Ngày đầu tiên tôi bước vào lớp hóa học của mình, đèn được tắt. Giáo viên đang đừng chờ bên trong lớp học, trên tay thầy cầm theo một cây nến nhỏ. Ánh sáng le lói của cây nên là nguồn sáng duy nhất của căn phòng.
Các học sinh nói chuyện thì thầm với nhau, bối rối và háo hức. Khi chúng thôi giữ trật tự hơn, thầy giáo nói: “Nêu một số điều mà em quan sát được về cây nến này”.
Chúng tôi đứng hình trong vài giây. Câu hỏi có vẻ hơi dễ với một tiết hóa học.
“Các em cứ từ từ suy nghĩ về câu hỏi này nhé”, thầy giáo bổ sung, “Các quan sát là những điều em quan sát được theo kinh nghiệm. Suy luận là những điều do em tự tư duy… và suy luận có thể sai.”
Chúng tôi ngạc nhiên, chú ý nhìn thầy.
Cuối cùng, có ai đó nói leo, “Um,…ngọn lửa có màu vàng đúng không thầy?”
“Ngọn lửa tỏa ra nhiệt”.
“Bấc đang cháy”.
“Cục sáp có hình trụ”.
Thầy nhướn đôi mắt nâu nhìn vào bạn đó hòi: “Em có chắc không?”
Chúng tôi bắt đầu nhìn cực kì kĩ càng vào cây nên, không chắc chắn làm thế nào để trả lời câu hỏi đó. Nó chắc chắn nhìn giống như hình trụ.
Thầy giáo nhún vai. Sau đó, thầy đưa cây nến vào miệng và bắt đầu nhai.
Cả lớp trố mắt nhìn.
Lúc đó tôi suy nghĩ liệu tôi có nên gọi đến phòng cấp cứu hay gì đó không, nhưng giáo viên vẫn tiếp tục nhai như không có chuyện gì bất thường. Cuối cùng, thầy nuốt xuống và nhún vai lần nữa nói: “Thực ra vị của nó cũng được.”
Hóa ra, cái được gọi là “nến” không hề được làm từ sáp. Nó thực ra chỉ là một lát chuối và một lát hạnh nhân để làm bấc.
Nhận xét về “bấc” của chúng tôi thực sự chỉ là một suy luận.
Sau khi giải thích điều này cho chúng tôi, thầy giáo bật đèn lên và nói, “Nếu có một điều tôi muốn các em học được trong lớp học này, thì đó là nguyên tắc đầu tiên trong tư duy khoa học: Đừng bao giờ cho rằng tâm trí của em không thể lừa dối em.”
Và đó là câu chuyện về giáo viên dạy hóa năm lớp 10 của tôi đã ăn một cây nến để dạy chúng tôi nguyên tắc đầu tiên về tư duy khoa học.