LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC?

LOCUS OF CONTROL?

Đầu tiên mình muốn nói với các bạn về một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1998 thực hiện bởi 2 giáo sư. Giáo sư tập hợp một nhóm học sinh lớp 5 và cho giải một câu đố rất khó. Bất kể kết quả như thế nào, nhóm học sinh cũng sẽ được ghi nhận kết quả tốt và được đánh giá cao. Sau khi nghiên cứu, nhóm học sinh được chia làm 2 nhóm nhỏ: 1 nhóm được cho biết rằng chúng làm được điều đó vì họ tài năng và thông minh, trong khi nhóm nhỏ còn lại cho rằng chúng đã cố gắng hết sức.

Sau một khoảng thời gian ngắn, giáo sư đưa ra một câu đố khác. Tuy nhiên, các câu đố lần này có 3 mức độ dễ, trung bình và khó. Và kết quả sau đó là những đứa trẻ ở nhóm nhỏ cho rằng chúng tài năng và thông minh lại dành phần lớn thời gian để giải những câu đố dễ mà không tốn công sức, không những thế chúng còn sớm bỏ cuộc. Mặt khác, những đứa trẻ ở nhóm nhỏ cho rằng chúng cố gắng hết sức đã dành thời gian cho những câu đố khó hơn, và chúng làm rất say mê mặc cho kết quả ra sao.

Nhà tâm lý học Philip Zinbardo giải thích trong cuốn ѕách “Pѕуchologу and Life”(Tâm lý học ᴠà Đời ѕống) хuất bản năm 1985 như ѕau, “Điểm định hướng kiểm ѕoát là niềm tin cho rằng kết quả từ hành động của bản thân phụ thuộc ᴠào cái ta làm (điểm kiểm ѕoát nội tại) hoặc phụ thuộc ᴠào những ѕự kiện bên ngoài ѕự kiểm ѕoát của bản thân (điểm kiểm ѕoát ngoại tại)”. Nói cách khác điểm kiểm soát tâm lý (Locus of control) cho thấy mức độ mà bản thân bạn tin rằng mình có thể kiểm soát được cuộc sống. Những đứa trẻ ở nhóm nhỏ đầu tiên được cho là có điểm kiểm soát tâm lý ngoại tại (External locus of control) còn những đứa trẻ ở nhóm nhỏ còn lại được cho là có điểm kiểm soát tâm lý nội tại(Internal locus of control)

Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

Hiện nay những nghiên cứu về Điểm kiểm soát tâm lý liên tục cho thấy rằng việc nắm bắt Điểm kiểm soát bên trong là CHÌA KHÓA TẠO ĐỘNG LỰC. Bạn phải cảm thấy rằng bản thân có quyền kiểm soát cuộc sống và có trách nhiệm với những điều sẽ xảy ra nếu bạn muốn duy trì động lực mọi lúc.

Khi gặp một vấn đề, bạn có thể lựa chọn cách đổ lỗi cho bất kì điều gì hoặc lựa chọn chịu trách nhiệm về hành động của mình. Vì vậy, tư duy rất quan trọng. Nếu bạn đang có điểm kiểm soát bên ngoài, bạn hãy cố gắng tập trung vào những nỗ lực bạn đã đặt ra cho nhiệm vụ hơn là bản thân nhiệm vụ đó và học cách đánh giá cao nỗ lực bạn bỏ ra.

MỘT VÀI TIPS GIÚP MÌNH DUY TRÌ ĐỘNG LỰC

1) Đặt mục tiêu ngay từ đầu (mình thường đặt mục tiêu theo tháng và năm)

2) Đưa ra kế hoạch cụ thể Khi đã có mục tiêu, mình sẽ lên kế hoạch từng bước để thực hiện và phân bổ vào todo list mỗi tuần, mỗi ngày. Mình tập cách ghi to-do list rõ ràng, chi tiết, ví dụ: Môn Anh: hoàn thành bài tập số 1,2,3 thay vì hoàn thành bài tập.

3) Học cách ưu tiên Sau khi có to-do list tuần đó, mình sẽ dùng ma trận ưu tiên để xem xét các công việc và sắp xếp vào to-do list hàng ngày cho hợp lí. Các công việc này là những công việc đã biết trước, được lên kế hoạch, còn to-do list theo ngày vẫn có thể bao gồm những công việc đột xuất (cái này các bạn sắp xếp linh động).

4) Tìm khung giờ hiệu quả của riêng bạn.

Đây là một tips mình học được trên youtube và áp dụng theo thì thấy thực sự hiệu quả.

Việc đầu tiên bạn hãy xác định xem trong ngày đâu là khoảng thời gian bạn có nhiều năng lượng nhất, đâu là khoảng thời gian ít năng lượng nhất. Bạn có thể thử một tuần làm việc bình thường và ghi chú lại xem hiệu quả của từng công việc trong các khung giờ như thế nào. Khung giờ mình gợi ý các bạn theo dõi: Từ 8h đến 12h, từ 14h đến 17h, từ 20h đến 23h. Ở đây tùy thuộc bạn là early bird hay night owl nha.

Trong to-do list ngày hôm đó, các bạn xác định xem đâu là việc bạn cần nhiều năng lượng, đâu là việc cần ít năng lượng. Ví dụ: Làm bài tập lớn gồm các việc:

– Tìm tài liệu (high energy)

– Lên dàn bài (high energy)

-…

– Chỉnh sửa căn lề (low energy)

– Gửi bài (low energy)

Cuối cùng là sắp xếp việc high energy vào khung giờ nhiều năng lượng, việc low energy vào khung giờ ít năng lượng.

5) Chấp nhận kết quả dù không tốt

Yeah, chúng ta cần học cách chấp nhận kết quả dù nó có tốt hay không bởi bạn có thể kiểm soát được công sức, nỗ lực nhưng bạn không thể kiểm soát được kết quả. Điều quan trọng là bạn học được gì trong quá trình bạn nỗ lực, tìm tòi đó.

Đây là một vài tips mình dùng để luôn duy trì động lực và hy vọng nó giúp ích các bạn ❤

Nguồn: trang.studiess

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *