SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LƯỜI BIẾNG VÀ TRẦM CẢM.

Một số dấu hiệu phổ biến và dễ dàng nhận thấy của t.rầm cảm là biểu hiện mệt mỏi, mất hứng với hoạt động thường ngày, biếng ăn và những cuộc khủng hoảng tâm lý nói chung trong đồng hồ sinh học của bạn.

Ngoài ra, những người mắc chứng bệnh tr.ầm cảm trông lúc nào cũng uể oải và ủ rũ quá mức; và khả năng cao bạn sẽ chỉ đơn thuần cho rằng họ có bản chất lười biếng và cực kì luộm thuộm.

Nhưng với trường hợp này thì không phải vậy. Bạn đang thực sự nhìn thấy những triệu chứng mà họ không thể chịu đựng và lầm tưởng rằng đó là bản chất lười biếng của họ. Sự khác biệt ở đây chính là những người mắc chứng tr.ầm cảm KHÔNG MUỐN trải qua điều đó chút nào. Nó không phải là sự lựa chọn của bản thân họ, ngược lại, khi bạn hay ai khác có một ngày nghỉ xả hơi để làm việc họ thích, đó là sự lựa chọn mà họ thực hiện một cách có ý thức.

Thêm vào đó, đi đôi với sự lười biếng, người mắc chứng bệnh tr.ầm cảm phải đối diện với nhiều cấp độ của sự chán ghét bản thân, cảm giác của tội lỗi.

Nếu như bạn đang phải chiến đấu với sự lười biếng trong một khoảng thời gian dài thì một loạt những yếu tố bao gồm cả chứng bệnh t.rầm cảm có thể là nguyên nhân chính. Nó cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Nhưng nó sẽ không nguy hiểm nếu có sự can thiệp kịp thời của những chuyên gia tâm lý được đào tạo.

Chấp nhận và không xấu hổ về các chứng bệnh tâm lý là hai trong số những bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình cải thiện sức khỏe tâm lý. Và hãy luôn nhớ rằng, nếu bạn phát hiện người bạn nào đó đang bối rối, khó hiểu về ranh giới giữa sự lười biếng và chứng bệnh tr.ầm cảm thì xin đừng dè bỉu họ. Nó chẳng có tác dụng gì hết. Thay vào đó, hãy giúp họ hiểu ra tình trạng thực tại của bản thân nếu đó thực sự là căn bệnh tr.ầm cảm.

(Dịch giả: Khánh Ly – YBOX.VN)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *