GAREI – BỨC TRANH MA

Từ thời xa xưa, tại ngôi đền Kanju-ji ở Kyoto có cất giữ một bức tranh vẽ người phụ nữ đang ôm đứa con của mình. Đó chỉ đơn giản là bức tranh mẹ ôm con nhưng từ khi samurai Honamiden đem nó đến dinh thự của mình để trưng bày từ những câu chuyện kỳ bí đáng sợ đã xảy ra khiến bức họa này đồn thổi là bị m.a á.m.

Samurai Honamiden đã ấn tượng với bức tranh cũ kỹ này và sai thuộc hạ đến đền Kanju-ji mượn tranh về để ngắm nhìn cho thỏa lòng. Các vị sư trong đền đã đưa tranh cho Honamiden mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.

Thế rồi vào đêm đầu tiên bức tranh được đặt tại dinh thự của Honamiden thì nhiều người đã nhìn thấy một bóng dáng của một người phụ nữ lạ tay ôm đứa con nhỏ đi lang thang trong khuôn viên. Cứ thế mỗi đêm đám người hầu lại kể cho nhau nghe câu chuyện bắt gặp người phụ nữ bí ẩn bồng con, mọi người bỗng cảm thấy sợ hãi và bàn tán xôn xao về việc này. Có một người hầu kể rằng anh ta đã mạo hiểm đi theo người phụ nữ ấy và kinh sợ khi thấy cô ta đột nhiên biến mất khi đứng trước bức tranh cổ của đền Kanju-ji.

Chuyện này đã truyền đến Honamiden và sau khi nghe rõ sự việc thì ông đã nhanh chóng trả lại bức tranh cho đền Kanju-ji mà không hông đề cập gì đến người phụ nữ bí ẩn hay sự việc quái lạ diễn ra trong dinh thự của ông.

Sau đó, người phụ nữ bí ẩn bồng con đó lại bắt đầu xuất hiện xung quanh ngôi đền Kanju-ji. Nghi ngờ bức tranh là nguồn gốc của hiện tượng kỳ quái này nên có một người đã đặt một mảnh giấy lên đầu người phụ nữ trong bức tranh để kiểm chứng. Và tối đó nhiều người đã nhìn thấy người phụ nữ ấy xuất hiện với một mảnh giấy dính trên đầu khiến ai cũng khiếp sợ.

Các sư thầy ở đền Kanju-ji đã mời các họa sĩ đến để điều tra, tìm hiểu về nguồn gốc của bức tranh. Một số họa sĩ cho rằng đó là tranh của Tosa Mitsuoki (1617 – 1691). Thời điểm đó Tosa Mitsuoki đã mất lâu rồi nên không thể biết rõ về câu chuyện cũng như người phụ nữ trong bức tranh là ai. Mọi người đều nhất trí cho rằng đây là một bức tranh quý, có giá trị nghệ thuật cao nhưng không được cất giữ cẩn thận, bị hư hỏng và trở nên cũ kỹ nên đền Kanju-ji đã tìm người về phục dựng bức tranh cổ. Cũng kể từ đó, người phụ nữ bí ẩn kia không còn thấy xuất hiện trong đêm đen tĩnh lặng nữa.

Câu chuyện này được cho là được viết vào khoảng những năm 1820, nằm trong Fujiwara Ietaka’s Ochiguri Monogatari (Tales of Fallen Chestnuts) và được đặt với tựa đề Garei, kể về bức tranh ma đền Kanju-ji.

Câu chuyện Garei được cho là một truyền thuyết dân gian xây dựng dựa trên về một tín ngưỡng của người Nhật xưa, đó là Tsukumogami. Người Nhật cho rằng, những đồ vật tồn tại trên dương gian được 100 năm thì chúng sẽ trở nên có linh hồn. Quan niệm dân gian này được cho là bắt nguồn từ một quyển truyện cổ tích thời Muromachi (1336 – 1573) có tên là Tsukumogami Enmaki.

Theo truyền thuyết thì Tsukumogami thường vô hại nhưng chúng sẽ trở nên giận dữ và trả thù những người đã vứt bỏ hoặc đối xử không tốt với chúng. Vì vậy mà ở đền thờ Thần đạo tại Nhật Bản có tổ chức các nghi lễ an ủi những đồ vật đã dùng lâu năm mà bị hỏng không còn sử dụng được nữa trước khi vứt bỏ chúng. Thường sẽ là các nghi lễ hỏa táng gọi là Otakiage, vào thời Edo người dân đem bỏ đồ cũ không còn dùng đến tại đền thờ để thực hiện nghi lễ này. Hiện nay một số phong tục tương tự như lễ hỏa táng Otakiage vẫn được duy trì tại một số địa phương trên nước Nhật, như lễ tưởng niệm kim chỉ Hari-Kuyo hay lễ tưởng niệm búp bê Ningyo-Kuyo.

Garei là câu chuyện truyền tải đạo lý rằng con người phải biết tôn trọng, gìn giữ tác phẩm nghệ thuật nếu không nó sẽ hóa thành m.a q.u.ỷ ám ảnh bạn suốt cuộc đời.

Cre: hyakumonogatari

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *