Cõng máy bay và những tai nạn kỳ quái trong đệ nhị thế chiến

Cõng máy bay và những tai nạn kỳ quái trong đệ nhị thế chiến.
Piggyback aircraft – composite aircraft hay còn gọi trong tiếng việt là cõng máy bay, là một từ dùng để chỉ việc một chiếc máy bay được gắn lên lưng một chiếc máy bay khác để phục vụ công tác vận chuyển. Một ví dụ điển hình nhất chính là hình ảnh những chiếc tàu con thoi NASA được gắn trên lưng chiếc Boeing 747 hay tàu con thoi Buran của Liên Xô nằm trên lưng chiếc An 225 Miriya. Tuy nhiên, phương thức vận chuyển kỳ lạ này đã được thử nghiệm từ rất lâu rồi.
Trong những năm 1930 thời điểm mà những chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đã được tiến hành nhưng lại chưa có các máy bay đủ tiêu chuẩn để thực hiện công tác này, những tay kỹ sư Hải Quân Hoàng Gia Anh đã nghĩ ra một số ý tưởng táo bạo. Hải quân Hoàng Gia Anh đã thử nghiệm gắn một chiếc thủy phi cơ Short S20 tên Mecury lên trên một chiếc tàu bay Short S21 tên Maia và sự kết hợp giữa hai chiếc máy bay này được gọi là Short Mayo Composite. Kết quả từ ý tưởng này là chiếc thủy phi cơ S20 Mercury có thể cất cánh trên không, tách rời tàu bay mẹ và gia tăng tầm bay. Việc này có nghĩa là chiếc Mercury đã có đủ tầm bay tới những khu vực hẻo lánh của Đế Quốc Anh.
Trong Đệ Nhị Thế Chiến, những tay Kỹ sư người Đức từ xưởng máy bay Focke-Wulf cũng đã xem xét ý tưởng này và đưa ra đề xuất để phát triển một vũ khí táo bạo. Được đặt tên Mistel (cây tầm gửi), vũ khí này đơn giản là gắn một chiếc phi cơ nhỏ lên một chiếc máy bay ném bom to hơn được chế lại để mang theo một khối lượng chất nổ bộc phá lớn và lắp hệ thống lái tự động. Lúc đầu, ý tưởng được đưa ra rằng anh phi công chiếc tiêm kích nhỏ sẽ điều khiển hai chiếc máy bay đến mục tiêu, tách khỏi chiếc máy nay ném bom và quay về trong khi chiếc máy bay to hơn không người lái sẽ đâm vào mục tiêu. Vì nhẹ và cơ động hơn, chiếc tiêm kích sẽ dễ dàng tránh được pháo phòng không và trở về an toàn. Mẫu Mistel đầu tiên gồm một chiếc Fw 190 được lắp trên thân một chiếc Ju88 hoán cải đã cất cánh trong tháng 7 1943. Mặc dù mang lại nhiều hứa hẹn trong công tác ném bom chuẩn xác, ý tưởng này đã bị treo vì đơn giản là số tiền bỏ ra để chế tạo nhưng chiếc Ju 88 quá đắt và cực kỳ lãng phí khi chúng chỉ có thể dùng 1 lần. Vì thế, số tiền cho dự án đã được chuyển sang chương cho trình bom bay V1 và tên lửa V2.
Tuy nhiên, câu truyện cõng máy bay của chúng ta không dừng lại ở đây. Tại Brocklesby 1940 tại Anh đã xảy ra một tai nạn có một không hai. Hai chiếc máy bay Avro Anson của Trường không quân số 2 Không Quân Hoàng Gia Anh đã gặp nạn trogn một lần bay luyện tập. Trong một lần bay luyện tập cùng phi đội, chiếc Anson số L9162 của phi công Jack Inglis Hewson cùng hoa tiêu và chiếc Anson số N4876 của Leonard Graham Fuller cùng hoa tiêu đã va chạm với nhau. Chiếc máy bay của Fuller đã mất tầm nhìn đối với phi cơ của Hewson ở phía dưới và cả hai đã đâm vào nhau. Kết quả là gầm phi cơ của Fuller đã dính, kẹt chặt vào nóc của phi cơ của Hewson ở bên dưới. Nóc của buồng lái Hewson bị vỡ tan tành và tháo súng đuôi của Hewson thì bị kẹt chặt vào gầm cánh của Fuller. Trong khi đó, động cơ và càng máy bay của Fuller thì nát bét. Lúc này, hai chiếc Anson đang bay lòng vòng trên trời vì động cơ chiếc Anson bên dưới vẫn quay với công suất lớn nhất. Hewson và hoa tiêu Sinclair nhảy ra khỏi chiếc máy bay nát bét của mình cùng với Fraser, hoa tiêu của Fuller. Fuler trong lúc đang phân vân không biết có nên nhảy ra thì anh thấy rằng anh vẫn có thể điều khiển hai chiếc máy bay bằng cánh lái, đuôi và cánh tà phi cơ của mình. Fuller quyết định sẽ hạ cánh hai chiếc máy bay cùng với nhau. Fuller thành công hạ cánh hai chiếc Anson xuống một đồng ruộng gần Brocklesby và sống sót. Chiếc Anson của Fuller thì được sửa lại và quay lại hoạt động. Fuller thì thoát được kỷ luật vì anh vừa vớt lại cho không quân 40000 bảng tiền vũ khí và tránh được việc hai chiếc phi cơ lao vào nhà dân. Fuller được thăng chức Trung Úy nhưng bị treo giò 14 ngày vì đã nói chuyện với báo chí về sự việc.
