BÀI VIẾT NÀY ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN KHÁ NHIỀU PAGE. PHÍA DƯỚI LÀ PHẦN PHẢN BIỆN CỦA CHÚNG TÔI.
“Việt Nam có một lịch sử lập quốc khá là kỳ lạ
Ở các nước khu vực, hầu hết các triều đại nối tiếp nhau bằng nội chiến, thanh toán các nước nhỏ rồi triều này suy vong thì nhân tố bên trong nổi lên cướp triều đại cũ như Tần vương thôn tính 6 nước, rồi nhà Tần biến loạn , Hán-Sở tranh hùng và Hán thắng, rồi Hán suy tàn lập nên thế tam quốc, cuối cùng có nhà Tấn và lại chia rẽ làm thập lục quốc đến khi Tùy quốc thành lập thời gian ngắn nhà Đường lên thay cứ thế….
Riêng nước ta sau cuộc chiến độc lập chấm dứt ngàn năm đô hộ của Tĩnh hải quân Ngô Quyền, tiếp nối hầu hết các triều đại mới đều đánh dấu chiến công lập quốc của mình bằng cách…đánh ngoại xâm mà cụ thể nhất là giặc phương bắc.
Ngô Quyền vả Nam Hán kiến quốc độc lập cho nước Nam
Tiền Lê đánh bại quân Tống ngay tại Ải Chi Lăng khiến vua Tống khiếp sợ công nhân độc lập Đại Cồ Việt.
Nhà Lý tiếp tục vả nhà Tống không trượt phát nào bằng chiến thắng ngay trên đất Tống và trên mặt trận phòng thủ Như Nguyệt
Nhà Trần cào mặt quân Mông Nguyên, ghi dấu trở thành một trong số ít triều đại trên thế giới đẩy lùi được quân đội Mông Cổ bằng quân sự. Và là quốc gia duy nhất đánh bại Mông Cổ đế chế hùng mạnh nhất địa cầu tới 3 lần.
Lê Lợi- Lê Thái Tổ đả bại quân Minh tái lập triều đại hưng thịnh xưng hùng ngang hàng với phương bắc.Đẻ ra con cháu là Lê Thánh Tông bắt nạt không chừa quốc gia nào trong khu vực.
Tây Sơn uy danh lịch sử đánh bại quân đội nhà Thanh chôn thây 10 vạn quân Thanh và lấy 6 vạn quân Xiêm ( Thái Lan ) làm mồi cho cá.
Đảng Cộng Sản Việt Nam lập quốc chơi trội hơn đánh một lúc vừa Pháp , vừa Mỹ vừa Tàu lại tiện chân đá tung đít luôn Khơ Me đỏ tạo nên kỷ lục chống ngoại xâm đến nay chưa ai phá được.
Nói vậy để thấy ngoài việc phế cựu lập tân thì triều đại mới phải chứng minh khả năng trị vì của mình bằng một cách đó là thể hiện trên chiến trường ngoại xâm. Nhà Hồ bại trận, khiến muôn đời bị chê trách dù có nhiều tư tưởng tiến bộ. Các vị vua, chúa nào vì ngai vàng mà mượn quân ngoại địch luôn bị người đời sau nguyền rủa. Lê Chiêu Thống là một ví dụ, và Nguyễn Ánh cũng vậy, dù là kẻ chiến thắng sau cùng, nhưng để đạt được chiến thắng, dù cho là có số mệnh làm vua nhưng cách Ánh làm vua thật khiến các tiền nhân khai quốc phải ôm mặt xấu hổ như bán Hội An cho Pháp đổi lấy vài trăm quân hỏa mai và vài con tàu chiến ghẻ ( May mà hợp đồng không thành ), mượn quân Xiêm vào đánh dẹp Tây Sơn nhưng nói thật nếu mà Xiêm thắng thì quân Xiêm cũng chặt luôn đầu Nguyễn Ánh và chiếm luôn VN chứ mỡ đó mà húp nó giúp không, cái gương quân Minh phù Trần diệt Hồ còn tươi đó. Đã thế còn cắt luôn châu Trấn Ninh to bằng cái nam bộ ở Nghệ An cho Ai Lao tức Lào ngày nay, phần đất đó năm xư Lê Thánh Tông đổ máu mới có được vậy mà….thế nên khi lập nên triều Nguyễn, Ánh luôn lo sợ các thế lực nổi dậy nên xây thành Huế vô cùng vững chắc. Và đúng như Ánh sợ, trong suốt thời gian trị vị vô số cuộc nổi dậy lớn nhỏ chống lại mình, và có thể nói triều Nguyễn là triều đại nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân nhất trong lịch sử và cũng là triều đại duy nhất của lịch sử sợ giặc đến mức cắt đất cho ngoại xâm thậm chí cấm nhân dân đánh giăc. Nếu các Chúa Nguyễn sống lại chắc cũng quay lại dưới mồ không muốn nhìn con cháu mình dâng đất khai phá bao công sức cho lũ tây mũi lõ.
Vậy nên không ngạc nhiên khi đến tận nay chưa có con đường nào mang tên Nguyễn Ánh cả, một vị vua không chỉ có được quyền lực bằng binh quyền mà phải có được tín nhiệm nhân dân, một triều đại hèn nhát trước kẻ địch xâm lăng thì đó là một triều đại ô nhục muôn đời dù con cháu sau này cố sửa sai bù đắp đi nữa cũng vô ích. Thế nên đừng hỏi tại sao dù không còn nhưng nhà Tây Sơn và Quang Trung hoàng đế luôn tồn tại trong lòng của đại đa số người dân lúc bấy giờ.
Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó trích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ – Những sấm trình của Nguyễn Huệ luôn và mãi mãi tồn tại trong tinh thuần bất khuất của người Việt dù bọn lật sử có ý định tô vẽ bôi xấu thế nào đi nữa.
Nguồn: Gió Đông Lào”
— LỜI BÌNH CỦA HOA ANH ĐÀO: —
Ngay từ cái cách người viết dẫn dắt đã thấy sự ngô nghê về học thuật. Luận điểm các triều đại phong kiến Việt Nam ra đời khác với Trung Quốc khác nhau là hoàn toàn sai. Người viết cố đánh lừa bạn đọc rằng tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam đều được thành lâp sau quá trình đấu tranh chống ngoại xâm vẻ vang trừ nhà Nguyễn.
Thực tế cho thấy, tất cả các triều đại phong kiến từ thời Ngô đến thời Nguyễn đều là sự tranh đoạt quyền lực của các dòng họ. (trừ nhà Lê với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần thánh.) Ngay cả cách mạng tháng Tám được người ta tô vẽ là “đánh Pháp, đuổi Nhật” thật chất chỉ là cuộc cách mạng giành chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim. Đánh Pháp ở đâu khi trước đó ngày 9-3-1945 người Nhật đã hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương.
Đuổi Nhật ở đâu khi ngày 13-8-1945 Nhật đã đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. 6 vạn quân Nhật ở Đông Dương được lệnh cấm nổ súng chờ quân Đồng Minh vào giải giáp khi giới.
Như vậy, cách người viết này cố gắng lập luận các triều đại được thành lập sau những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hiển hách là chính thống. Nhà Nguyễn là ngụy triều. Xét lại tiến trình lịch sử, Ngô Quyền tiêu diệt kẻ phản loạn Kiều Công Tiễn sau đó mới đánh bại quân Nam Hán chứ không giành độc lập từ phương Bắc. Đinh Bộ Lĩnh “dẹp loạn 12 sứ quân”, Lê Hoàn cướp ngôi” của họ Đinh sau đó mới đánh Tống, Lý Công Uẩn đoạt ngôi của họ Lê sau đó dời đô về Thăng Long. Con cháu của ông mới đánh Tống lần 2. Họ Trần đảo chính cung đình, mấy chục năm sau mới đánh Mông Nguyên lẫy lừng. Họ Hồ cướp ngôi họ Trần sau đó để mất nước. Tây Sơn cướp “nước” của họ Nguyễn và Họ Lê (vua Lê chúa Trịnh) sau đó mới lần lượt đập tan Xiêm và Thanh. Họ Nguyễn thống nhất giang sơn khi đạp nát nhà Tây Sơn.
Như vậy, duy nhất chỉ có họ Lê (hậu Lê) mới thực sự giành lại độc lập dân tộc từ tay ngoại bang. Nên dòng họ này có ảnh hưởng rất lớn ở Bắc Hà. Cũng vì thế nó mới tồn tại đến 360 năm. Cũng giống như ảnh hưởng của họ Nguyễn ở phía Nam sông Gianh. Có công mở đất nên được nhân dân biết ơn. Đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Luận điểm thứ 2 mà tác giả bài viết này nhắm vào là vua Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh.
Tác giả suy luận Nguyễn Ánh (dùng từ mà tác giả gọi vua Gia Long theo nghĩa mỉa mai.) rằng ông ta cõng rắn cắn gà nhà. Bởi hiệp ước Vecxai và việc cầu viện quân Xiêm. Sự thật tác giả đã đổi trắng thay đen. Hiệp ước Vecxai là một hiệp ước bất bình đẳng giữa Bá Đa Lộc ký với Pháp. Mặc dù nhân danh Nguyễn Vương nhưng Nguyễn Ánh không hề biết gì về hiệp ước trên.
Có thể suy đoán, nếu Pháp có thi hành hiệp định thì cũng chưa chắc Nguyễn Vương cũng chấp nhận những điều khoản bất bình đẳng trên. Lịch sử thì không có chữ nếu nên chúng ta chỉ có thể suy luận tùy theo quan điểm và tầm nhìn của mình bởi cách mạng Pháp nổ ra. Hiệp ước vecxai chỉ là tờ giấy lộn.
Thứ 2, bài viết cho rằng Xiêm xâm lược Việt Nam và nếu thành công thì Nguyễn Ánh đứt đầu. Thực ra Xiêm không đủ sức để xâm lược và đô hộ Việt Nam lúc bấy giờ. Việc đưa 5 vạn quân sang Việt Nam là liên minh quân sự giữa Nguyễn Ánh và vua Xiêm. Bởi Rama I hai lần mang ơn Nguyễn Vương.
Lần 1 trên đất Chân Lạp khi Nguyễn Vương đồng ý nghị hòa với Chakri để vị tướng này đem quân về kinh đô dẹp loạn, cứu gia đình. Sau đó trở thành vua lấy hiệu là Rama I.
Thứ 2, bài viết cho rằng Xiêm xâm lược Việt Nam và nếu thành công thì Nguyễn Ánh đứt đầu. Thực ra Xiêm không đủ sức để xâm lược và đô hộ Việt Nam lúc bấy giờ. Việc đưa 5 vạn quân sang Việt Nam là liên minh quân sự giữa Nguyễn Ánh và vua Xiêm. Bởi Rama I hai lần mang ơn Nguyễn Vương.
Lần 1 trên đất Chân Lạp khi Nguyễn Vương đồng ý nghị hòa với Chakri để vị tướng này đem quân về kinh đô dẹp loạn, cứu gia đình. Sau đó trở thành vua lấy hiệu là Rama I.
Lần 2, Nguyễn Ánh giúp Rama I đánh bại quân xâm lược Myanma hùng mạnh. Thật ra liên minh quân sự với Xiêm là sai lầm của Nguyễn Vương. Bởi đây là đội quân thiếu tính kỷ luật, ra sức cướp phá, làm mất lòng dân. Nguyễn Vương đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ lần 2 của vua Xiêm, được các tướng cho là phải.
Trong chiến tranh việc liên minh quân sự với nước ngoài không phải là chuyện hiếm gặp. Mỹ giành độc lập từ tay người Anh, có liên minh với Pháp. Không thấy ai nói các nhà lập quốc Mỹ bán nước cho Pháp cả. Nguyễn Huệ liên minh với cướp biển người Hoa và đề nghị liên minh với Anh. Đó lại được gọi là liên minh quân sự.
Về lý do vua Gia Long “trả đất” Trấn Ninh cho Ai Lao là một trong những vấn đề được tính toán kỹ lưỡng. Trong phạm vi bài viết này, người viết không có thời gian phân tích. Bạn đọc có thể tự tìm hiểu thêm, không ngẫu nhiên mà Trấn Ninh lại được trao qua đổi lại như thế. Và sau này, khi phân định ranh giới gữa ba nước Đông Dương, Trấn Ninh thuộc về nước Lào ngày nay.
Luận điểm thứ ba mà người viết công kích nhà Nguyễn đó chính là các cuộc khởi nghĩa nông dân. Sở dĩ các cuộc khởi nghĩa nông dân lại nổ ra đầu thời Nguyễn là do 3 nguyên nhân chính sau:
+ Khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số không chấp nhận chính sách “dùng người Việt trị người di”. Nhà Nguyễn đã táo bạo bãi bỏ các đặc quyền, đặc lợi của các tù trưởng dân tộc thiểu số. Đưa các quan lại người Việt để cai trị người đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì việc làm này đã gây nên sự phẫn uất rất lớn của các tù trưởng. Họ đã kích động lôi kéo đồng bào chống lại nhà Nguyễn. Có hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra. Nhưng tất cả đều là giặc cỏ so với sức mạnh quân sự của triều đình. Nếu “dùng người di trị người di” như trước đây, thì những khu vực này không thể nào phát triển. Chính cách làm táo bạo này đã thay đổi tích cực những vùng hẻo lánh, xa xôi bị đình trệ lâu dài.
+ Tư tưởng Hoài Lê: Thực sự cả Quang Trung và Gia Long đều rất ngán sĩ phu Bắc Hà với tư tưởng Hoài Lê. Cũng bởi sau 360 năm tồn tại. Tầng lớp sĩ phu đều coi Quang Trung và Gia Long là ngoại đạo, không chính danh nên khi Bắc Hà vỡ đê liên tục. Mặc dù nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng đắp đê nhưng do hạn chế về khoa học kỹ thuật đương thời. Cộng với việc phù sa tích tụ quá nhiều dưới lòng sông khiến mực nước dâng cao, cùng với đó là Pháp đã chiếm mất vựa lúa lớn nhất cả nước. Bắc Hà đói nên nhân dân dễ dàng bị kích đông để chống lại nhà Nguyễn.
+ Cuối cùng là các cuộc khởi nghĩa của các tướng lĩnh Tây Sơn.
Vua Gia Long xây dựng đại nội Huế theo lối kiến trúc độc đáo, hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ. Đây là một công trình mang dáng vóc của nước Việt Nam mới. Một quốc giá thống nhất và có lãnh thổ rộng lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể nói là quốc gia hung cường bậc nhất trong khu vực lúc bấy giờ. Việc xây dung một kinh đô bề thế không có nghĩa là sợ dân làm loạn.
Luận điểm đưa ra nữa là nhà Nguyễn bán đất cho giặc Pháp. Thực tế ta thấy rằng, nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong việc đánh Pháp. Ngay từ tiếng súng của Pháp trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, nhà Nguyễn đã lập tức đánh Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc.
Sau khi mất đất Nam Bộ vào tay Pháp, nhà Nguyễn đã cố gắng nhiều lần đi chuộc đất. Bởi người Pháp đã quá khôn khéo, vừa đánh vừa đàm, gieo rắc ảo tưởng cho nhà Nguyễn rằng Pháp chỉ đang nổi giận. Nếu “ngoan” thì Pháp sẽ trả đất. Trước đó Pháp cũng đã trả lại tỉnh Vĩnh Long nhằm thực hiện ý đồ trên. Vua quan nhà Nguyễn nhận thức được không thể đánh Pháp bằng vũ lực bởi quá chênh lệch. Họ loay hoay trong đường lối cứu nước. Bản thân vua Tự Đức đã đọc toàn bộ các bản điều trần để thực hiện thay đổi đất nước. Nhưng xét trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam thiếu đi các nội lực để thực hiện một cuộc cải cách như Nhật Bản. Nói cho đúng hơn là không thể cải cách.
Nhà Nguyễn phải chống lại một loại giặc ngoại xâm mới hoàn toàn, hầu như không có bài học kinh nghiệm. Tương quan lực lượng quá lớn với hai phương thức và trình độ hoàn toàn khác biệt. Việc mất nước dường như là tất yếu nhưng Pháp cũng phải mất đến 26 năm để hoàn thành cuộc xâm chiếm nước ta. Nói nhà Nguyễn đang dâng đất cho giặc thì quá ngang ngược.