7 LOẠI TRẦM CẢM AI CŨNG DỄ DÀNG MẮC PHẢI

7 LOẠI TRẦM CẢM AI CŨNG DỄ DÀNG MẮC PHẢI

1. Rối loạn trầm cảm chính (MDD)

Khi sử dụng thuật ngữ trầm cảm lâm sàng, người ta đại khái đề cập đến rối loạn trầm cảm chính yếu (MDD). Đây là một rối loạn tâm trạng đặc trưng bởi một số đặc tính chủ chốt sau:

• Tâm trạng tuyệt vọng

• Thiếu sự hứng thú đối với những hoạt động thường được ưa thích

• Cân nặng thay đổi

• Giấc ngủ thay đổi

• Mệt mỏi

• Cảm thấy vô dụng và tự trách

• Khó tập trung

• Nghĩ đến t.ự t.ử và cá.i ch.ết

Nếu một người trải qua đa số các triệu chứng trên trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần, họ thường được chẩn đoán mắc MDD.

2. Rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD)

Dysthymia giờ đây được biết đến dưới cái tên rối loạn trầm cảm kéo dài, ám chỉ một loại trầm cảm mãn tính, xuất hiện hầu hết các ngày trong ít nhất hai năm. Nó có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Người ta có thể trải qua các giai đoạn ngắn không cảm thấy tuyệt vọng, nhưng sự nhẹ nhõm này chỉ kéo dài chừng 2 tháng hoặc ít hơn. Đồng thời, những triệu chứng sau không nghiêm trọng như MDD:

• Cảm giác buồn bã

• Mất đi hứng thú và niềm vui

• Giận dữ và cáu kỉnh

• Cảm giác tự trách

• Tự tôn thấp

• Khó ngủ

• Ngủ quá nhiều

• Cảm giác vô vọng

• Mệt mỏi và thiếu năng lượng

• Thay đổi trong chế độ ăn

• Gặp vấn đề liên quan đến năng lực tập trung

Điều trị PDD thường bao gồm sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý.

3. Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là rối loạn tâm trạng đặc trưng bởi những giai đoạn tâm trạng tăng cao bất thường được gọi là hưng cảm. Những giai đoạn này có thể nhẹ (hypomania) hoặc có thể nghiêm trọng đến mức gây ra những thiệt hại đáng kể đối với cuộc sống của một người, cần nhập viện, hoặc ảnh hưởng đến nhận thức của người đó về hiện thực. Phần lớn những người mắc rối loạn tâm trạng cũng có những thời kỳ trầm cảm chính (MDD).

Ngoài tâm trạng chán nản và giảm hứng thú rõ rệt đối với các hoạt động xã hội, người mắc trầm cảm thường có một loại các triệu chứng về cảm xúc và thể chất như sau:

• Mệt mỏi, mất ngủ và thờ ơ

• Đau nhức không rõ nguyên nhân và kích động tâm thần

• Sự vô vọng và mất tự tin

• Cáu gắt và lo âu

• Do dự trước các quyết định và khuyết thiếu năng lực tổ chức, sắp xếp

4. Trầm cảm sau sinh (PPD)

Việc mang thai có thể làm thay đổi nội tiết tố đáng kể, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng người phụ nữ. Trầm cảm có thể khởi phát suốt thời gian mang thai hoặc sau khi đứa trẻ ra đời.

Do đó trầm cảm sau sinh không đơn thuần chỉ là hội chứng baby blues (tâm trạng suy sụp trong thời gian ngắn do tất cả những thay đổi về thể chất, tinh thần và cuộc sống khi vừa mới sinh em bé).

Thay đổi về tâm trạng, sự lo âu, cáu gắt và các triệu chứng khác không phải là hiếm sau khi sinh con và thường kéo dài lên tới hai tuần. Các triệu chứng PPD thì nghiêm trọng và dai dẳng hơn.

• Tâm trạng xuống thấp, cảm giác buồn bã

• Chuyển đổi tâm trạng nghiêm trọng

• Xa lánh xã hội

• Gặp khó khăn trong việc kết nối với con mình

• Thay đổi trong chế độ ăn

• Cảm thấy vô dụng và vô vọng

• Mất đi hứng thú với những việc từng yêu thích

• Cảm thấy không thích ứng hoặc vô giá trị

• Lo âu và lên cơn hoảng loạn

• Ý nghĩ làm hại chính mình hay đứa trẻ

• Ý nghĩ t.ự t.ử

PPD có thể kéo dài từ trạng thái buồn bã lãnh đạm dai dẳng cần điều trị y tế cho đến rối loạn tâm thần sau sinh.

Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể kéo dài tới một năm. May thay, các biện pháp điều trị như thuốc chống trầm cảm, tư vấn trị liệu và liệu pháp hormone có hiệu quả tốt.

5. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiền kinh bao gồm:

• Mệt mỏi tột độ

• Cảm thấy buồn, vô vọng hoặc tự trách

• Cảm giác áp lực hay lo âu nghiêm trọng

• Chuyển đổi tâm trạng, hay khóc

• Cáu gắt bực bội

• Không thể tập trung

• Thèm ăn hoặc say xỉn

6. Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, chán nản và tăng cân trong những tháng mùa đông nhưng hoàn toàn ổn vào mùa xuân, hẳn bạn đã mắc phải hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.

Người ta tin rằng SAD phát sinh do sự xáo trộn trong nhịp sinh học bình thường của cơ thể. SAD phổ biến hơn ở các vùng phía bắc hoặc nam xa xôi trên hành tinh và có thể điều trị bằng liệu pháp ánh sáng để bù đắp lượng ánh sáng ban ngày bị thiếu hụt.

7. Trầm cảm không điển hình

Bạn có từng trải qua những dấu hiệu trầm cảm (chẳng hạn như ăn quá nhiều, ngủ quá nhiều hay cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối) nhưng lại thấy bản thân đột ngột vui lên khi bắt gặp một sự kiện tích cực?

Dựa trên những triệu chứng này, có thể bạn đã mắc trầm cảm không điển hình, loại trầm cảm không tuân theo những gì được cho là biểu hiện “điển hình” của loại rối loạn này. Trầm cảm không điển hình đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

• Ăn quá nhiều hoặc tăng cân

• Ngủ quá độ

• Mệt mỏi, yếu ớt và cảm giác “bị đè nặng”

• Nhạy cảm mãnh liệt với sự từ chối

• Tâm trạng phản ứng mạnh mẽ

Trầm cảm không điển hình thực sự khá phổ biến chứ không giống cái tên của nó. Khác với các dạng trầm cảm khác, những người bị trầm cảm không điển hình có thể phản ứng tốt hơn với một loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế monoamine oxidase (MAOI).

(Cre: Tâm lý học mỗi ngày)

_____

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *