cong-dung-va-1001+-bai-thuoc-quy-tu-cay-mo-qua-ma-khong-phai-ai-cung-biet

Công dụng và 1001+ bài thuốc quý từ cây mỏ quạ mà không phải ai cũng biết

Cây mỏ quạ chữa trị ho do lao phổi 

Cây mỏ quả có tên khoa học là Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., thuộc họ Moraceae. Ngoài ra, cây này còn gọi với những cái tên khác như: Hoàng lồ, Vàng lồ, Cây bướm, Sọng vàng, Gai vàng lồ, Gai mang, Móc câu. Cây có nhiều tác dụng trong việc chữa các vết thương mềm, điều trị ho do lao phổi,… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm sinh thái, Công dụng và cách dùng của vị thuốc thuốc này qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm sinh thái của cây mỏ quạ

Mỏ quạ có tên khoa học là Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., thuộc họ Moraceae. Cây này cũng có một số tên gọi khác như: hoàng lồ, vàng lồ, cây bướm, song vàng, gai vàng lồ, gai mang. Cây này nhỏ, thân mềm, có nhiều cành, tạo thành bụi, thân cành có nhựa màu trắng. Rễ có nhiều nhánh, mọc ngang, có thể sống xuyên qua đá. Chính vì vậy, cây mỏ quả này thường có tên là Xuyên phá thạch. 

Công dụng và 1001+ bài thuốc quý từ cây mỏ quạ mà không phải ai cũng biết - Ảnh 1
 

Vỏ thân mỏ quả có màu tro nâu. Trên thân, cành có nhiều gai. Đối với những gai già cọng xuống trông giống như mỏ của con quạ. Lá của loại cây này có hình trứng thuôn, 2 đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên, lá mọc cách. Lá khi ăn thử sẽ có vị tê tê ở lưỡi. Cụm hoa màu vàng, hạt nhỏ.

Công dụng của cây mỏ quạ 

Theo Y học, cây mỏ quạ là loại cây vỏ và gỗ cây mỏ có chứa các hoạt chất như: Cudraniaxanthon, butyrospermol acetat, kaempferol, aromadendrin, populnin, quercetin, taxifolin; lá chứa flavonoid.

Rễ mỏ quạ dùng điều trị đau nhức lưng gối, ho ra mắt, bế kinh, vàng da và ung độc. Lá mỏ quạ dùng trong các bài thuốc chữa vết thương mềm. Dù có tác dụng lớn nhưng phụ nữ mang thai tuyệt đối không nền dùng cây mỏ quạ. 

Bài thuốc chữa bệnh từ cây mỏ quạ 

Công dụng và 1001+ bài thuốc quý từ cây mỏ quạ mà không phải ai cũng biết - Ảnh 2
 

Chữa vết thương phần mềm (vết thương nhỏ, nông)

Lá mỏ quạ gai tươi, lấy về rửa sạch, để ráo nước, bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Hàng ngày lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3-5 ngày vết thương đóng vảy thì thôi.

Trị mụn nhọt sưng đau

Lấy vỏ rễ mỏ quạ, đem rửa sạch, giã nát và đắp vào chỗ đau nhức.

Chữa ho ra máu do nhiệt tích ở phổi

Dùng 63g rễ mỏ quạ. Cạo lớp vỏ ngoài, sau đó thái lát và sao xém. Cho nước vào sắc, sau đó thêm ít đường, hòa đều và dùng uống ngày 3 lần.

Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản và ung thư dạ dày

Dùng mã tiên thảo, tâm lăng và rễ mỏ quạ gia giảm liều lượng theo từng trường hợp. Sắc uống hằng ngày.

Công dụng và 1001+ bài thuốc quý từ cây mỏ quạ mà không phải ai cũng biết - Ảnh 3
 

Trị sạn đường mật

Lấy uất kim 12g, kim tiền thảo 30g, xuyên quân 10g, trần bì 30g, mỏ quạ 15g. Sắc uống.

Chữa bệnh sỏi đường tiết niệu

Lấy 25g đậu vẩy rồng, xuyên phá thạch, râu mèo, hoạt thạch và đông quỳ tử mỗi vị 15g, ngưu tất 12g. Dùng các vị sắc lấy nước uống.

Trị chứng thận hư do thấp nhiệt có kèm sạn

Dùng vương bất lưu hành 15g, hoàng tinh 15g, xuyên phá thạch 15g, hoàng kỳ 30g, hoài ngưu tất 15g, hải kim sa (gói vải) 15g, kim tiền thảo 20g. Sắc uống hằng ngày.

Trị ho lâu ngày do nhiễm khí lạnh

Dùng 9g cam thảo, 30g rễ rung rúc và 10g xuyên phá thạch. Cho dược liệu vào ấm, thêm 700ml nước vào và sắc còn 300ml. Mỗi lần dùng 100ml, ngày dùng 3 lần. Cứ 10 ngày là xong 1 liệu trình, có thể lặp lại liệu trình nếu cần thiết.

* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết rõ bệnh tình và hướng điều trị phù hợp hãy đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám 

Ảnh: Tổng hợp 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *