Cơ thể đã phản bội chúng ta như thế nào mỗi khi ta nói dối?
Lời Nói Dối Vĩ Đại Của Não
Tin Tôi Đi, Tôi Đang Nói Dối Đấy
Hãy để tôi bắt đầu bằng một câu hỏi: Làm sao bạn biết người khác đang nói dối? Nếu bạn cũng giống như đại đa số mọi người, câu trả lời đầu tiên sẽ có thể là “Những kẻ dối trá thì không dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện.”
Trong một cuộc khảo sát trên 2520 người trưởng thành ở sáu mươi ba quốc gia, 70% những người được hỏi đưa ra câu trả lời đó. Họ cũng có xu hướng liệt kê ra danh sách những dấu hiệu lật tẩy việc nói dối, ví dụ như bồn chồn, lo lắng và nói luyên thuyên. Trong một cuộc phòng vấn với tờ New York Times, nhà tâm lý học Charles Bond, người hiện đang nghiên cứu về các mánh khóe lừa gạt đã chỉ ra rằng công thức chung mà những người nói dối thường làm là “nếu chúng ta có nhiều lý do để tin điều đó là thật thì nó sẽ bớt bối rối hơn”, hay hiểu đơn giản là đến chính người nói dối cũng tin điều mình nói là thật, có như vậy mới đánh lừa được người khác.
Thành ra vì thế mà không có “hiệu ứng Pinocchio” gì hết, hay bất cứ dấu hiệu cử chỉ đơn lẻ nào để phản bội lời nói của ta. Đánh giá lòng trung thực của một người không phải là qua nhận biết những bộc lộ rập khuôn như sự bồn chồn hay ánh mắt lảng tránh. Mà còn hơn cả thế, chúng ta đánh giá qua các kênh giao tiếp như nét mặt, cử chỉ, chuyển động, âm lượng hay lời nói, để xem chúng kết hợp với nhau như thế nào.
Khi chúng ta che giấu sự thật, như sinh ra một cảm xúc giả để che đậy cảm xúc thật, các hành vi không lời và có lời của ta bắt đầu đi chệch hướng. Nét mặt không khớp với lời ta nói. Cử chỉ không đồng nhất với giọng nói của ta. Chúng không còn hoạt động đồng điệu với nhau nữa mà thay vào đó là chia nhỏ thành những hành động rời rạc.
Thông tin này không hẳn là mới. Thực tế là Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa cũng đã nhận định rằng: “Một người khi đang tức giận, hoặc tệ hơn là đang nổi khùng có thể ra lệnh cho cơ thể mình hành động theo ý muốn, nhưng cơ mặt lại ít khi tuân lệnh theo ý chí đó, và đôi khi sẽ phản bội lại bằng chính một cảm xúc thoáng qua.”
Khi người ta nói dối, họ thường tung hứng câu chuyện của mình: điều họ biết là đúng, điều họ muốn là đúng, và điều họ coi là đúng, và kèm theo đó là tất cả những cảm xúc sợ hãi, tức giận, tội lỗi, hy vọng. Trong khi ấy, họ cố gắng tạo dựng nêm một hình ảnh đáng tin cậy của bạn thân, điều mà đột nhiên trở nên vô cùng khó. Niềm tin và cảm xúc đang mâu thuẫn với nhau và với chính họ. Việc kiểm soát loại mâu thuẫn này, dù cố ý hay vô thức, theo phương diện tâm lý hay thể chất cũng đều khiến người ta lạc lối.
Đơn giản vì nói dối là một công việc khó khăn.
Chúng ta kể một câu chuyện nhằm che đậy một câu chuyện khác, và như thể là chưa đủ phức tạp, hầu hết chúng ta lại trải qua cảm giác tội lỗi khi làm điều này, thứ cảm giác mà ta thêm một lần nữa muốn che giấu. Chúng ta chỉ đơn giản là không có đủ não lực để kiểm soát hết tất cả mọi thứ mà không để lộ điều gì đó.
Nói dối và lộ sự thật thường đi kèm với nhau. Thực tế là một cách để hiểu những dấu hiệu phổ biến phát hiện việc nói dối là chúng đơn gian chỉ là dấu hiệu thông thường của việc để lộ sự thật. Như nhà tâm lý học và đồng thời là chuyên gia nghiên cứu sự lừa lọc Leanne ten Brinke giải thích: Những kẻ dối trá phải duy trì trò lừa gạt của mình bằng những biểu hiện cảm xúc giả tạo phù hợp với lời nói dối, và nén lại việc để lộ cảm xúc thật của họ. Ví dụ, một nhân viên nếu nói dối sẽ phải thể hiện sự buồn đau một cách thuyết phục khi anh ta giải thích với sếp rằng anh ta muốn xin nghỉ để dự đám tang của bà dì ở mãi ngoài thị trấn, đồng thời nén lại sự háo hức về kế hoạch đi nghỉ mát với bạn bè.
Trong cuốn sách của mình Telling Lies (tạm dịch: Nói dối), chuyên gia cảm xúc Paul Ekman đã chỉ ra rằng lời nói dối chắc chắn sẽ bị lộ và một người có thể học được cách phát hiện những dấu hiệu làm lộ này bằng cách quan sát nét mặt và các hành động không lời khác. Ông cũng cho rằng chúng ta nên đặc biệt chú trọng tìm kiếm sự không tương đồng giữa lời nói và hành động của họ.
Trong quá trình nghiên cứu điều này, ten Brinke và đồng nghiệp đã phân tích trên gần 300,000 video trình chiếu cách con người thể hiện sự hối tiếc giả tạo cho lỗi lầm thực sự. Những người như vậy bộc lộ rõ việc thay đổi cảm xúc thông qua lời nói và hành động. Sự hối tiếc giả tạo, mặt khác lại đến một cách khá hỗn loạn: con người bộc lộ những mâu thuẫn cảm xúc rõ rằng hơn và sự ngập ngừng cũng kém tự nhiên hơn. Các nhà khoa học gọi đó là “bất an cảm xúc” (emotionally turbulent).
Một trong những nghiên cứu thú vị nhất về tâm lý học lừa dối được thực hiện bởi nhà tâm lý học trường Đại học Harvard, Nancy Etcoff (diễn giả của Ted Talk: Happiness and its surprises) và đồng nghiệp của bà.
Hóa ra chúng ta cũng chẳng tốt đẹp gì hơn khi phát hiện chính xác ra lời nói dối, dù hầu hết chúng ta đều cho rằng mình hơn người.
Etcoff đưa ra giả thuyết rằng đó có thể là vì khi chúng ta cố gắng lật tẩy một trò lừa gạt, chúng ta để ý quá nhiều đến ngôn ngữ, đến những gì một người đang nói. Etcoff quyết định quan sát những người không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ: những người câm điếc, hay những người mắc rối loạn về sử dụng ngôn ngữ, căn bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng kết nối từ ngữ.
Trong nghiên cứu đặc biệt này, tất cả những người câm điếc đều bị tổn thương bán cầu não trái lâu dài, vùng não có liên quan mật thiết đến ngôn ngữ và khả năng kết nối lời nói. Etcoff so sánh họ với những người bị tổn thương bán cầu não phải và so sánh với những người hoàn toàn khỏe mạnh chưa từng trải qua tổn thương.
Tất cả những người tham gia buổi nghiên cứu đó được cho xem một đoạn băng về 10 người lạ mặt nói chuyện. Những người trong video sẽ nói thành hai lần, một lần là khi họ nói dối, lần khác là khi họ nói thật. Những người câm điếc khi không bị ảnh hưởng về lời nói của những người lạ, lại là người phát hiện kẻ nói dối tốt hơn so với hai nhóm người còn lại. Điều này đưa ra giả thuyết rằng lời nói có thể làm giảm khả năng nhận biết kẻ nói dối của chúng ta, dù điều này khá ngược đời.
Trong hai thí nghiệm gần đây của ten Brinke và đồng nghiệp, họ cũng đưa ra quan điểm tương đồng với những phát hiện trên. Các nhà khoa học chỉ ra rằng con người, cũng giống như các loài linh trưởng thường phát hiện nói dối một cách tốt hơn trong vô thức. Phần não ý thức thường bị lừa bởi những lời nói dối do ảnh hưởng của ngôn ngữ. Những phát hiện này cho thấy rằng khi chúng ta càng chủ tâm chú ý đến lời nói mà ta tin là dấu hiệu của dối trá, thì ta càng kém để ý đến những dấu hiệu không lời mà thực sự tiết lộ sự thật.
Rõ ràng rằng ta cảm thấy dễ dàng hơn khi đánh lừa bằng lời nói thay vì bằng cử chỉ đi kèm với những gì ta nói. Nói cách khác, khi chúng ta cố gắng tìm kiếm dấu hiệu của lừa gạt, ta để ý quá nhiều vào lời nói thay vì cử chỉ và hành động. Tương tự, đó cũng là cách mà chúng ta thể hiện mình: ta quá quan trọng hóa vào ngôn từ ta nói mà mất đi ý thức việc cơ thể ta đang làm gì, điều này thường khiến ta trở nên bối rối. Khi chúng ta ngừng cố gắng kiểm soát những chi tiết nhỏ nhặt ấy, tất cả rồi sẽ trở nên đồng điệu. Sẽ là khá vô lý khi tôi đề nghị bạn nên chú tâm vào việc cơ thể ta hành xử tự nhiên, nhưng như những gì tôi sắp chỉ cho bạn, bạn sẽ thấy hai điều sau thực sự đi cùng nhau.
Sự thật tự nó bộc lộ rõ ràng qua hành động hơn là qua lời nói.
Như vũ công người Mỹ Martha Graham đã từng nói: “Cơ thể nói những điều mà ngôn ngữ không thể nói.” Bà cũng từng nói “Cơ thể không bao giờ nói dối”. Chắc chắn rằng việc nói dối không đồng nghĩa với việc chủ tâm lừa gạt ai đó, dù kết quả của hai hành động ấy thì trông khá giống nhau. Thể hiện mặt dối trá của chính ta khiến những người quan sát có ấn tượng tương tự như khi lắng nghe một lời nói có chủ đích, nhờ vào những cử chỉ không đồng nhất. Chúng ta càng thể hiện ít thì ta hành động càng tệ. Hai điều này bổ trợ lẫn nhau.
Thực tế, chúng ta có thể bị lừa làm cho mất tự tin hay thể hiện kém hiệu quả trước mặt khán giả thông qua sự xuất hiện của một lỗi không đồng nhất, điều này đã được các nhà nghiên cứu kiểm chứng. Nhiều nghệ sỹ dựa nhiều vào sự phản hồi đồng nhất từ thính giác của họ mỗi khi họ chơi nhạc, lắng nghe âm nhạc của chính mình. Khi sự đồng nhất ấy chỉ được nhào nặn một cách giả tạo qua tai nghe, nghệ sỹ thường mất tự tin vào khả năng của mình và trở nên xao nhãng khi cố gắng đồng nhất lại âm nhạc của mình. Kết quả là họ lại thể hiện kém đi trong màn trình diễn của chính mình.
Sự hiện hữu cũng bộc lộ như một sự đồng nhất cộng hưởng. Nó bắt nguồn từ niềm tin vào chính câu chuyện của chúng ta. Khi chúng ta không tin vào câu chuyện của mình, tức là ta đang lừa dối chính chúng ta và cả những người khác. Và việc tự lừa gạt này hóa ra lại có thể quan sát thấy được khi sự tự tin của ta giảm sút và các hành động trở nên bất đồng với lời nói. Mọi người không nghĩ “Anh ta là một kẻ dối trá”, mà thay vào đó họ nghĩ “Có gì đó không ổn. Mình không thể hoàn toàn tin tưởng người này được.” Và như Walt Whitman nói “Chúng ta thuyết phục bằng chính sự hiện diện của ta”, và để thuyết phục được người khác, ta cần thuyết phục chính chúng ta trước.
Trạm Đọc (Read Station)