CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT THỜI ĐẠI NGẬP TRÀN SỰ KÍCH DỤC, BẠO LỰC VÀ KHỦNG HOẢNG.

Đúng vậy, chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên mà thông tin ngập tràn và cách tiếp cận với chúng vô cùng dễ mà không thể nào kiểm soát được. Internet, Smartphone và mạng xã hội đã mang tới cho con người những sự thay đổi nhất định về tâm lý và góc nhìn đối với cuộc sống. Và thời trang cũng không phải là ngoại lệ.

Không khó để thấy từ các thương hiệu thời trang lớn, nhỏ – từ toàn cầu cho đến nội địa – chúng ta đang được chứng kiến kỉ nguyên của sự “Kích dục”, “Bạo lực” và “Khủng hoảng trong tâm trí” nhằm khai thác và “sống gần” với những người trẻ. Trong suốt những năm 2021-2022, những trào lưu – xu hướng được định hình bởi các tập đoàn lớn hướng tới cái gọi là “Sự gợi cảm phóng túng” khi mà các nhà thiết kế sử dụng s*x như 1 công cụ để thu hút sự quan tâm hay chú ý của truyền thông hay cả là người tiêu dùng. Và nó lan truyền đến mạng xã hội, tới thị trường như 1 con virus lan truyền đến chóng mặt – chúng ta thấy những cơ thể gần như là naked tự tin trước ống kính, những kiểu khoe thân.

Tuy nhiên, ranh giới giữa nghệ thuật và khiêu dâm là vô cùng mong manh. Để hiểu và thẩm được yếu tố nghệ thuật trong việc khoe cơ thể nó đòi hỏi về mindset cũng như độ truyền tải của người được thông điệp – nó phải có một ý nghĩa gì đó của sự phóng túng, trụy lạc để tạo ra một xúc cảm cho người xem, chứ không phải một “Thứ gì đó mà ai cũng có thể xem được, hời hợt và có thể trả bằng tiền” như hiện nay.

Để lấy ví dụ cụ thể thì trong văn hóa, nghệ thuật từ trước tới giờ – từ Châu Âu đến Châu Á, hình ảnh mang tính s*x xuất hiện rất nhiều qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ thời kỳ Phục Hưng cho tới đương đại – những bức tranh khỏa thân, những bức tượng có hở những phần kín hay xuất hiện trong văn thơ. Tất cả đều có và vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay trong sự kính trọng của nhiều người. Tại sao nó lại như thế?

Vì nó là mang tính chống đối “Cấm kỵ”, một điều gì đó mang tới sự phẫn nộ, căm ghét nhưng ẩn sâu trong đó là thông điệp trường tồn theo thời gian.
Nói tới thời trang, phải nói tới những con người “lỗi lạc” trong việc “phản pháo” nhưng cũng vấp đầy tranh cãi như thế. Không ai khác chính là Alexander McQueen. Gã Holigan nước Anh vô cùng đam mê trong việc khai thác cơ thể con người để thể hiện tư duy thời trang cũng như thông điệp theo cách riêng của McQueen. Những chiếc quần lộ cả viền mông, những chiếc áo cắt bạo đến hở cả ngực khiến ai cũng phải đỏ cả mặt, tía cả tại khi được chứng kiến sàn diễn của McQueen. Và ngay lập tức, nó bị báo chí Anh phản đối một cách dữ dội – coi nó như là một cuộc tấn công đồi bại tới hình ảnh của người phụ nữ. “Sự xúc phạm của phụ nữ, Lố bịch đến kinh tởm”.
Chẳng biết McQueen nghĩ gì, những Highland Hipe vào năm 1995 được nhiều người cho rằng đó là sự ẩn dụ của việc thực dân Anh xâm lược Scotland vào thế kỷ XVIII. McQueen không nói gì thêm nhưng chỉ nói rằng “Tôi không thể nào bù đặp cho sự thiếu thông minh này, tôi chỉ ước rằng giá như mọi người có thể đào sâu hơn một chút”. Giống như thực dân xâm chiếm, nó như là “Rpe – Cưỡg hi*p” – McQueen luôn biến những suy nghĩ, thống khổ của mình trở thành các tác phẩm thời trang nghệ thuật độc đáo, nổi dậy để chống lại những tiêu chuẩn nhất định về thời trang. Người ta gán cho ông cái danh “Holigan” vì Lee rất điên, sẵn sàng xé bỏ những điều cấm kỵ nhất – tình dục, bạo lực, cái chết và những vấn đề tâm lý. Bằng cách trực diện đó, McQueen tuyên bố với thế giới về suy nghĩ của mình, tính khiêu khích của mình, sự điên loạn của mình – NHƯNG theo cách của bản thân và luôn khiến người ta nhớ về nó, nói về nó nhưng không phải ai cũng yêu thích nó.

Còn bây giờ, mọi thứ với nội dung tương tự chỉ đơn thuần là những khẩu hiệu đơn giản (Slogan quote) được in trên áo phông – nó trực diện nhưng dễ nhớ, dễ quên và quá đại trà để biến cái việc sử dụng hình thể hay câu chuyện đầy cảm xúc để gây khó chịu và khiến người ta suy ngẫm về nó. Những chiếc quần xề đi, những loại vải xuyên thấu, những kiểu lộ nội y được phát triển mạnh mẽ với tính “Kích dục” cao để nói lên thông điệp về sự tự do. Nhưng nhiều khi mình tự hỏi cảm xúc có còn như lúc Alexander McQueen hay Tomford thời Gucci đã làm ra hay không?

Trong một xã hội mà tính “Kích dục” và gợi cảm được đồng thuần và cho phép thì tất nhiên tính đột phá sẽ không còn như trước đấy. Nó là một điều vừa tốt vừa xấu khi minh chứng về sự tự do của con người, nhưng xấu khi nó bào mòn sự tưởng tượng và cái cách mà chúng ta sử dụng nó để thể hiện thông điệp. Một cách nghèo nàn, trần trụi và không có chút “lửa” trong đó cả. Trước giờ, những tiêu chuẩn – những rào cản đều tạo ra những cuộc nổi loạn, những cuộc bứt phá hay mở đường cho những tư tưởng tiên phong. Nhưng giờ đây, khi mà mọi thứ đều được chấp nhận thì có còn những điều đó hay không? Hay xung quanh chúng ta chỉ là những thứ kinh doanh tầm thường đầy vật chất?

Thombrowne SS23, Mugler xuất hiện trên sàn runway và nhận được những lời tán dương về sự đột phá về hình mẫu sáng tạo, gợi dục và tự do. Nhưng nếu so với những tên tuổi trước như McQueen, Tomford hay cả cụ ông Jean Paul Gaultier – điều đó có thực sự là ổn?

Không phải những điều trên chúng ta đều áp dụng và thấm nhuần trong cuộc sống nhưng nó đang thể hiện một sự nghèo nàn nhất định trong việc thể hiện ý tưởng và tiếp cận giới trẻ bằng cách sử dụng tính “kích dục” như một thành phần không thể yếu. Họ khiến những điều cần phải phá bỏ trở nên rõ ràng một cách khó hiểu. Ví dụ như My body, my choice but who gonna understand it carefully? Hay nó chỉ là 1 thứ để minh chứng và biện chứng mang tính cá nhân nhất định trong thời trang – vốn dĩ là ngành công nghiệp dành cho số đông?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *