(#hoangtocphuongdong) Thành Cát Tư Hãn (1162 – 1227) có tên là Thiết Mộc Chân, con của Dã Tốc Cai thủ lĩnh tộc người Kiyad. Năm 1206 ông thống nhất được các bộ tộc của Mông Cổ và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn. Ông là một nhà quân sự và một chính trị gia xuất sắc trong lịch sử Mông Cổ.
Theo https://www.vyctravel.com/…/thanh-cat-tu-han-chinh-chien-la… ông có 6 cái nhất mà ít người biết. Đó là:
Đầu tiên là tạo ra Đế quốc lớn nhất thế giới, Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân trải qua hai mươi mấy năm chinh chiến đẫm máu, đã thống nhất toàn bộ đại sa mạc thảo nguyên. Vào thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn dẫn dắt con cháu của mình liên tiếp phát động chiến tranh quy mô lớn, khí thế mạnh như vũ bão, cuộn sạch cả đại lục Âu – Á. Trước sau có hơn bốn mươi quốc gia, hơn bảy trăm dân tộc đều quy phục đế quốc Mông Cổ. Tại đại lục Âu – Á, trước sau hình thành 4 nước đại Hãn, chính là Kim Trướng Hãn quốc, Sát Hợp Thai Hãn quốc, Oa Khoát Thai Hãn quốc và Y Nhi Hãn quốc. Đế quốc Mông Cổ có bản đồ to lớn như vậy có thể nói xưa nay chưa có ai làm được. Theo tư liệu lịch sử ghi lại, lúc đó bản đồ trải rộng tới 30 triệu km2, hơn gấp ba lần bản đồ Trung Quốc hiện tại.
Thứ hai, ông là người tạo ra những cuộc Chiến tranh quy mô lớn nhất lịch sử. Thành Cát Tư Hãn và những người kế thừa đã dựa vào kỵ binh cơ động thần tốc mà nhiều lần tiến hành viễn chinh, lãnh thổ đã đi qua không thể đếm bằng số dặm mà chỉ có thể dùng vĩ độ để đo lường. Ông chỉ có 200 ngàn kỵ binh, mà đã phát động cuộc đại chiến xưa nay chưa từng có. Kinh tế, văn hóa sau chiến thắng cũng khá phát triển, có mấy chục triệu nhân khẩu, có hàng triệu đại quân nước Kim, Nam Tống và Khwarezm.
Thứ ba, là người có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới. Trong lịch sử quân sự thế giới, Thành Cát Tư Hãn chính là thiên tài kiệt xuất. Ông đã kiến lập một đội quân có tố chất ưu tú cùng vũ khí tiến bộ ở hàng tốt nhất trên thế giới thời bấy giờ. Đội quân này ở trên thế giới có sức chiến đấu mạnh nhất và kỹ thuật cao nhất. Cả đời ông đã tham gia hơn 60 trận chiến mà không có lần nào thất bại. Ở Thành Cát Tư Hãn, mỗi lần va chạm tất chiến đấu, mỗi lần chiến đấu tất chiến thắng.
Bên cạnh đó, Thành Cát Tư Hãn chinh chiến về phương Tây không chỉ mang theo quân đội của phương Đông, cũng mang theo văn hóa phương Đông, hỏa dược, thuật in ấn, la bàn,… các văn minh Trung Nguyên cũng theo đó mà truyền về phương Tây. Đại quân Mông Cổ lần thứ nhất Tây chinh, đến sông Grand Morin ở phương Tây. Trong vòng 1 tháng, đại quân đã tạo ra trên trăm con thuyền, bình yên vượt qua sông Grand Morin.
Vào thời Trung Quốc cổ đại, kỹ thuật chế tạo thuyền gồm 3 linh kiện lớn, bánh lái, kết cấu khoang bên trong và thiết bị rẻ quạt. Đại quân Tây chinh đem kỹ thuật tạo thuyền Trung Quốc lọt vào châu Âu, vì vậy đã tạo thuận lợi cho thời kỳ “Đại hàng hải” ở châu Âu vào thế kỷ 15. La bàn cũng đặt ra nền móng cho sự nghiệp hàng hải sau này, về sau góp phần mở ra thời kỳ “Đại hàng hải”, các quốc gia tiến hành mậu dịch quốc tế, dần dần giúp cho việc giao lưu tin tức được toàn cầu hóa. Theo quân viễn chinh Mông Cổ, văn hóa, tôn giáo, kỹ thuật và thương phẩm mậu dịch đã xóa bỏ hàng rào giữa các châu lục, từ đó khiến việc giao lưu và lưu thông được an toàn. Đế quốc Mông Cổ kiến lập nên vùng tự do mậu dịch để đảm bảo cho sự thông thương hòa bình và tự do, cũng được gọi là hình thức ban đầu của thương mại toàn cầu hóa hiện nay.
Thứ tư, Đế vương hiện thực hóa nền dân chủ sớm nhất. Sau khi Thành Cát Tư Hãn lên ngôi, đã khai sáng nền dân chủ, trong đó được đề cử là Khả Hãn, phàm là quyết sách của những vấn đề trọng đại đều tổ chức đại hội Khuruldai để quyết định. Đại hội Khuruldai nguyên là hình thức hội nghị đầu tiên do các thủ lĩnh bộ lạc liên minh tham gia, cũng chính là hội nghị bộ lạc. Sau khi Thành Cát Tư Hãn kiến lập đại đế quốc Mông Cổ, vì củng cố chính quyền, ông xác lập ‘Thiên hộ chế’, mở rộng quân đội, xây dựng “hình phạt chính trị”, ban bố bộ luật thành văn đầu tiên của Mông Cổ – “Đại Trát Tát”. “Đại Trát Tát” định hướng đế quốc Mông Cổ về chế độ dân chủ, các chức nội quan của đế quốc tuy rằng do thừa kế, nhưng dưới sự ước thúc của pháp điển, hoàn cảnh dân chủ của đế quốc đã vượt xa thời đại hoàng kim của nền chính trị dân chủ Hy Lạp Athens – chế độ dân chủ của thời đại Pericles (495 – 429 TCN).
Thứ năm, ông là người giàu có nhất thế giới. Thành Cát Tư Hãn có thể được xem là người “giàu có nhất thế giới”. Vào thời đó, người Mông Cổ đã chiếm được hơn 30 triệu km2 đất đai, đại bộ phận của đại lục Âu – Á đều thuộc về bản đồ của đế quốc Mông Cổ, là đế quốc lớn nhất trên thế giới.
Lúc Thành Cát Tư Hãn qua đời, đã phân chia thần dân và tài sản của đế quốc Mông Cổ cho mẹ, các thành viên anh em con cháu trong hoàng thất. Cả đời Thành Cát Tư Hãn đã tiến hành vài chục lần đại chiến, vài trăm trận tiểu chiến, diệt bốn mươi nước, tài sản tích lũy được khó lòng tính hết được. Căn cứ tính toán của chuyên gia Nhật Bản, Thành Cát Tư Hãn là người giàu nhất trong lịch sử hơn một ngàn năm của nhân loại, những vật bồi táng trong huyệt mộ của ông, đủ để nuôi người Mông Cổ hiện đại trong 300 năm.
Thứ sáu, ông là Đế vương được thờ cúng nhiều nhất. Trong các lễ tế Thành Cát Tư Hãn, cơ bản có thể phân làm đại lễ tế xuân, tế hạ, tế thu và tế đông, tế trăng và cúng tế thường ngày. Đại lễ tế xuân tức “Tra Kiền Tô Lỗ Khắc Tế” (cũng gọi là “Tế sữa tươi”), là lễ tế long trọng nhất theo mùa. Người dân từ bốn phương tám hướng tụ tập đến nơi đây, để làm lễ bái và thăm lăng tổ tiên, biểu đạt lòng tôn kính tự đáy lòng mình. Đại tế ao hồ vào mùa hè, ngày này phải dùng sữa của 81 con ngựa mẹ toàn thân lông trắng để cúng tế cửu thiên. Đại lễ tế mùa thu được cử hành vào hoàng lịch ngày 12/8 là lễ tế cấm sữa. Lễ tế dây da của mùa đông là vào hoàng lịch ngày 3/10. Lúc Thành Cát Tư Hãn ra đời, từ khi cắt cuống rốn đến khi cuống rốn co lại và rụng đi, đều dùng dây da để băng bó phần eo lại, lễ tế dây da là để kỉ niệm sự việc này.
Biên tập: Trần Hoàng
#hoàngđế
#MôngCổ #Nguyên #ThànhCátTưHãn
Nguồn Hoàng tộc phương đông