ban-clip-quay-roi-phu-nu-tren-tau-dien-ngam-nhat-ban

Bán clip quấy rối phụ nữ trên tàu điện ngầm Nhật Bản

Kẻ bán clip quấy rối phụ nữ trên tàu điện ngầm Nhật Bản - Ảnh 1.

Các chuyến tàu điện ngầm ở Tokyo trở nên vô cùng đông đúc vào giờ cao điểm.

Giờ cao điểm buổi sáng ở Tokyo, Nhật Bản, tàu điện ngầm chật cứng người. Takako (không phải tên thật) đang trên đường đến trường. Nữ sinh 15 tuổi cố gắng bám vào một thanh vịn, theo BBC.

Đột nhiên, Takako cảm thấy một bàn tay ấn vào người từ phía sau. Cô chỉ nghĩ rằng ai đó đã vô tình đụng phải mình.

Nhưng bàn tay bắt đầu mò mẫm.

“Đó là lúc tôi nhận ra đây là hành vi quấy rối”, Takako nhớ lại.

Bàn tay nhanh chóng biến mất trong đám đông. “Tôi không thể làm bất cứ điều gì”. Takako đến trường trong nước mắt ngày hôm đó.

Đó là lần đầu tiên Takako bị quấy rối tình dục trên phương tiện giao thông công cộng, nhưng chắc chắn không phải lần cuối.

Nhiều phụ nữ như Takako là mục tiêu của những kẻ quấy rối nơi công cộng. Trong một số trường hợp, thủ phạm còn quay lén và bán các video này trên mạng.

Hầu hết clip đều theo cùng một khuôn mẫu: Một người đàn ông bí mật quay phim một người phụ nữ từ phía sau và theo cô ấy lên tàu. Vài giây sau, hắn ta bắt đầu quấy rối. Những người này hành động kín đáo, và nạn nhân dường như hoàn toàn không biết.

Đại dịch chikan

Chikan là một từ tiếng Nhật mô tả hành vi tấn công tình dục nơi công cộng, đặc biệt là sờ soạng trên phương tiện giao thông công cộng. Nó cũng mô tả chính những người phạm tội.

Chikan thường lợi dụng đám đông và nỗi sợ của nạn nhân. Ở Nhật Bản, việc lên tiếng một cách trực tiếp và cởi mở có thể bị coi là thô lỗ.

Hàng nghìn vụ bắt giữ liên quan đến chikan được thực hiện mỗi năm, nhưng cũng có vô số vụ việc không bị phát hiện hay trừng phạt. Saito Akiyoshi, chuyên gia sức khỏe tâm thần và là tác giả của một cuốn sách về chikan, nói rằng chỉ có khoảng 10% nạn nhân trình báo tội ác.

Kẻ bán clip quấy rối phụ nữ trên tàu điện ngầm Nhật Bản - Ảnh 2.

Takako từng bị quấy rối tình dục nhiều lần khi còn là một thiếu nữ.

Cảnh sát Nhật Bản khuyến khích các nạn nhân và nhân chứng lên tiếng, nhưng tội ác không dễ bị xóa bỏ. Vấn đề phổ biến đến mức ngay cả chính phủ Anh và Canada cũng cảnh báo khách du lịch đến Nhật Bản về vấn đề này.

Chikan đã được bình thường hóa bởi sự nổi bật của nó trong ngành công nghiệp giải trí dành cho người lớn của Nhật Bản.

Trang web tiếng Trung có tên là DingBuZhu (có nghĩa là “Tôi không thể cầm cự được” trong tiếng Trung) hay Chihan và Jieshe là những thị trường dành cho các video chikan, được quay bí mật trên điện thoại di động ở những nơi công cộng đông đúc, chẳng hạn như tàu và xe buýt.

Clip được quay khắp Đông Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Một số video có giá dưới 1 USD. Trang web thậm chí đã từng cho phép người dùng đặt hàng các video lạm dụng được thiết kế riêng.

Coi nạn nhân như đồ vật

Trên một con phố yên tĩnh ở khu đèn đỏ của thành phố Yokohama, mặt tiền một cửa hàng được trang trí giống như ga tàu điện ngầm thu hút ánh nhìn người qua đường. Biển báo treo phía trước viết: “Các chuyến tàu chikan hợp pháp”.

Trong câu lạc bộ có tên Rush Hour này, khách hàng có thể trả tiền để tận hưởng trải nghiệm chikan một cách hợp pháp.

Quản lý Hasuda Shuhei nói: “Chúng tôi để mọi người làm những việc không thể làm ở bên ngoài. Đó là lý do mọi người đến đây”.

Bên trong club, mùi khó chịu của các sản phẩm tẩy rửa tràn ngập không khí. Phòng riêng được thiết kế như toa tàu và trang bị hệ thống âm thanh phát thông báo. Ngay cả thẻ thành viên của câu lạc bộ cũng trông giống hệt thẻ giao thông ở Nhật Bản.

Kẻ bán clip quấy rối phụ nữ trên tàu điện ngầm Nhật Bản - Ảnh 3.

Bên trong câu lạc bộ Rush Hour.

“Tôi nghĩ điều quan trọng đối với đàn ông là có thể trả tiền để trút bầu tâm sự ở những nơi như thế này, để họ không phạm tội hiếp dâm và các hình thức tấn công tình dục khác”, Hasuda nói.

Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe tâm thần Saito cho rằng vấn đề không đơn giản như Hasuda nói. Ông Saito chỉ ra rằng hầu hết thủ phạm chikan đều bị kích động bởi ý tưởng thống trị và làm nhục nạn nhân.

“Họ không đối xử bình đẳng với nạn nhân mà coi nạn nhân như đồ vật”.

Đó là một quan điểm đúng với trải nghiệm của Takako.

Sau nhiều tháng bị tấn công, một ngày nọ, cô đã phản kháng. Khi cảm thấy một bàn tay với lấy váy của mình trong một toa tàu đông đúc, Takako lấy hết sức để hét lên và nắm lấy cổ tay kẻ tấn công.

Takako, hiện 24 tuổi, đưa người đàn ông ra tòa. Thế nhưng, anh ta được hưởng án treo, mặc dù trước đó đã bị bắt vì tội tương tự.

Thất vọng với kết quả vụ án, Takako bắt đầu chiến dịch chống chikan, tạo ra những huy hiệu đầy màu sắc có nội dung: “Chikan là một tội ác!”.

Cô nói rằng mọi người có thể đeo những huy hiệu này để thể hiện rằng họ sẽ không giữ im lặng.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *