Người Ai Cập – Quyền lực và tình yêu: Những triết lí nhân sinh tìm thấy trong lốc xoáy vương quyền

 Kiệt tác“Người Ai Cập – Quyền lực và Tình yêu” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1945 và chỉ sau một năm, cuốn tiểu thuyết này đã được tái bản bốn lần với tổng số bán ra hơn 70.000 bản.

Người Ai Cập Quyền Lực Và Tình Yêu (Bộ 2 Tập)

Người Ai Cập Quyền Lực Và Tình Yêu (Bộ 2 Tập)

Cho đến nay, tác phẩm đã được dịch sang 40 thứ tiếng và được phát hành rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sự thành công của tác phẩm kinh điển này đã giúp tác giả Mika Toimi Waltari trở thành một trong những nhà văn Phần Lan nổi tiếng nhất thế kỷ 20.

 “Người Ai Cập – Quyền lực và Tình yêu” gồm 15 sách kể về cuộc đời danh y Sinuhe vào thời Ai Cập cổ đại, những năm 1390-1335 trước Công lịch. Những bạn đọc đã rất yêu thích bản phóng tác “Dấu chân trên cát” của Nguyên Phong sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi có cơ hội đọc bản nguyên tác này. Là một tác phẩm văn học kinh điển, niềm tự hào của người Phần Lan, “Người Ai Cập – Quyền lực và Tình yêu” tái hiện sống động một giai đoạn lịch sử đáng nhớ của Ai Cập cổ đại, thông qua cuộc đời đầy sóng gió của nhân vật Sinuhe, để lại những điều chiêm nghiệm sâu sắc.

Dưới đây Trạm Đọc chia sẻ những trích dẫn đắt giá từ cuốn sách, qua đó bạn sẽ nhận ra những triết lý nhân sinh thay đổi thế giới quan của bạn:

  • Bởi vì con người về bản chất còn xấu xa, độc ác và tàn bạo hơn cả cá sấu ở dưới sông. Trái tim của anh ta cứng hơn đá. Sự hợm hĩnh của anh ta nhẹ hơn khói bụi. Hãy dìm anh ta xuống sông, khi quần áo khô cong, anh ta lại hệt như trước. (Trang 10 – tập 1)
  • Người giàu sang không phải là người có nhiều vàng bạc, mà là người hài lòng với sự ít ỏi. (Trang 23 – tập 1)
  • …đàn bà có bản tính của loài mèo, cũng rất thích đùa giỡn, vờn con mồi của nó và dùng vuốt sắc làm đau con mồi không biết chán. (Trang 166 – tập 1)
  • Nhưng khi tuổi tác nhiều hơn, tôi nhận ra rằng tất cả vua chúa cuối cùng đều giống nhau, tất cả các dân tộc cuối cùng đều giống nhau, không có sự khác biệt lớn ai là vua chúa và dân tộc này áp bức dân tộc kia, vì dân nghèo, nói cho cùng luôn phải chịu cực khổ. (Trang 535 – tập 2)
  • Trái tim con người là thước đo duy nhất giữa người với người. Không thể đo con người bằng màu da hoặc ngôn ngữ của họ, cũng không thể đo con người theo quần áo hoặc đồ trang sức, và không thể đo con người theo sự giàu có hay nghèo khó của họ mà chỉ bằng trái tim. Vì vậy, người lương thiện tốt hơn kẻ ác độc, công lý tốt hơn bạo lực. (Trang 582 – tập 2)
  • Không có công lý nào hoàn hảo mà mọi công lý đều bao hàm sự bất công, ngay cả những việc làm tốt cũng có thể dẫn đến hậu quả xấu và những ý định tốt nhất lại có thể gieo rắc nhiều chết chóc nhất. (Trang 590 – tập 2)
  • Nhưng dù tôi là một kẻ yếu đuối và có trái tim cừu, tôi không muốn nhún nhường trước mặt ông ta, vì tri thức không nên quỳ gối trước uy quyền. (Trang 614 – tập 2)
  • Có lẽ tôi không hạnh phúc nhưng cũng không quá bất hạnh với nỗi cô đơn của mình, vì càng cô đơn và càng xa con người, tôi càng thấy rõ con người hơn, hiểu việc làm của họ hơn và thấy tất cả những việc con người làm trong cuộc đời mình đều là phù phiếm. (Trang 620 – tập 2)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *