 năm 1965 khi ông tuyên bố “hàng triệu đô la bị tiêu tốn để duy trì quân đội ở Nam Việt Nam trong khi đất nước chúng ta không thể bảo vệ nổi người da đen ở Selma” (King, ngày 9 tháng 3 năm 1965). King đã trả lời các phóng viên của Face the Nation rằng với tư cách của một mục sư quan tâm đến hòa bình cho thế giới và sự sống còn của nhân loại, ông phải tiếp tục đấu tranh (King, ngày 29 tháng 8 năm 1965). Trong một phiên bản của bài giảng “Transformed Nonconformist” vào tháng 1 năm 1966 tại nhà thờ Ebenezer Baptist, King đã lên tiếng phản đối chiến tranh Việt Nam, mô tả cuộc xâm lược của Mỹ là sự vi phạm Hiệp định Geneve năm 1954 về quyền tự quyết của Việt Nam.
Đầu năm 1967, King đẩy mạnh những tuyên bố phản chiến khi đưa ra các bài phát biểu tương tự tại Los Angeles và Chicago. Bài phát biểu “The Casualties of the War in Vietnam” tạ Los Angeles nói nhiều về lịch sử các cuộc chiến và khẳng định Hoa Kỳ nên là quốc gia phục vụ hòa bình cho nhân loại chứ không phải sử dụng sức mạnh phi nhân tính [giải phóng] để chống lại những người khác (King, ngày 25 tháng 2 năm 1967).
Vào ngày 4 tháng 4, cùng với Giáo sư Henry Commager của Cao đẳng Amherst, Chủ tịch Liên minh Chủng viện Thần học John Bennett và Rabbi Abraham Joshua Heschel, tại một sự kiện được tài trợ bởi Clergy và Laymen Concerned, King đã phát biểu trước hơn 3000 người tại nhà thờ New York. Bài phát biểu có sự đóng góp của rất nhiều tình nguyện viên, bao gồm cả Giáo sư Vincent Harding của Cao đẳng Spelman và Giáo sư John Maguire của Đại học Wesleyan. King nhấn mạnh trách nhiệm của mình đối với người dân Mỹ và cho biết các cuộc tiếp xúc với những thanh niên da đen tại các khu ổ chuột đã củng cố cam kết của chính ông về bất bạo động.
King tiếp tục phác hỏa lịch sử tàn phá Việt Nam bởi bàn tay “kiêu ngạo một cách chết chóc của phương Tây”, nhấn mạnh rằng “trong khi chúng ta đứng về phía những người giàu có và an toàn, chúng ta cũng tạo ra địa ngục cho những người nghèo” (King, “Beyond Vietnam”, 146; 153). King đưa ra đề xuất 5 điểm để ngăn chặn chiến tranh, trong đó có lời kêu gọi đơn phương ngừng bắn. Đối với King, chiến tranh Việt Nam là biểu hiện rõ ràng nhất về chủ nghĩa thực dân của Mỹ trên toàn thế giới. King tuyền bố rằng nước Mỹ đã “khiến cho cuộc các mạng hòa bình trở nên bất khả thi khi chỉ chú tâm tới lợi nhuận khổng lồ của các khoản đầu tư nước ngoài”. King thúc giục “một cuộc cách mạng triệt để về phẩm giá”, nhấn mạnh vào tình yêu và công lý hơn là kinh tế quốc gia (King, “Beyond Vietnam”, 157).
Rất nhiều phản ứng tiêu cực nhằm vào bài phát biểu của King. Cả Washington Post và New York Times đều xuất bản các bài xã luận chỉ trích, nhấn mạnh bài phát biểu của King “làm giảm vị thế của ông đối với đất nước và người dân” khi đưa ra cái nhìn thiển cận và thiếu sót (“A Tragedy”, ngày 6 tháng 4 năm 1967). Tương tự, Hiệp hội Quốc gia về sự Tiến bộ cho người Da màu và Ralph Bunche đều cáo buộc King đã liên kết hai vấn đề không liên quan đến nhau, là Việt Nam và Nhân quyền. Bất chấp mọi sự chỉ trích, King vẫn tiếp tục công kích chiến tranh Việt Nam trên cả nền tảng đạo đức và kinh tế.”
Nguồn: “Beyond Vietnam”
#Martin_Luther_King #Vietnam_war