Quái dị thay, tại nạn có một không hai ở Brocklesby đã không còn là một không hai khi chính nó đã bị lặp lại năm 1944 với … hai chiếc B17. Vào ngày 31 tháng 12, 1944, phi công Glenn H. Rojohn không có bất kỳ dự định nào để ăn mừng năm mới. Dù sao thì vẫn còn trong thời chiến với bom bay đạn lạc và anh thì đang ngồi trong buồng lái của một oanh toạc cơ B17 trên bầu trời vùng Hamburn, Đức. Bên ngoài cửa sổ, đạn Flak phòng không nổ đen kịt bầu trời trong khi các máy bay khác trong đội hình thì đang bị ăn đạn tả tơi bởi các tiêm kích Bf 109. Trên đường trở về từ phi vụ ném bom, đội hình B17 bị tấn công bất ngờ bởi một phi đội Bf109. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng Glenn thấy chiếc B17 mang biệt danh “Nine Lives” trước mặt bị dính đạn và mất kiểm soát, hạ độ cao vì cả hai phi công đã củ tỏi. Glenn quyết định bay vào thế chỗ để tăng cường phòng thủ cho đội hình. Lúc này, bên trong chiếc B17 của anh mang tên “Little Skipper” vang lên môt tiếng rầm, theo sau bởi những tiếng rắc. Glenn cảm thấy bối rối vì anh vẫn đang bay, không dính đạn nhưng lại thấy việc kiểm soát máy bay cực kỳ khó khăn và nặng nề. Anh nhìn xuống và đã nhận ra một việc hết sức bá đạo: chiếc oanh tạc cơ Nine Lives đã bay lên và đâm bào bụng của chiếc Little Skipper. Hai chiếc oanh tạc cơ bị dính chặt vào nhau khi tháp súng phía trên của chiếc Nine Lives và pháp súng bụng của chiếc Little Skipper bị kẹt với nhau, Hai chiếc oanh tạc cơ bay gầm như thẳng hàng với nhau, đuôi chiếc phía dưới nằm lệch sang mạng trái của chiếc bên trên. Cho dù Glenn cố gắng tách hai chiếc may bay nhưng mọi thứ anh làm đều vô vọng. trong lúc đó, động cơ số 3 của chiếc Nine Lives bị dính dạn và bốc cháy. Đây là một tình huống hết sức nguy hiểm, buộc cả hai phi hành đoàn của cả hai chiếc phải nhảy ra. Glenn vì thế quết định quay trở lại Đức và nhảy ra ở đó vì nhảy xuống biển Bắc rất nguy hiểm. Trên bầu rời Đức, các sĩ quan phòng không kinh ngạc trước cảnh tượng bên trên họ. Một Đại Úy phòng không đã viết: “Hai chiếc pháo đài bay đã dâm vào nhau và đang bay trong đội hình. Chúng bị dính chặt vào nhau và bay 20 dặm về phía Nam. Cả hai không thể tiếp tục chiến đấu và có thể các phi công sẽ nhảy ra. Vì thế chúng tôi quyết định dừng bắn.” Cả hai phi hành đoàn đều nhảy ra trừ hai phi công Glenn và phụ tá. Cả hai người quyết định sẽ hạ cánh vì giữ máy bay thăng bằng để người kia nhảy ra là không thể. Glenn cắt động cơ chiếc Little Skipper để giảm tốc và bay bằng động cơ của chiếc Nine Lives. Glenn hạ hai chiếc B17 xuống một cánh đồng phía Bắc nước Đức. Cả hai đã kéo cần điều kiển cực đến mức phải đạp lên bảng khí cụ bay. Hai chiếc B17 lướt vào mặt đất, Nine Lives nổ tung, nhả ra khỏi Little Skipper. Glenn hạ lại Chiếc Little Skipper xuống sau đó và quệt xuống đất. Cánh phải của Little Skipper va phải một nhà kho và Little Skipper gãy làm đôi, buồng lại tiếp tục trượt đến khi dừng lại. Cơ trưởng Glenn và phi công phụ đều sống sót. Toàn bộ phi hành đoàn của cả hai máy bay đều bị bắt làm tù bình và sống sót đến lúc chiến tranh kết thúc 5 tháng sau.

Nguồn sách:

The Piggyback Flight Pilot’s Journey của phi công Glenn David Rojohn.

Combat aircraft – Luftwaffe Mistel Unit





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *