“Đi” một ngày đàng, học một sàng khôn

Từ “đi” ở đây mình để trong ngoặc kép, vì nó được sử dụng theo nghĩa đặc biệt. “Đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.” Đây là nghĩa của từ “đi” mình tra trong từ điển. Nhưng với những gì tích góp được suốt những năm tháng “lang thang” trên cuộc đời này (nghe có vẻ rất ông cụ nhưng thực chất là cậu bé thôi nhé haha), từ “đi” bao hàm không chỉ những trải nghiệm do chính bản thân mình “đi” qua mà còn là những trải nghiệm mà bạn bè, người thân mình “đi” và truyền đạt nữa. Tại sao lại vậy ư?

Mình có một người chị, mình xin gọi chị ấy là Y(ye mong bà chị nếu đọc được thì đừng có mắng em hehe). Chị Y là leader trong CLB cũ của mình. Chị cho mình “đi” qua những trải nghiệm về khả năng lãnh đạo, những thăng trầm của còng lưng vì deadline đè, vắt chân vì KPI dí, hay sự vô định và cả sự định hướng của 1 vị trí mới toanh như chiếc blog này vậy(hừm, thì sáng CN có ý tưởng là bật dậy biết luôn, à, giải thích thêm nữa là tại CLB cũ, mình được trải qua những vị trí nhiệm vụ gần giống như công việc đi làm thật). Rồi thì khi bà chị Y thân mến của mình đi du học ở Hàn, rồi đi công tác ở Thái, vân vân và mây mây, mình lại được du lịch qua lăng kính của người tiền bối, biết rằng người Hàn Quốc có tính kỷ luật, họ tôn trọng các quy tắc xã hội bởi sợ làm phiền đến người khác và người Thái giao tiếp thoải mái với khách du lịch bằng tiếng Anh, kể cả anh Grabbike hay là các chú lái tuktuk, trông họ thực như những racing boy trên cả những cung đường và trên từng con flow tiếng anh vậy.

Mình có một người anh, mình xin gọi anh ấy là K. Ông anh K, du học Mỹ từ năm lớp 10. Cả học cấp ba (bên Mỹ gọi là high school) và học đại học cũng ngót nghét 6 năm, anh mình thực sự có một cái vibe rất tây. Ông anh K cho mình “đi” lại những trải nghiệm của anh ở Mỹ, khi anh phải sống tự lập như thế nào, đời sống của sinh viên VN nói chung và sinh viên châu Á ra sao (hừm sẽ có một chút phân biệt c.h.ủ.n.g t.ộ.c, đặc biệt là đợt dịch vừa rồi, khi nguồn cơn của dịch bị quy cho người TQ và cả người châu Á), những cảnh đấu s.ú.n.g, đua xe rượt đuổi tội phạm, giải cứu con tim đậm chất các bộ phim hành động bom tấn Hollywood xảy ra khá nhẹ nhàng và hơi đều đặn (dù vậy nhưng không thể phủ nhận sự phát triển cả về kinh tế và giáo dục của Mỹ). Nghe tới đoạn này mà giấc mơ Mỹ của mình có phần hơi rung lắc rồi.

Mình có một người bạn, mình xin gọi bạn ấy là M. Trong khi mình và đa số các bạn sinh viên năm nhất khác sẽ enjoy cái moment tân sinh viên qua đắm mình vào những sự kiện chào tân, foodtour hay night wondering (ye chỉ một vài ví dụ thôi nhé, chứ tôi tin mỗi bạn sinh viên năm nhất sẽ có một cách enjoy riêng cơ), thì cậu bạn mình chọn đi làm rất nhiều thử, thử rất nhiều công việc và lĩnh vực khác nhau. Để đến bây giờ, khi bọn mình đã chuẩn bị tốt nghiệp, chuẩn bị đăng xuất khỏi trường đại học và đăng nhập vào trường đời, cậu bạn mình trở thành quản lý, hay đúng hơn là trưởng phòng. Mình lại được “đi” qua những thăng trầm thời sinh viên, những đánh đổi, những được và mất khi đi làm sớm (được kinh nghiệm, trải nghiệm, tài chính nhưng có thể phải đánh đổi bằng thời gian bên bạn bè, người yêu, sức lực và mệt mỏi, …), hay những trăn trở của một cậu cựu sinh viên già trước tuổi.

Viết tới đây, mình chợt nhớ lại một bài học mà thầy mình từng giảng trên giảng đường đại học, rằng con người ta có rất nhiều cách học: learn by listening, learn by doing, learn by mistakes và đặc biệt là learn by other mistakes. Mình sẽ xin phép thầy để sửa lại cách học cuối, đó là “learn by other experiences”, rằng chúng ta có thể chọn cách học qua những trải nghiệm của người khác, khi nó đem lại cho mình những góc nhìn rất người về một vấn đề, sự vật, hiện tượng nào đó. Và cách học này giúp lượng kiến thức của mình tăng lên tỷ lệ thuận với số người mình gặp và được trải nghiệm những trải nghiệm của họ.

Ye, đó là một cách học mình đã lựa chọn, mình tin sự học chính là sự nghiệp cả đời của mình. Không biết những người trẻ như mình (mình nghĩ tuổi tác không quan trọng, quan trọng là tâm hồn ta luôn trẻ trung, năng động và tận hưởng cuộc sống) sẽ lựa chọn cách học nào nhỉ? (lời cuối là xin lỗi mọi người vì sự vietlish này, các bài sau mình sẽ cố gắng sửa hơn).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *