Sau khi kết thúc một ngày làm việc chúng ta thường quay trở về nhà, trở về phòng, nơi mà chúng ta thường dành hầu hết thời gian cho việc thư giãn, cho việc học, cho việc nhìn nhận lại bản thân.
Những ngày vào đêm mất ngủ con người ta thưởng trăn trở vê chính bản thân họ, họ thường nghĩ họ thua kém, họ thường nghĩ họ sẽ đóng góp cái gì cho cuộc đời này, họ thường tự gắn mác cho mình cho rằng mình không làm được tích sự gì và họ thường nghĩ họ không còn điểm tựa nào để dựa vào.
Đôi khi người ta mơ ác mộng, những cơn ác mộng làm họ giật mình, những cơn ác mộng như một bộ phim ngắn, ví dụ khi khi chúng ta đứng ở đỉnh núi và bắt đầu rơi xuống vực, khi đó chúng ta bắt đầu tỉnh dậy nhìn xung quanh và toát đầy mồ hôi lạnh.
Ác mộng bắt nguồn khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều điều tiêu cực, nơi chúng ta không kiểm soát được cảm xúc ngay trong chính chúng ta, chúng ta lo lắng với những điều mà chúng ta không thể kiểm soát được chính mình… Và cứ thế ác mộng làm cho chúng ta suy nhược cơ thể, gây ra những căn bệnh rối loạn lo âu, mất ngủ, trầm cảm….
Ác mộng vốn chưa bao giờ đáng sợ bằng việc chúng ta mất đi toàn bộ điểm tựa trong cuộc sống, khi mất đi một điểm tựa chúng ta thường suy nghĩ mất đi cái gì đó quá đau đớn, tự trách bản thân sao điều đó lại xảy ra với chính mình, vì sao bản thân mình lại mỏng manh đến thế…
Vượt qua được ác mộng tức là vượt qua được cái sợ hãi ngay trong chính mình, vượt qua được cái tôi của bản thân, biết kiểm soát cảm xúc ngay trong chính mình, có nhiều góc nhìn đa chiều…
Chính chúng ta không phải là sản phẩm của cảm xúc, không phải sản phẩm của tâm trạng, mà cũng không phải sản phẩm của cách nghĩ, chúng ta có cách suy nghĩ độc đáo, nhờ đó chúng ta mới có thể vượt qua được chính mình…