Chất nào bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư?

Khi chúng ta tiêu thụ các thực phẩm giàu flavonoid như táo hay trà, thì chất này bảo vệ chúng ta khỏi những bệnh như ung thư hay tim mạch, đặc biệt hiệu quả hơn đối với những người nghiện hút thuốc hoặc nghiện rượu nặng. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá chế độ ăn của 53.048 người trong 23 năm để đưa ra báo cáo này.

Những loại thực phẩm giàu flavonoid như táo và trà giúp hỗ trợ và bảo vệ, chống những tế bào ung thư và bệnh tim.

Theo nghiên cứu mới của Đại học Edith Cowan (ECU), khi tiêu thụ những mặt hàng giàu flavonoid như táo và trà, thì chúng có những chất chống lại bệnh ung thư hay bệnh tim, đặc biệt hơn đối với người hút thuốc và những người nghiện rượu nặng.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Khoa học Y tế và Sức khỏe ECU đã phân tích dữ liệu từ nhóm nghiên cứu về Chế độ ăn uống, Ung thư và Sức khỏe của Đan Mạch, và ghi nhân những đánh giá về chế độ ăn của 53.048 người Đan Mạch trong hơn 23 năm.

Họ phát hiện ra rằng những người thường xuyên tiêu thụ lượng thực phẩm giàu flavonoid từ trung bình đến cao, và phát hiện rằng các hợp chất có trong thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc thực vật thường ít có khả năng gây tử vong do ung thư hoặc bệnh tim.

Mối liên hệ nghịch đảo giữa tổng lượng flavonoid và kết quả tử vong mạnh hơn và tuyến tính hơn ở người hút thuốc so với người không hút thuốc, cũng như ở mức độ nặng (>20g/d) so với mức độ trung bình thấp (<20 g/d) ở những người cùng sử dụng khác. Những phát hiện này nhấn mạnh tiềm năng về việc giảm tỷ lệ tử vong thông qua các khuyến nghị để tăng lượng thức ăn giàu flavonoid, đặc biệt ở những người hút thuốc và người tiêu thụ rượu cao.
Ăn trái cây và rau quả có nguy cơ giảm mắc bệnh tim mạch (CVD), giảm bệnh ung thư và tử vong do mọi nguyên nhân, với ước tính khoảng 7,8 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới trong năm 2013 do lượng rau quả ăn vào bình quân đầu người dưới 800g/ngày. Những lợi ích tốt đẹp này có thể là do một phần flavonoid, một nhóm các hợp chất polyphenolic có trong thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, sô cô la đen, trà và rượu vang đỏ.

Flavonoid được phân loại thành sáu phân lớp chính dựa trên cấu trúc hóa học của chúng: flavonol, flavan-3-ols, flavanones, flavones, anthocyanin và isoflavone. Sự khác biệt về cấu trúc mang lại sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất và hoạt động sinh học, điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng khác nhau đến kết quả của sức khỏe.

[Nếu không nhanh chóng thay đổi những thói quen gây hại cho cơ thể]

Trưởng nhóm nghiên cứu – tiến sĩ Nicola Bondonno cho biết, trong nghiên cứu cho thấy nguy cơ tử vong thấp hơn ở những người ăn thực phẩm giàu flavonoid, chất này có tác dụng bảo vệ và dường như phát huy mạnh nhất khi sử dụng với những người có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao do hút thuốc lá và những người uống nhiều hơn hai khẩu phần thức uống có cồn trong ngày.
Những phát hiện này rất quan trọng vì chúng làm nổi bật những khả năng ngăn ngừa các bệnh mãn tính bằng cách khuyến khích việc tiêu thụ thực phẩm giàu flavonoid, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như ung thư hay là bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, bên cạnh đó ta cần lưu ý rằng tiêu thụ flavonoid không chống lại tất cả các nguy cơ tử vong do việc hút thuốc hay tiêu thụ rượu lượng rượu cao. Cho đến nay, điều tốt nhất đế sức khỏe khỏe mạnh chính là bỏ thuốc lá và cắt giảm rượu.

Chúng ta biết để thay đổi những lối sống như thế này có thể rất khó khăn, vì vậy chúng ta có thể khuyến khích việc tiêu thụ flavonoid – đây là một cách mới để giảm bớt các rủi ro, đồng thời khuyến khích mọi người bỏ hút thuốc và cắt giảm lượng rượu.

Bằng chứng về lợi ích sức khỏe tiềm năng của flavonoid đến từ các nghiên cứu dịch tễ học, các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát trong thời gian ngắn hạn và các nghiên cứu tiền lâm sàng. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng các hợp chất flavonoid và thực phẩm giàu flavonoid cải thiện các phép đo, có thể thay thế rủi ro CVD. Kết quả từ các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy flavonoid cũng có thể điều chỉnh nguy cơ ung thư. Bằng chứng từ các nghiên cứu quan sát dù không đầy đủ; các nghiên cứu về tỷ lệ tử vong do ung thư còn khan hiếm và cần phải nghiên cứu bổ sung để thiết lập vai trò cụ thể của các phân lớp flavonoid và để xác định liều flavonoid toàn phần và cụ thể cần thiết để đạt được lợi ích tối đa và giảm những biến chứng và các bệnh mãn tính. Ngoài ra, bằng chứng mới nổi bật cho thấy rằng flavonoid có thể có khả năng bảo vệ tốt hơn đối với những người có nếp sống sinh hoạt khiến họ có nguy cơ tử vong sớm. Flavonoid có thể bảo vệ chống lại một số tác động bất lợi mà các yếu tố này gây ra đối với sinh khả dụng của oxit nitric, chức năng nội mô, huyết áp, viêm, lipid máu, chức năng tiểu cầu và / hoặc huyết khối.

[Bao nhiêu là đủ?]

Theo nghiên cứu, những người tham gia chương trình, khi tiêu thụ khoảng 500mg tổng flavonoid mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc tử vong liên quan đến bệnh tim thấp nhất trong số những người tham gia khác.
Điều quan trọng ở đây, ta có thể tiêu thụ nhiều loại hợp chất flavonoid khác nhau được tìm thấy trong thực phẩm và đồ uống khác nhau ở thực vật. Điều này có thể dễ dàng làm và thấy được được thông qua các chế độ ăn uống lành mạnh sau: một tách trà, một quả táo, một quả cam, 100g quả việt quất và 100g bông cải xanh sẽ cung cấp một loạt các hợp chất flavonoid và hơn 500mg tổng flavonoid trong ngày.

Tiến sĩ Bondonno cho biết, trong khi nghiên cứu, tiến sĩ đã thiết lập mối liên hệ giữa tiêu thụ flavonoid và nó cho chúng ta biết được rõ ràng rằng flanovoid giúp giảm nguy cơ tử vong hơn, bản chất chính xác của chất này có tác dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tế bào ung thư, cho dù không rõ ràng nhưng có khả năng tác dụng trên nhiều mặt đối với cơ thể chúng ta.

Khi chúng ta tiêu thụ rượu và hút thuốc lá, vừa làm tăng tình trạng viêm cơ thể và vừa làm tổn thương những mạch máu, khi đó bản thân chúng ta trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh khác nhau, cô nói.

Flavonoid đã được chứng minh là chống viêm nhiễm và cải thiện chức năng của mạch máu, điều này có thể lí giải tại sao chúng có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và ung thư hơn những hợp chất khác.

Tiến sĩ Bondonno cho biết bước tiếp theo của nghiên cứu là xem xét kỹ hơn về việc flanovoid có thể kháng lại những loại bệnh ung thư và tim mạch nào.

Lượng flavonoid có liên quan đến việc giảm tỉ lệ tử vong hơn trong mục “Ung thư-chế độ ăn uống và sức khỏe” của viện Đan Mạch Cohort, gần đây đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Nghiên cứu ECU là sự hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Herlev & Gentofte, Đại học Aarhus, cũng như Trung tâm Nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Đan Mạch, Bệnh viện Đại học Aalborg, Đại học Tây Úc và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế.

Flavonoid là một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật, có nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, trong đó có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

[Tác dụng của flavonoids]

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được từ 4.000 đến 6.000 loại flavonoid khác nhau. Đối với thực vật, flavonoid không chỉ cung cấp các sắc tố hấp dẫn, hương vị và mùi – chúng cũng bảo vệ thực vật khỏi các mầm bệnh như nấm, sâu bệnh và vi khuẩn.

Đối với con người, flavonoids có tỷ trọng cao về dinh dưỡng cho cơ thể người và rất cần thiết cho hoạt động của hầu hết các tế bào cũng như các cơ quan trong cơ thể. Một số flavonoid thông thường bạn có thể đã nghe đó là myricetin, apigenin, hesperidin, quercetin, rutin, luteolin và catechin.

Mỗi loại flavonoid đóng một vai trò khác nhau trong cơ thể bạn. Nói chung, flavonoid là rất quan trọng vì hai lý do cụ thể như sau:

Trước hết, tất cả các flavonoid đều là yếu tố cần thiết để hấp thu Vitamin C – chất dinh dưỡng quan trọng chịu trách nhiệm cho việc tăng trưởng và tái tạo mô. Chúng cũng rất cần thiết cho việc duy trì xương, răng và sản xuất collagen protein là cái được dùng để tạo ra các mạch máu và các mô cơ. Nếu không có sự trợ giúp của flavonoid, quá trình nêu trên sẽ không thể xảy ra.

Thứ hai, flavonoid là chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Bên cạnh sự hấp thụ vitamin C, nó cũng giúp hệ miễn dịch, ngăn ngừa và đảo ngược mất cân bằng oxy hóa (hay còn gọi là stress oxi hoá) là yếu tố then chốt giải thích tại sao flavonoid lại giúp ngăn ngừa và chữa bệnh ung thư.
Trong vai trò chống lại ung thư người ta đặc biệt chú ý tới 3 vai trò chống ung thư của flavonoid sau.

1: Quercetin
Quercetin thường được gọi là “flavonoid chống ung thư” và có thể tìm thấy trong táo, hành và cam quýt, cũng như một số các thực phẩm thiên nhiên khác. Theo bác sĩ Matthias Rath, nhà nghiên cứu ung thư tiên phong và là người sáng lập Viện Nghiên cứu Matthias Rath, việc kết hợp quercetin với chiết xuấttrà xanh có thể cung cấp một loại cocktail chữa bệnh rất mạnh. Trong một nghiên cứu do Rath và nhóm nghiên cứu thực hiện ở Oncology Letters (2010) áp dụng cho các khối u vú ở chuột được điều trị bằng hỗn hợp chiết xuất trà xanh và quercetin. Kết quả thu được vào cuối tuần thứ 8, chỉ còn 6 trường hợp ung thư “cấp độ II” trong nhóm 24 trường hợp ung thư “cấp độ nghiêm trọngIII” được chọn.

2: Rutin
Rutin là một “đối tác” chữa bệnh của quercetin vì cả hai đều vận hành để bảo vệ nơ-ron cảm giác ở tay. Chúng là những chất chống oxy hoá mạnh có tác dụng chống viêm.

Rutin đặc biệt được chú trọng ở một số nghiên cứu giảm đau viêm kèm theo viêm khớp dạng thấp. Một nghiên cứu từ tháng 12 năm 2016 về lợi ích của cây Paramignya trimera của Việt Nam trong điều trị ung đã chỉ ra tính chất chống oxy hoá và khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao của nhóm flavonoidrutin và catechin. Chúng có ảnh hưởng đáng kể đến tuyến tụy, buồng trứng, phổi, da, tuyến tiền liệt, não, và các khối u vú.

3: Curcumin
Cuối cùng, phải kể đến curcumin, một flavonoid mạnh mẽ, là chủ đề của hơn 3.500 nghiên cứu tài liệu nghiên cứu. Curcumin, chất chính trong gia vị của Ấn Độ. Giống như nhiều flavonoid, curcumin hoạt động tốt nhất khi kết hợp với các chất chữa bệnh khác, đặc biệt là khi tiêu đen kết hợp với curcumin tạo ra một bộ đôi chữa nhiều dạng ung thư khác nhau. Các nghiên cứu về ung thư buồng trứng trong ống nghiệm cho thấy chất curcumin cũng có thể dập tắt các tế bào gốc gây ung thư.

[Flavonoids có trong các loại thực thực phẩm nào?]

Flavonoids có trong rất nhiều loại thực phẩm phổ biến ngoài thiên nhiên. Chúng cũng được tìm thấy trong rau họ cải, đặc biệt nhiều trong bông cải xanh, cũng như các loại hạt, ớt, cacao, trà xanh … và nhiều loại thực phẩm khác. Có vẻ kỳ quặc là vitamin này có ở rất nhiều nơi nhưng hầu hết chúng ta vẫn thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng này. Đó là một vấn đề đáng buồn và liên quan đến chế độ ăn chuẩn Mỹ, với lượng đường thừa cao và phụ thuộc vào thức ăn nhanh. Sự phụ thuộc vào các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu và thuốc theo toa cũng là nguyên nhân cơ thể huỷ bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng mà flavonoid cung cấp.

{Link bài báo trong phần bình luận}

>u/Halostar (224 points)
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi sử dụng ít hơn hàm lượng khuyến cáo vậy?

>>u/Orbital_Vagabond (93 points)
HR thường sẽ rơi vào khoảng 0.8 cho mỗi liều lượng được khuyến cáo đấy.

>>>u/jazzwhiz (79 points)
ELI5?

>>>>u/T0bbi (170 points)
Dù tôi chưa đọc nghiên cứu trên, nhưng nếu họ đã so sánh lượng flavonoid cao và thấp như trên, thì tỉ lệ may rủi rơi vào khoảng 0.8 có nghĩa là khi sử dụng flavonoid ở liều cao thì chỉ có khoảng 80% cơ hội tử vong mà thôi, so với nhóm người không sử dụng hoặc sử dụng liều thấp á.

>>>>>u/Pentaplox (325 points)
Cháu chỉ mới 5 tuổi và cháu không hiểu chú nói gì cả.

>>>>>>u/Iplayin720p (302 points)
Ý là nếu cậu tiêu thụ một lượng lớn flavonoid, thì cậu sẽ giảm 20% nguy cơ mắc những bệnh trong những nghiên cứu kia so với những người không tiêu thụ hoặc ít tiêu thụ flavonoids đó.

>>>>>>>u/ppphhhddd (109 points)
Nói một cách đơn giản hơn, điều quan trọng ở đây chính là việc giảm 20% nguy cơ những căn bệnh này có thực sự ấn tượng hơn các bệnh mà họ nhìn thấy là phổ biến hay gì gì đó hay không. Nếu tôi thấy rằng việc giảm 20% nguy cơ mắc bệnh nhưng những bệnh này là một điều gì đó cực kỳ hiếm khi nào xảy ra hoặc mắc phải thì vấn đề lớn ở đây là chỉ có một vài người sẽ mắc bệnh này trong đời mà thôi. Nếu nguy cơ phát triển bệnh X của tôi là 0,0001 mỗi năm, tôi có thực sự quan tâm đến việc thay đổi lối sống của mình để giảm xuống còn 0,00008 không? Chắc là không đó. Nhưng về bệnh tim và ung thư ư? Điều này chỉ có khuyến khích rằng mọi người nên có một chế độ ăn bổ sung nhiều flavonoid hơn à.

>>>>>>>>u/zebrucie (89 points)
Ê tôi đang ăn táo, hút thuốc và đọc điều này ở đây.
Tôi bất tử.

>>>>>>>>>u/bourquenic (18 points)
Chúng ta giống nhau nè. Chúng ta gọi nó là “liên minh khói thuốc – trà thơm và táo” nào.

>>>>>>>u/mysteryweapon (122 points)
Dựa theo thống kê kia thì điều này là một biên độ rộng hơn so với những gì mà tôi mong đợi. Rốt cuộc đây có lẽ là minh chứng cho câu ngạn ngữ: “Mỗi ngày một quả táo làm bác sĩ tránh xa”

>u/babies_on_spikes (35 points)
“Cho đến nay, điều tốt nhất để làm cho sức khỏe của bạn là bỏ thuốc lá và cắt giảm rượu.”
Tôi không bao giờ hiểu tại sao họ nói bỏ thuốc lá, nhưng chỉ kêu là cắt giảm rượu mà thôi. Chắc chắn rượu là chất gây hại, vì vậy mà bỏ hoàn toàn sẽ là điều tốt nhất chứ nhỉ? Hoặc họ cần nhất quán luôn: cắt giảm thuốc lá và rượu.

>>u/paper_flames (37 points)
Tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề trong thực tế đó. Nicotine là gây nghiện đến mức rằng việc đề nghị mọi người “cắt giảm” nó sẽ là lời khuyên rất tồi mà ít ai có thể làm theo được. Nhưng nhiều người có thể điều chỉnh hiệu quả việc uống rượu để tránh cả việc nghiện rượu nữa.

>>>u/holla_snackbar (12 points)
Ừm, thì, trước đây tôi là một kẻ nghiện rượu và hút thuốc lá rất nặng, nhưng bây giờ tôi chỉ uống một ít rượu và dường như bỏ hẳn việc hút thuốc lá. Tôi gần như không có cơ hội và thời gian cho việc hút thuốc lá. Nhưng đôi khi tôi có thể tạm dừng việc này và hút vài ba lần/tuần. Thường 1 gói 1 ngày hoặc không hút hít gì cả.
____________________

u/NonCorporealEntity (629 points)
Cà phê và chocolate đen đắng cũng chứa flavonoid. Và cà phê cũng là thức uống tốt như trà vậy.

>u/FappingFop (183 points)
Thế có loại cafe nào giàu flavonoid như trà không vậy bồ? Còn trà thì là loại trà nào thế? Trà trắng (white tea), trà xanh (green tea), trà Oolong, trà Phổ Nhĩ (Pu Erh) đều có hàm lượng flavonoid, polyphenol và chất chống viêm khác nhau đó.

Trà trắng (white tea): Trà trắng vốn đã được biết đến vào triều đại nhà Minh ở Trung Quốc. Cũng như các anh em của mình, trà trắng được sản xuất từ cây trà với tên khoa học là Camilla Sinensis. Tuy nhiên, sự khác biệt của trà trắng so với các anh em của mình là lá để làm trà trắng là những chiếc lá non mềm luôn được phủ một lớp lông tơ bảo vệ màu trắng thay vì là những lá một tôm hai lá với lớp bảo vệ đã thay đổi. Ngoài ra quy trình sản xuất trà trắng đơn giản nhất trong số các loại trà. Trà trắng không có công đoạn lên men như của trà đen, trà oolong, cũng không có các công đoạn vò, hấp,.. của trà xanh, trà vàng. Do đó, trà trắng được cho là loại trà ít có tổn thất các hợp chất sinh học nhất, và cũng vì thế mà trà trắng có được rất nhiều các lợi ích sức khỏe. Nếu hương vị trà trắng được chấp nhận cùng lợi ích sức khỏe tuyệt vời thì có thể trong tương lai nó sẽ là loại thực phẩm cho xu hướng mới. Trà trắng được mệnh danh là trà danh cho vua chúa quý tộc vì trà rất hiếm và khó thu hoạch.
Trà Oolong (Oolong tea): Trà Ô Long được định hình thành những viên tròn, nhỏ, và đã được ủ cho lên men 30% nên khi pha, trà có mùi thơm ngọt, nước hơi vàng, vị thanh, ngọt hậu, không còn cái chát đượm như những loại trà khác. Trà Ô Long ngon có các viên trà tròn, mịn, ít trơ cọng, có màu xanh. Các viên trà tròn đều, không có hoặc ít có vụn.

Trà Ô Long có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ như: giúp giảm cân, tăng cường trao đổi chất, giảm cholesterol, giúp làm đẹp da, đẹp tóc, ngăn ngừa loãng xương, giúp răng chắc khỏe.

Trà Phổ Nhĩ (Pu Erh tea): Một cách khoa học, trà Phổ Nhĩ là loại trà trải qua quá trình lên men sau chế biến, thường là trong quá trình lưu trữ, so với các loại trà thông thường chỉ có quá trình oxy hóa ngay trong quá trình sản xuất.
Quá trình lên men sau chế biến giúp cải thiện hương vị của trà, vị chát dần ngọt hơn, vị gắt dần dịu hơn, trà được biến đổi dần qua thời gian lưu trữ, từ màu xanh, vàng thành đen.

Cũng như ấm tử sa thường gắn với đất Nghi Hưng, trà Phổ Nhĩ cũng gắn chặt với các phẩm chất trà tại vùng Phổ Nhĩ, một khu vực phía cận nam Trung Quốc, nơi có giống trà cổ thụ, mọc hoang dã trên các dãy núi cao, phẩm chất tốt.
____________________
Bài đăng của bé Cá 3 tuổi, con của mẹ Cầng và ba Hồng, ế và thích nấu ăn trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/532913164285563

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *