di-tieu,-bat-ngo-phat-hien-di-tich-co-cua-loai-nguoi-49.000-nam-truoc

Đi tiểu, bất ngờ phát hiện di tích cổ của loài người 49.000 năm trước

Khi đang đi khảo sát cùng với bạn đồng hành của mình tại những hẻm núi trong khu vực ở phía Bắc Dãy núi Flinders, miền Nam nước Úc, thì Clifford muốn dừng xe để đi “giải quyết nỗi buồn”.

Vách núi nơi Clifford Coulthard tình cờ có phát hiện lịch sử.

Bất ngờ trong lúc đang tìm nơi thích hợp để đi vệ sinh thì Clifford Coulthard nhìn thấy những vách đá có kết cấu khá kỳ lạ. Vì tò mò, ông vào sâu hơn để xem và phát hiện thấy trần hang có vết ám vì khói, dấu hiệu cho thấy con người đã từng ở đây.

Ông vội gọi người bạn đồng hành của mình đến xem xét và sau đó họ đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy thổ dân loài người cổ đại đã có mặt ở đây và hang động là một trong những nơi trú ẩn của họ. Một cuộc khảo sát quy mô lớn đã được tổ chức.

Cuộc khảo sát đã được các nhà khoa học tổ chức ngay.

Ban đầu, Clifford nghĩ rằng những dấu vết này chỉ có niên đại khoảng 5000 năm trở lại. Tuy nhiên kết quả giám định cho thấy dấu vết này có từ 49.000 năm trước. Nó cho thấy lịch sử loại người đã có từ rất lâu trước đây. Sau khi khai quật, các nhà khoa học tìm thấy 4.300 đồ vật được chế tạo bằng đôi tay loài người, cùng hơn 200 mảnh xương động vật.

Nhiều hiện vật có giá trị đã được khai quật

Đặc biệt trong đó có cả xương của loài Diprotodon optatum, một loài động vật thời tiền sử đã tuyệt chủng từ lâu. Chúng có thể cao đến 4 mét, nặng hơn 2 tấn. Với kích thước như thế, rõ ràng loài này không thể chui vào hang động, nên các nhà khoa học cho rằng chúng chính là thức ăn của các thổ dân cổ đại.

Loài động vật khổng lồ thời cổ đại

Rõ ràng, đây là một phát hiện có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nghiên cứu nguồn gốc của loài người. Kỳ lạ hơn là nó được phát hiện nhờ một cách vô cùng tình cờ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *