Vào thập niên 30, ở những địa phương xung quanh Phật Sơn, người dân rất hào hứng với môn võ wushu. 

Diệp gia là một gia đình nổi tiếng, và Diệp Vấn bấy giờ được mọi người cho là cao thủ bậc nhất của Vĩnh Xuân Quyền. Lưu sư phụ mới mở một lò võ và muốn đến Diệp gia xin “chỉ giáo” trong một trận đấu bí mật. Diệp Vấn đã chiến thắng một cách dễ dàng, tăng thêm sự ngưỡng mộ của mọi người đối với anh.

Không lâu sau, một tên thảo khấu tên là Kim Sơn Trảo cùng bè lũ đến vùng Phật Sơn, hắn cho rằng nếu đấu võ thắng Diệp Vấn, hắn sẽ được người dân ủng hộ và xin theo học võ công. Nhưng Diệp Vấn đã “dạy dỗ” Sơn Trảo bằng bốn môn công phu của Vĩnh Xuân là quyền, cước, liễu diệp đao, và côn. Chiến thắng của Diệp sư phụ khiến cho sĩ quan cảnh sát Lý Chiêu và dân chúng Phật Sơn càng thêm mến nộ, ai ai cũng muốn tập luyện Vĩnh Xuân Quyền

Tuy nhiên, vào năm 1937, chiến tranh bùng nổ, và quân Nhật nhanh chóng chiếm đóng Phật Sơn. Diệp gia bị niêm phong, Diệp Vấn cũng vợ con phải chuyển đến một căn nhà lụp xụp; anh phải đi xúc than để kiếm miếng ăn cho gia đình. Tên tướng Nhật là Miura bị ám ảnh bởi võ thuật, và dùng lương thực để thưởng cho những trận đấu võ giữa người dân và quân lính của hắn. Vài người bạn của Diệp Vấn không kiềm chế được và xin tham gia. Lam võ khùng vốn có lòng tự tôn dân tộc rất cao, không hề sợ hãi lao lên thách thức Miura nhưng đã phải trả giá bằng tính mạng của mình. Ngày hôm sau, chứng kiến thêm cái chết của Lưu sư phụ, Diệp Vấn nổi cơn thịnh nộ và hạ gục 10 tên lính nhật trong một lượt đấu. Chứng kiến tài nghệ của Diệp Vấn, Miura tìm mọi cách để bắt anh lên thi đấu trên võ đài cùng hắn, trước sự chứng kiến của nhân dân Phật Sơn. Đó không chỉ là so tài võ công, mà còn liên quan đến danh dự của đất nước Trung Hoa.

Bộ phim Diệp Vấn năm 2009 được lấy cảm hứng từ một nhân vật lịch sử có thật cũng tên là Diệp Vấn. Đó là ông tổ của Vĩnh Xuân Quyền, đồng thời là sư phụ của siêu sao võ thuật huyền thoại Lý Tiểu Long. Vĩnh Xuân Quyền có bề dày lịch sử hơn 200 năm, sáng lập bởi Nghiêm Vĩnh Xuân vả trở nên phổ biến vào thời kỳ của Diệp Vấn. Nghệ thuật Vĩnh Xuân Quyền ngày nay đã trở nên phổ biến với những người hâm mộ võ học. Đây là môn võ cổ truyền Trung Hoa có tiếng tăm vang dội trên toàn thế giới

Vĩnh Xuân Quyền là hình thức cận chiến, đòi hỏi người tập luyện phải phát huy được tốc độ và sức mạnh. Công phu Niêm Thủ (tay dính tay) gần giống với kỹ thuật chiến đấu hiện đại, nó có những đòn đánh rất chính xác. Điều này giải thích tại sao Diệp Vấn sẽ có nét khác với những bộ phim kiếm hiệp đậm phong cách tiểu thuyết với những màn phi thân hoa mĩ.

Diệp Vấn là một người đam mê võ học chân chính, dường như ông dồn hết tâm huyết để hoàn thiện môn võ công này. Không chiến tranh hay lòng thù hận nào có thể ngăn cản niềm đam mê này của ông. Từ xưa đến nay, chưa từng có ấn phẩm hoặc bộ phim nào nói về Diệp Vấn, và bộ phim này sẽ đặt dấu ấn đầu tiên cho bậc thầy võ thuật này. Đồng thời, qua việc thể hiện cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật Diệp Vấn trong phim, điện ảnh võ thuật của Hồng Kông dường như có một bước tiến mới.

Theo tiểu sử của Diệp Vấn trên Wikipedia và Baidu, ông tên thật là Diệp Kế Vấn, sinh ra tại Phật Sơn – tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc. Ông xuất thân trong một gia đình giàu có và được giáo dục theo Nho giáo từ nhỏ. Diệp Vấn có sức khỏe yếu nên gia đình đã cho ông theo học võ thuật.

Ngay từ năm lên 7, ông theo học bậc thầy Vịnh Xuân phái Trần Hoa Thuận. Lúc đó Trần Hoa Thuận đã ngoài 70 nên chủ yếu Diệp Vấn học võ với sư huynh là Ngô Trọng Tố. Tuy nhiên, từ lúc nhận đồ đệ, võ sư Trần Hoa Thuận đã nhận ra tài năng tiềm ẩn trong Diệp Vấn. Ông tin rằng thể trạng thấp bé của Diệp Vấn rất phù hợp để học Vịnh Xuân Quyền. Bởi đặc trưng của bộ môn võ thuật này là phương thức nhẹ nhàng và không cần dùng nhiều lực, ngay cả phụ nữ cũng có thể tự tập luyện.

Vào năm 16 tuổi, qua sự giúp đỡ của một người bà con, Diệp Vấn từ Phật Sơn sang Hồng Kông. Một năm sau, ông vào học trong trường St. Stephen’s College – một trường trung học dành cho con cái những gia đình giàu có và người nước ngoài ở Hồng Kông.

Thời gian ở đây, Diệp Vấn đã có cơ duyên được gặp Lương Bích – là sư thúc của ông, và được học thêm những bí quyết về võ thuật mà ông không có điều kiện học từ võ sư Trần Hoa Thuận. Năm 24 tuổi, ông trở lại Phật Sơn làm một cảnh sát. Cho đến lúc đó, Diệp Vấn đã có 18 năm liên tục luyện tập và học hỏi về Vịnh Xuân và đã đạt đến một trình độ võ thuật ít người sánh kịp.

Sau khi học xong, Diệp Vấn trở về Phật Sơn, cưới vợ và có thời gian hưởng thụ cuộc sống an nhàn. Mỗi ngày, ông theo nhóm bạn bè tụ tập ăn uống, vui chơi, ra vào các quán thuốc phiện. Từ đó, Diệp Vấn đã nghiện nặng và ông mắc phải tật xấu này suốt hơn 8 năm sau. Rất nhiều đệ tử từng khuyên Diệp Vấn nên cai nghiện nhưng ông nhất quyết không chịu nghe lời. Diệp Vấn từng có thời gian bị trầm cảm do không cai được thuốc phiện.

Khác xa với hình ảnh một người đàn ông tài giỏi, trượng nghĩa và yêu thương gia đình là những điều khán giả cảm nhận sau khi xem phim, Diệp Vấn có thể nắm tay vợ đi khắp các bệnh viện khi cô bị bệnh. Đến cuối cùng, người phụ nữ trong lòng võ sư Vịnh Xuân Quyền chỉ là người vợ tảo tần Trương Vĩnh Thành.

Tuy nhiên, những ghi chép cho thấy, những tình tiết mặn nồng trong phim với vợ con chỉ là sự hư cấu của ê-kíp làm phim. Trên thực tế, Diệp Vấn đã để vợ và ba con nhỏ ở Phật Sơn trước khi tị nạn sang Hồng Kông. Sau khi nhận được thẻ căn cước ở Hồng Kông, ông thậm chí còn đổi cả tên và khai man tuổi của mình.

Một điều rất đáng chú ý, đó là mối quan hệ giữa hai vợ chồng Diệp Vấn và Trương Vĩnh Thành không hề sâu đậm như trong phim mà thậm chí còn có phần ngược lại. Trên thực tế, hai người chịu cảnh phân ly và không bao giờ gặp lại nhau sau khi Diệp Vấn rời khỏi Phật Sơn.

Sau khi sống một mình ở Hồng Kông, Diệp Vấn cảm thấy cô đơn. Ngoài việc hút thuốc phiện, ông còn gặp một người phụ nữ khác là người cũng nghiện thuốc phiện. Sau đó, hai người đã chung sống như vợ chồng rồi sinh ra Diệp Thiếu Hoa. Dưới sự tác động của nhân tình, Diệp Vấn như bị mê hoặc và không nghe bất cứ lời khuyên nào của người khác.

Ngày 1 tháng 12 năm 1972, Diệp Vấn qua đời tại Hồng Kông, hưởng thọ 79 tuổi. Điều gây tranh cãi nhất trong cuộc đời của Diệp Vấn là ông không bao giờ nhắc đến vợ con ở đại lục.

Trong cuộc đời của mình, Diệp Vấn đã quảng bá môn phái Vịnh Xuân Quyền, nâng cao tinh thần của người dân và giành được danh tiếng quốc tế lẫy lừng cho Trung Quốc. Tuy nhiên, ở góc độ gia đình, ông không phải là một người chồng tốt và một người cha mẫu mực.

Hình dưới: Lý Tiểu Long và Diệp Vấn năm 1960.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *