Đội hình tác chiến bộ binh của Trung Quốc với Châu Âu cổ đại bên nào mạnh hơn?

Góc so kèo

Theo các cao nhân, đội hình tác chiến bộ binh của Trung Quốc với Châu Âu cổ đại bên nào mạnh hơn?

Đội hình nhà Hán: Dùng kích (*) chủ yếu, hàng ngoài cùng có những binh sĩ được giao nhiệm vụ chỉ mang khiên lớn và nặng để đỡ tên hiệu quả. Thủ rất khỏe. Chống kỵ tốt. Có sắp xếp cung nỏ nấp sau khiên hoặc các hàng sau để bắn yểm trợ liên tục. Bạn nào chơi game thì biết rằng đây là đội hình mơ ước hoàn hảo của mọi game thủ! Nhược điểm duy nhất là chỉ đánh được ở đồng bằng.

VS
Đội hình tác chiến của La Mã: Dùng lính cầm khiên với đoản kiếm. Có trang bị lao hoặc giáo ngắn để phóng trước khi xông vào chém giết như vũ bão. Chống tên tốt, chống kỵ kém. Khả năng tác chiến độc lập cá nhân lẫn tập thể rất mạnh khi chiến đấu ở địa hình đồi núi. Đánh được ở mọi địa hình chiến trường. Nhưng đánh ở chiến trường phẳng yếu thế hơn 2 ông kia rõ ràng. Có thể được hỗ trợ bởi 1 số lính tầm xa như cung thủ, lính lăng đá đến từ Syria, Crete. Khinh binh phóng lao.

Đội hình phalanx: Đội hình bộ binh đấu bộ binh, chống kỵ tốt. Đẩy trực diện bộ binh địch trên chiến trường phẳng cũng rất mạnh nhưng dễ bị tổn thương bởi cung nỏ, lao. Bắt buộc phải dùng kỵ binh cơ động, mạnh mẽ để bọc hậu, bọc sườn. Bị kẻ thù đánh từ hướng khác chắc chắn sẽ vỡ trận. Gần như vô dụng nếu đánh ở địa hình mấp mô, gồ ghề.

(*) Kích là 1 loại vũ khí nâng cấp từ qua. Nhờ thiết kế mũi rìu nhọn như dao găm khiến lực tụ lại 1 điểm, khi bổ từ trên cao xuống, đà moment quán tính tạo nên sức sát thương đáng nể, không khiên giáp nào đỡ được (tương tự món halberd đặc trị giáp plate của phương Tây sau này). Bổ từ trên cao xuống thì khiên giáp, thủ cấp kẻ thù đội mũ trụ có tốt đến đâu vẫn vỡ. Bổ trượt thì có thể kéo lại để cứa vào cổ, cắt đứt tứ chi hoặc móc vào khiên của kẻ thù kéo đi mất, giúp nỏ binh của mình bắn chết địch dễ dàng. Khi được sử dụng bởi bộ binh trong đội hình chặt chẽ với số lượng lớn, qua/kích phát huy tối đa sức mạnh đội hình của mình. Có thể coi đây là khắc tinh của đội hình bộ binh La Mã, vốn phụ thuộc vào khiên để thủ và đoản kiếm để chiến đấu. Đến thời nhà Hán, được gắn thêm mũi giáo nhọn nhằm thực hiện thêm đòn đâm và chống kỵ hiệu quả. Nói chung là đi trước phương Tây cả ngàn năm vì sau này bọn Châu Âu trung cổ cũng mass-train binh lính dùng halberd với crossbow và đánh trả bọn kỵ sĩ mặc giáp cầm trường thương, cũng như đám xạ kỵ saracen, turk thua túi bụi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *