Sụp Đổ: Các Xã hội Đã Thất bại hay Thành công như thế nào

Một quyển sách hấp dẫn dài 600 trang của Jared Diamond: Sụp Đổ: Các Xã hội Đã Thất bại hay Thành công như thế nào. Bên trong cuốn sách là một nỗ lực sắp xếp lại các sự kiện xung quanh sự biến mất của các nền văn minh cũ được biết đến hầu hết qua những di tích đầy trêu ngươi mà nó bỏ lại. Không giống các nền văn minh cổ như Hy Lạp hay La Mã, đa số các nền văn hoá Diamond đề cập đều nhỏ và cô lập, nhưng tên của chúng lại rất quen thuộc đối với chúng ta

Người Anasazi sinh sống ở Chaco Canyon (New Mexico ngày nay); cư dân Đảo Phục Sinh (Easter Island) Thái Bình Dương, những người đã để lại những bức tượng đầu người khổng lồ; và người Vikings, tất cả đều là những nền văn hóa đã từng có thời kì huy hoàng, nhưng rồi bỗng chốc lụi tàn và biến mất. Rất nhiều người từng băn khoăn hàng năm trời về những nền văn hoá này. Jared Diamond – nhà sinh học, nhân chủng học, và là tác giả của cuốn sách tuyệt vời: Súng, Vi Trùng và Thép – đã đưa ra câu trả lời.

Bao quanh câu chuyện dài này là một sự tiến xa hơn việc đan xen những gì đã được biết về các nền văn minh và sự sụp đổ của chúng. Diamond cho rằng mình có thể giải thích được lí do tại sao các nền văn minh biến mất, mặc dù trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ đơn giản là không biết đủ về chúng để đi đến kết luận. Tồi tệ hơn, Diamond đã áp dụng những cách giải thích kéo sợi không vững chắc của mình để tránh những sụp đổ môi trường trong tương lai. Do đó, cuốn sách đi từ bí ẩn đến phi thực tế.

Diamond thừa nhận rằng, khi bắt đầu nghiên cứu, “Tôi đã ngây thơ nghĩ rằng cuốn sách này chỉ về tổn hại môi trường”. Kết thúc công trình nghiên cứu, ông đã tìm ra 5 yếu tố tồn tại – tổn thất môi trường, thay đổi khí hậu, lân bang thù địch, đối tác ngoại thương suy yếu và phương thức xử lý các vấn đề này của xã hội.

Rõ ràng, tổn hại môi trường là nguyên nhân lớn trong tất cả các sự sụp đổ mà Diamond miêu tả. Ví dụ, người Anasazi ở Chaco Canyon chặt phá môi trường rừng xung quanh của họ mặc dù họ cần các loại hạt Pinon làm thực phẩm, gỗ củi và xây các các công trình xây dựng. Họ cũng xây dựng các kênh mương thủy lợi, nhưng khí hậu khô biến mương thành các khe sâu nơi nước chảy xuống quá xa để có thể sử dụng trong nông nghiệp. Mặc dù vậy, người Anasazi đã kéo dài sự sinh tồn của họở Chaco hơn năm trăm năm. Không ai biết lý do tại sao họ lại để cho môi trường của họ bị phá huỷ và xói mòn đến mức xảy ra nạn đói.

Tương tự như vậy, tại sao người dân trên đảo Phục Sinh, qua những công việc phi thường, đã xây dựng hàng trăm bức tượng khổng lồ (với đầu và thân), một số cao đến bảy mươi feet? Và sau đó chuyện gì đã xảy ra? Khi nhà thám hiểm người Hà Lan Jakob Roggeveen đến hòn đảo vào năm 1722, gần như tất cả tượng bị lật đổ, và phần lớn bị phá vỡ. Trên đảo có rất ít cư dân, sống trong nghèo khó, và bao quanh bởi một môi trường bị tàn phá – khác xa so với nền văn minh đã có thể xây dựng các bức tượng khổng lồ. Một lần nữa, có quá ít thông tin về xã hội này để xác định những gì đã xảy ra, mặc dù việc lục lọi lại các bằng chứng đang tồn tại là một việc làm thú vị.

Sự sụp đổ được hiểu cặn kẽ nhất (dù vẫn còn là bí ẩn) là của người Norse sống ở Greenland thời Trung Cổ. Chúng ta có nhiều thông tin về họ hơn vì thời đó đã có những bản ghi chép bằng tay và nền văn hoá của họ không hoàn toàn bị cô lập hay quá khác nền văn hoá ở Châu Âu. Nguyên nhân của sự biến mất này, Diamond viện dẫn ra các tổn hại môi trường (bị phá huỷ một cách vô tình khi người dân tạo ra các đồng cỏ), biến đổi khí hậu (người định cư tăng lên vào “Thời Kì Ấm Lên Trung Đại”, nhưng rồi thời tiết lạnh lên), và sự cô lập với các nước Châu Âu khác. 

Người Norse đã có thể tự cứu mình không? Có, Diamond trả lời, nếu họ chịu chấp nhận và học tập lối sống của người Inuit Eskimo, chủng tộc đã dần dần chiếm lấy Greenland. Người Inuit Eskimo là những thợ săn cá voi lành nghề và sống nhờ thịt cá voi. Diamond khẳng định rằng vì người Norse giữ khư khư văn hoá của họ (nhất là phong tục ăn thịt, nhất định dù chết cũng không ăn cá – ND), và do vậy dẫn đến sự tuyệt chủng.

Việc khám phá các khả năng rất hấp dẫn, và những nỗ lực của Diamond để ghép các mảnh ghép thành một bức tranh gồm 5 yếu tố của ông trả lời cho những câu hỏi buộc chúng ta phải lật trang sách liên tục. Tuy nhiên, hầu hết các sự sụp đổ vẫn chưa được lí giải, phần lớn bởi vì chúng ta không có đủ hiểu biết về sự tổ chức của các xã hội này.

Diamond có chỉ ra một vài mảnh ghép, nhưng ông không có vẻ háo hức muốn xem xét tận gốc rễ. Mặc dù ông đã đề cập đến bi kịch của của các dân tộc, ông đã không khám phá nó như là một lời giải thích cho hầu hết các sụp đổ. Ông cũng thừa nhận rằng sự khác biệt về lợi ích giữa các tầng lớp và quần chúng có thể giúp giải thích một số thất bại, nhưng với ông yếu tố con người nhạt nhoà bên cạnh những yếu tố môi trường. Phụ lục của cuốn sách cũng tiết lộ rằng Diamond không tập trung nhiều vào các cá nhân, mặc dù cá nhân, không phải xã hội, mới thực sự đưa ra những quyết định.

Quan niệm sai lầm lớn của Diamond không phải sự bỏ mặc của ông về sự tổ chức, mà là ý tưởng rằng những kết luận mang tính đầu cơ của ông có thể được áp dụng cho các vấn đề hiện đại ngày nay. “Sự tương đồng giữa đảo Phục Sinh và thế giới hiện đại rõ ràng đến rợn người” ông viết. “Nếu hàng ngàn người sống trên đảo Phục Sinh với các công cụ chỉ là đá và sức mạnh cơ bắp của mình đã đủ để phá hủy môi trường của họ và do đó phá hủy xã hội của họ, làm thế nào hàng tỷ người với các công cụ kim loại và điện máy lại không thể làm tồi tệ hơn?“. Diamond đang nói rằng bởi vì chúng ta có sức mạnh thể chất nhiều hơn so với người sống trên các đảo Thái Bình Dương trước kia, chúng ta-có vẻ-sẽ sử dụng nó với mục đích hủy diệt. Nhưng tại sao chúng ta không thể sử dụng sức mạnh vật chất của chúng ta để cải thiện môi trường và xã hội của chúng ta, đặc biệt là trong một thế giới mà chúng ta có kiến thức sâu rộng, công nghệ và thương mại toàn cầu?

Đặc biệt khó hiểu là sự lựa chọn các tiểu bang Montana là “mô hình của thế giới” của Diamond. Diamond có một sự quen thuộc cá nhân với Montana, đặc biệt là các thung lũng Bitterroot gần Missoula, vì gia đình ông dành mùa hè ở đó. Montana có “gần như tất cả các loại vấn đề đã làm suy yếu các xã hội tiền công nghiệp trong quá khứ, hoặc hiện đang đe dọa xã hội ở những nơi khác trên thế giới,” trong đó có “vấn đề về chất thải độc hại, rừng, đất, nước (và thỉnh thoảng là không khí), biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, và những loài sâu bệnh mới“.

Montana chắc chắn có một số vấn đề về môi trường, nhưng chúng khó có thể là bản dạo đầu của sự tàn phá và sụp đổ. Thật vậy, Diamond thừa nhận rằng nó “ban đầu có vẻ vô lý” để nói về Montana, và ông đảm bảo với người đọc rằng Montana “sắp xảy ra sụp đổ”. Ông nhấn mạnh, tuy nhiên, đó là điều đáng xem xét bởi vì nếu nó có vấn đề, thì nơi khác với dân số lớn và môi trường dễ bị phá huỷ hơn là chắc chắn có nguy cơ lớn hơn. Ông bào chữa cho mình bằng cách nói rằng những dấu hiệu nguy hiểm đã có: Montana không thể hỗ trợ bản thân và phải dựa trên phần còn lại của Hoa Kỳ. “Nếu Montana là một hòn đảo cô lập… nền kinh tế thế giới thứ nhất hiện tại của nó có lẽ đã sụp đổ, và nó cũng không thể phát triển nền kinh tế ngay từ ban đầu“.

Tất nhiên, Montana không phải là một hòn đảo cô lập.Và hầu như mọi nơi trên thế giới hiện nay đều liên lạc với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại, viễn thông, du lịch cá nhân. Vì vậy, có người hỏi mục đích của cuốn sách chính xác là gì? Có phải Diamond bị đắm chìm trong không khi ngày tận thế trong những biến động môi trường ngày nay và cảm thấy rằng câu chuyện của ông đã phải có một mục đích cao hơn? Đó là một điều bí ẩn cho người đọc.

Trạm Đọc (Read Station)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *