Bạn nghĩ phương Tây nên học theo truyền thống phi phương Tây nào nhất?

Mặc dù có một số nền văn hóa phi phương Tây có lẽ hơi quá, nhưng tôi thích quan niệm về việc tôn kính người cao tuổi. Nó chắc chắn đá văng cái vụ “đưa người già ra khỏi nhà ngay khi họ trở nên hơi phiền một chút”. Tôi thấy RẤT NHIỀU người phương Tây bị ghẻ lạnh bởi con cháu đã lớn của họ. Tôi ít thấy điều đó ở các nước châu Á mà tôi đã đến thăm.

Ở Trung Đông? Cũng vậy. Tại Châu Phi? Đa phần cũng thế. Mỹ La-tinh? Cũng hệt luôn, . Giờ thì, lục lại trí nhớ thử xem, ở các thành phố lớn hơn, các gia đình nước ngoài ”có trình độ học vấn cao” hơn, thì đôi khi vẫn xảy ra xa cách… nhưng sự xa cách này thì chẳng là gì khi so với điều trên.

Ông nội của vợ tôi bị bệnh đã hai mươi năm. Bệnh rất, rất nặng, gần như liệt hoàn toàn, không thể tự chăm sóc cho bản thân. Một trong những người con trai của ông khá giàu có, là một giáo sư đại học triết học với công việc kinh doanh thuận lợi, tất cả sáu người con của ông đều theo học các trường tư thục đắt tiền và đại học danh tiếng… Anh ta có thể dễ dàng gửi cha mình đến một cơ sở chăm sóc nào đó, nhưng người cha vẫn là người chủ gia đình. Dù là đang ốm yếu, thì anh ta cũng không muốn đưa cha mình vào viện. Người con trai ngoan ngoãn chăm sóc cha một cách dịu dàng và đầy yêu thương.

Khi nhà có tiệc, người đàn ông già yếu được mang từ nhà ra ”nhà chính”, ngồi xe lăn, được con cháu đưa cho micro để hát karaoke với người vợ lớn tuổi của mình. Ông có mặt trong mọi sự kiện, trong mọi cuộc tụ họp, các cháu và chắt không bao giờ rời xa vòng tay của ông. Ông được con cháu tôn trọng, yêu quý. Và điều này thật tuyệt đẹp.

**Tôi vẫn còn trẻ khi tôi viết câu trả lời này. Ba đứa con của tôi cũng vậy. Nhưng mà mẹ nó, tôi hy vọng những quan niệm này sớm thay đổi, bởi vì tôi rất thích nhận được tình yêu thương sâu sắc, được quan tâm chăm sóc từ gia đình tôi, không phải vì tôi nài nỉ họ, mà vì họ khăng khăng muốn làm thế vì tôi.

——————————————-

BÌNH LUẬN CỦA MELIA JANSSEN

Tôi thì đang mâu thuẫn về chuyện này, vì tôi là người châu Á và tôi lớn lên với cái viễn cảnh mà bạn vừa mô tả. Khi tôi chuyển đến Hà Lan, nơi mà giống như ở hầu hết các nước phương Tây, người già được kỳ vọng sẽ tự chăm sóc bản thân. Tôi đã làm công việc giúp đỡ chăm sóc tại nhà cho họ và tôi thấy rằng có những lợi thế nhất định đối với họ khi sống một mình, vì họ vẫn năng động và có sức sống. Họ đi dạo hàng ngày, tham gia các hoạt động với những người bạn cùng tuổi và hàng xóm của họ, tự mình đi siêu thị mua sắm. Hầu hết trong số họ không phải bị bỏ rơi, họ có con cháu của họ đến thăm họ, có phần của họ trong các buổi lễ và tụ họp cùng nhau, nhưng vào cuối ngày, hầu hết họ thích trở về nhà riêng và ngủ trên giường của họ.

So với kịch bản trong gia đình (mở rộng) của riêng tôi với bà mình. Trong khi bà vẫn còn đi lại bình thường, tôi hiếm khi gặp bà vì bà luôn đi thăm và ở với họ hàng trên khắp đất nước, đôi khi ở cả nước láng giềng của chúng tôi. Khi lớn hơn, bà ít di chuyển hơn nên à ở với các dì của tôi, họ thay phiên nhau ở với bà. Sự sắp xếp không phải lúc nào cũng thành công, khi tôi thấy các cô em họ và dì của mình tranh cãi với nhau về bà (mẹ tôi là con dâu) Về những gì cần làm và cần phải làm để chăm sóc bà. Đúng vậy, hầu hết các gia đình Châu Á đều giống vợ của bạn, nơi những người già được tôn kính, nhưng không phải lúc nào nó cũng ngọt ngào và tình cảm như vẻ bề ngoài đâu. Bạn không bao giờ biết điều gì xảy ra phía sau khi phải chăm sóc một người già.

BÌNH LUẬN CỦA Georgie

Quá chuẩn, mọi người ở đây cứ tưởng rằng việc chăm sóc người già chỉ toàn là một màu hồng. Nhìn bề ngoài thì có lẽ là như vậy, nhưng ở đằng sau có lẽ sẽ xảy ra những điều khác. Bà tôi được đích thân chú tôi chăm sóc, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng bà tôi không vui, vì chú tôi thô lỗ và hờ hững khi chăm bà, chú tôi chỉ chăm sóc bà vì chú tôi bị buộc phải làm như vậy.

Theo: Nguyễn Tâm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *