VIFW dạy cho chúng ta những gì? 

Không cần phải nhắc nhiều vì ai cũng biết điều đó – cũng chẳng phải là công kích hay lên án gì vì ai cũng hiểu được nó như thế nào. Thế thì giờ chúng ta hãy xem chương trình thời trang được xem là quy mô bậc nhất của Việt Nam dạy cho chúng ta những gì?

  1. Nền tảng là tiên quyết.

Rõ ràng, đây không phải là một điều lạ lùng khi không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới có rất nhiều thương hiệu hay các chương trình mời những người đang sản xuất nội dung trên nền tảng Tiktok làm model và người mẫu. Không thể phủ nhận họ có thực tài (Theo một kiểu gì đấy) thì mơi thu hút được lượng người xem khổng lồ. Nhưng khi bước lên sàn catwalk thì hẳn chúng ta đều thấy những người tay ngang không thể nào bù đắp lại được những kĩ năng cần phải có của một người mẫu chuyên nghiệp. Dáng đi, thần thái, thẳng thớm lưng. VIFW là nơi cho những người trẻ – những ai đang mơ mộng về việc trở thành người mẫu “bling bling” được thổi phồng hào nhoáng trên truyền thông như thế nào. VIFW cung cấp bằng chứng bằng hình ảnh và cụ thể nhất để thấy sự khác biệt rõ ràng giữa một người mẫu chuyên nghiệp và người mẫu tay ngang khác biệt như thế nào.

Người ta nói VIFW đang hạ thấp hình ảnh của người mẫu chuyên nghiệp khi mời những người nổi tiếng hay các Tiktoker lên sàn diễn nhưng cá nhân mình thấy VIFW đang “Khéo léo” cho thấy đẳng cấp của người mẫu chuyên nghiệp và ngầm tôn vinh họ. Khi nhìn vào những người chưa chuyên nghiệp, dù mình rất cởi mở và khách quan công nhận sự cố gắng của họ. Nhưng môi trường chuyên nghiệp là môi trường chuyên nghiệp, sàn diễn runway chứ không phải là căn nhà đặt cái điện thoại quay tiktok. Đây cũng có thể là trải nghiệm của các bạn í để cố gắng.

VIFW cho thấy một bài học để những ai đang muốn làm người mẫu chuyên nghiệp thấy rằng chặng đường để sải bước trên sàn diễn là một chặng đường rất dài và cần nền tảng. Bước lên là 1 chuyện còn đẹp hay không thì lại là 1 chuyện khác. Để một người mẫu chuyên nghiệp xuất hiện thì họ phải tập luyện nghiêm ngặt, chuyên tâm, có kĩ năng kết hợp chế đô ăn uống khắc nghiệt. Đó là cái VIFW dạy chúng ta.

  1. Ảo và thực tế.

Với hình ảnh cụ thể như thế, VIFW là 1 ví dụ sống để cho chúng ta thấy sự khác biệt nhường nào của “Ảo” và “Thực tế”. Ai cũng muốn mình đẹp khi xuất hiện trên mạng xã hội, hàng đống filter, hàng loạt cách để hack dáng, hàng loạt app để chỉnh sửa nhưng khi thực tế thì lại là một câu chuyện khác. Những khiếm khuyết của cơ thể mà không một phần mềm hay chương trình nào có thể giúp chúng ta sửa được ngoại trừ sự am hiểu về trang phục và cơ thể. Một người xuất hiện với body được các kênh truyền thông trẻ và lá cải 24/7 kêu là gợi cảm thì ra ngoài đời thì sao – các bạn đều nhìn thấy và hiểu. Đó là ranh giới giữa “ảo” và “Thực tế” để các bạn bớt bị ảnh hưởng bởi cái “ảo” quá. Đó là 1 bài học.
Tiếp theo đó là chất liệu – là form dáng của cái quần, cái áo. Là cái xương sống của thời trang. Qua màn hình, qua điện thoại, qua ánh sáng – những thứ đó đã bị “Faded” – làm mờ nhưng rõ ràng khi xuất hiện thực tế. Những thứ lộ ra mới cho chúng ta thấy bản chất của thời trang nên tập trung nhiều hơn vào chất liệu. Dù có phong cách, có độc lạ như thế nào thì chất liệu kém sang thì nó cũng giảm giá trị của outfit/trang phục đi rất nhiều.

Mình không hề lên án mà mình còn cảm ơn VIFW đã cho mình những hình ảnh chân thực và ví dụ cụ thể nhất để người đọc mình cảm thấy được những giá trị cụ thể của thời trang.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *