Thứ hai, 12/06/2023, 11:00 (GMT+7)
Cây lá lốt ngoài là loại rau quen thuộc còn được biết đến như một loại thuốc quý đặc biệt là dành cho những người bị đau nhức xương khớp.
Tên khoa học của cây lá lốt
Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), là một loại cây thảo sống dai, thường mọc nơi ẩm ướt. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt. Tính vị quy kinh: lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm.
Tác dụng cây lá lốt
– Ôn trung (làm ấm bụng);
– Tán hàn (trừ lạnh);
– Hạ khí (đưa khí đi xuống);
– Chỉ thống (giảm đau);
– Yêu cước thống (đau lưng, đau chân),
– Tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài),
– Trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…
Cách dùng cây lá lốt để trở thành vị thuốc quý
– Trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh: Công dụng của cây lá lốt trong trị đau nhức xương khớp được áp dụng trong bài thuốc sau: Lấy khoảng 30g lá lốt tươi đem nấu cùng với 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát thì tắt bếp. Dùng để uống sau bữa tối. Duy trì liên tục, đều đặn trong khoảng 10 lần để thuyên giảm các dấu hiệu.
– Chữa sưng đau ở đầu gối: Chuẩn bị 20g lá lốt và 20g ngải cứu. Đem rửa thật sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi giã nát. Tiếp tục chưng trên bếp với giấm rồi đắp lên vùng đầu gối bị sưng đau. Áp dụng 10 ngày liên tục để cải thiện tình trạng bệnh.
– Điều trị ra mồ hôi chân, tay nhiều: Đem 30g lá lốt thái nhỏ rồi đem sao vàng hạ thổ. Sau đó cho vào nồi sắc cùng với 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp. Chia ra uống hết trong 2 lần, duy trì dùng liên tục và đều đặn 1 tuần rồi nghỉ khoảng 4 ngày và tiếp tục với chu kì 1 tuần tiếp theo.
– Điều trị viêm xoang: Đem lá lốt rửa sạch rồi vò nát, sau đó nhét lá lốt vào mũi để tinh chất tác động được vào các xoang. Sử dụng hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm bớt rõ rệt.
– Giải cảm: Chuẩn bị: 20 lá lốt, 2g gừng, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 1 nắm gạo và gia vị. Cho gạo vào nấu cháo như bình thường, khi gạo nở thì cho tất cả dược liệu vào. Ăn cháo khi còn nóng và lau phần mồ hôi đi.
– Điều trị mụn nhọt: Chuẩn bị: 15g lá lốt, 15g lá tía tô, 15g lá ráy, 15g cây chanh và 15g lá chanh. Cây chanh bỏ vỏ bên ngoài, sau đó phơi khô rồi giã nhỏ để rắc lên tổn thương trên da. Các dược liệu còn lại thì rửa sạch rồi giã nhỏ và đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Duy trì sử dụng mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 3 ngày thì sẽ khỏi.
Những người không nên dùng lá lốt
– Người bị đau dạ dày
– Người bị táo bón
– Người nhiệt miệng