Ngày 26/4/1994, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại Nam Phi, ông Nelson Mandela cùng đảng Dân tộc phi (ANC – viết tắt là African National Congress) đã giành chiến thắng vang dội, đứng ra thành lập một liên minh “đoàn kết dân tộc” cùng với Đảng tự do Inkatha của người Zulu và Đảng Quốc gia của de Klerk. Ngày 10/5/1994, ông Mandela đã chính thức trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi trong lễ tuyên thệ nhậm chức có nhiều quan chức quốc tế đến tham dự.
Tại sao Tổng thống Mandela là một trong những vị lãnh đạo vĩ đại nhất lịch sử?
Madiba (tên gọi trìu mến của Nelson Mandela) bình thường đến giản dị. Và điều đó đã đưa ông thành “con người vĩ đại bình dân” với những kiến thức vô cùng uyên bác của một nhà hàn lâm. Ông tạo cơ sở đảm bảo cho sự hòa giải dân tộc, tránh được cuộc nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, màu da trên mảnh đất đầy đau thương này.
Cách mà vị tổng thống da đen đầu tiên này chọn để rời chức vụ cũng rất đặc biệt. Trong lịch sử Châu Phi, rất ít nhà lãnh đạo tự nguyện rời khỏi chức vụ. Và vì thế, Nelson Mandela quyết định lập ra một tiền lệ để thế hệ sau làm theo.
Sau khi về hưu, ông Mandela vẫn tiếp tục công du khắp thế giới, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, đi diễn thuyết, tham dự các hội nghị và tham gia vào nhiều cuộc đàm phán hòa bình ở Burundi, Congo và các nước châu Phi khác.
Ngoài ra, ông còn dành nhiều thời gian tham gia các chiến dịch tuyên truyền về đại dịch AIDS kỷ”, ông Mandela cũng không ngần ngại công bố thông tin đó và thúc giục người dân Nam Phi thay đổi suy nghĩ về đại dịch này.
Ông Mandela cũng được xem là người có công trong việc giúp Nam Phi giành quyền đăng cai World Cup 2010. Vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi qua đời trong vòng tay của gia đình ở tuổi 95, vào tháng 12/2013 sau nhiều tháng chống chọi với căn căn bệnh phổi trở nặng.
Nhân cách thật của ông Nelson Mandela trong ấn tượng của nhà ngoại giao Việt Nam
Theo 5W1h Podcast, ông Nguyễn Hữu Động – nhà ngoại giao Việt Nam có 32 năm làm việc ở Liên Hiệp Quốc đã có những kỉ niệm đáng nhớ khi được làm việc cùng với cựu tổng thống Mandela. Ông Động kể lại, khi Mandela trúng cử, ông thấy tất cả những người da trắng đều gói ghém đồ đạc dọn đi. Lúc đó, tân tổng thống Nam Phi nói: “Nếu các bạn nghĩ rằng người da đen như tôi tới đây mà để các bạn dọn đi thì tôi không làm chuyện đó, còn các bạn đi với lý do cá nhân thì tôi không can thiệp”.
Và tương tự, Mandela thuyết phục nữ thư ký của cựu Tổng Thống trước đó ở lại làm việc với ông. Người này vẫn cống hiến tại phủ tổng thống cho đến khi ông qua đời, sau đó bà trở thành chủ tịch quỹ Mandela.
Thế mới nói, sau 27 năm bị bắt bỏ tù bởi người da trắng, tổng thống Mandela vẫn không có thù hằn với họ. Mỗi một cuộc gặp gỡ trò chuyện cùng ông là những bài học quý báu với ông Nguyễn Hữu Động.