Darlan, viên tướng phản bội lại quyền lợi nước Pháp 

Sinh ngày 7/8/1881, tại Nerac, Pháp, Darlan tốt nghiệp Học viện Hải quân Pháp năm 1902 và nhanh chóng thăng tiến về cấp bậc. Ông đạt được vị trí đô đốc hải quân vào tháng 6 năm 1939 và được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của Hải quân Pháp hai tháng sau đó.

Khi Pháp đầu hàng lực lượng xâm lược Đức vào tháng 6/1940, Darlan thể hiện rằng ông có xu hướng chèo lái Hải quân về phía Vương quốc Anh, để tránh xa khỏi bàn tay của Đức. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã thừa nhận: Tôi sẽ vui vẻ bò một dặm trên hai tay hai chân nếu làm như vậy có thể khiến ông ấy đưa hạm đội của mình vào liên minh của lực lượng Đồng minh. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Darlan nhanh chóng được “mua lại” với một vị trí quyền lực: Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân và sau đó là chỉ huy tối cao của toàn bộ các lực lượng quân sự Pháp tại Vichy dưới chính quyền Petáin. Ông trở thành cộng tác viên với những người giật dây ở phía Đức (thậm chí ông còn chuyển cho Đức các thông tin quân sự nhạy cảm của Mỹ được gửi đến đại sứ quán Pháp tại Washington D.C), và để thêm dầu vào lửa, ông đã ra lệnh cho phần lớn hạm đội Pháp di chuyển tới Bắc Phi để tránh bị vây bắt bởi quân Đồng minh. (Tuy nhiên Hải quân Hoàng gia Anh tại Oran đã tấn công lực lượng này ngay sau đó)

Darland đã trình bày về sách lược phải ngả về với Đức như sau:

  • Cơ may cuối cùng của chúng ta là sáp gần lại với Đức.
  • Nếu chúng ta nghiêng về phía người Anh, nước Pháp sẽ bị tiêu diệt và phân xẻ ra từng mảnh và không còn tồn tại như một quốc gia nữa
  • Nếu chúng ta áp dụng thái độ đi dây, nước đôi với cả hai, nước Đức sẽ gây cho chúng ta muôn vàn khó khăn khó có thể giữ được chủ quyền. Trong mọi tình huống, chúng ta không thể có được hòa bình, ổn định.
  • Nếu chúng ta chấp nhận hợp tác với người Đức chống lại người Anh, có nghĩa là chúng ta làm việc cho họ trong các nhà máy của chúng ta, cung cấp cho họ những phương tiện thì chúng ta có thể cứu vãn được nước Pháp, giảm thiểu đến tối đa các thiệt hại về lãnh thổ, lãnh thổ chính quốc và các thuộc địa, đóng vai trò xứng đáng nếu không phải là quan trọng trong một Âu Châu tương lai.

Và Đô Đốc Darland kết luận: Chọn lựa của tôi là dứt khoát và tôi sẽ không thay đổi lập trường chỉ vì một tàu chở lúa mì hay một tầu chở dầu.(có nghĩa là nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ).

Thật ra, vì quyền lợi cá nhân, Darlan đã ve vãn Adolf và hy vọng có thế thay chỗ của thống chế Pétain. Điều này do chính Pétain tiết lộ. Darlan đã chọn lựa theo Đức và ký những thỏa hiệp nhượng bộ cho Đức như sau đây:

Đô đốc Darlan đã ký một biên bản tại Paris cho phép Đức được xử dụng các phi trường ở Iraq và Syria. Cứ hết nhượng bộ này đến nhượng bộ để đổi lấy hai chữ bình an. Họ đã để cho Adolf xây dựng được một căn cứ tiếp liệu phục vụ cho chiến tranh với 500.000 chuyên viên, thợ thuyền phục vụ sản xuất cho nhu cầu chiến tranh của Đức tại chính nước Pháp. Mỗi ngày có 1500 toa tàu chở hàng hóa đủ loại ra khỏi nước Pháp. Mà một số lớn những toa tầu ấy không bao giờ quay trở lại. Nước Pháp phải cung cấp số lượng thực phẩm đồ sộ để nuôi từ 500.000 người đến 1.500.000 người. Hằng ngày, quân lính Đức tiêu thụ một phần ba số thịt, cá và rau cỏ của nước Pháp. Còn lai hai phần ba số thực phẩm đo để nuôi 39.500.000 người Pháp.

Darlan tin tưởng rằng một trật tự mới sẽ do Adolf điều khiển. Và Adolf tin chắc rằng Anh sẽ bị Đức xâm chiếm trong vòng năm tuần lễ. Và ngay cả trong trường hợp chưa bị xâm chiếm thì Anh cũng sẽ chết ngạt không lối thoát. Vì vậy, Hải quân Pháp sẽ bằng mọi giá không trao vào tay Đức, nhưng cũng không bao giờ giao cho hải quân Anh.

Trong khi đó, Adolf trong cuộc gặp gỡ với Darlan đã bác bỏ với những lời hứa hẹn viển vông như sau: Adolf nhấn mạnh rằng, ông không có một tham vọng quân sự nào và tuyên bố một cách thành khẩn rằng những chiến lợi phẩm thắng được trong một cuộc chiến thì không bao giờ bù lại được những mất mát. Và ông không có một tham vọng hành xử như một bạo chúa đối với nước Pháp. Đồng thời ông mong mỏi có sự thống nhất Châu Âu và điều đó cho phép Darland có thể có cơ hội nhờ nước Đức tổ chức bảo vệ lục địa Châu Âu. Nước Pháp cần bằng mọi cách giúp nước Đức đạt được mục đích này. Nước Pháp có thể bắt đầu một cách khiêm tốn giúp nước Đức trong lãnh vực kinh tế và hợp tác với Đức trong vấn đề Syria. Và nước Pháp nếu đi theo con đường này thì cũng yêu cầu Đức nhượng bộ để làm cho sự hợp tác này có thể chấp nhận được với dân chúng Pháp. Darlan đã chia sẻ những quan điểm chiến lược với Hải quân Đức cho Đô đốc Raeder và sẵn sàng hợp tác trong mọi tình huống.

Vào tháng 11/1942, khi các lực lượng Anh-Mỹ phát động chiến dịch Bắc Phi, Chiến dịch Ngọn đuốc, Darlan đang ở Algiers, Algeria, để thăm người con trai bị bệnh nặng của mình. Tướng Dwight Eisenhower đã lợi dụng tình huống này bằng cách ra lệnh cho nhà ngoại giao Mỹ Robert Murphy và Thiếu tướng Mark Clark thuyết phục Darlan hỗ trợ quân Đồng minh trong cuộc tấn công của họ (Darlan đã gợi ý rằng ông có thể thay đổi lòng trung thành của mình một lần nữa để đổi lấy một khoản viện trợ tài chính lớn cho Pháp từ Hoa Kỳ).

Darlan đã do dự, một phần vì ông vẫn không tin và không thích người Anh bởi cuộc tấn công của họ vào hạm đội của ông tại Oran, nhưng trước sự xâm lược của Đức vào Pháp, điều mà sự nhượng bộ của chính phủ Vichy vẫn không thể ngăn chặn, cuối cùng ông đã chấp nhận. Ông ra lệnh cho lực lượng Vichy ngừng bắn để các cuộc đổ bộ của quân Đồng minh vào Bắc Phi không bị cản trở. Darlan cuối cùng đã ký một hiệp ước đình chiến với quân Đồng minh, đưa lực lượng Vichy của ông vào quân đội Pháp quốc Tự do.

Tuy nhiên, Darlan không bao giờ được tin tưởng hoàn toàn bởi Lực lượng Pháp quốc Tự do vì ông bị coi là một kẻ cơ hội. Vào đêm Giáng sinh năm 1942, ông đã bị bắn chết ở tuổi 61 bởi Bonier de la Chapelle, một người đi theo Charles de Gaulle và đang được đào tạo để trở thành một đặc vụ Anh. Bất chấp sự giúp đỡ mà Darlan cuối cùng đã mang tới, quân Đồng minh vẫn vui mừng trước sự kiện này. Churchill đã thừa nhận: Vụ ám sát Darlan, dù là một tội ác, đã giải thoát quân Đồng minh khỏi sự mất mặt khi phải hợp tác với ông ta.

Hình 1: Chân dung Darlan.

Hình 2: Từ trái qua phải: Darlan, Pétain, Goring tại Pháp năm 1941.

Hình 3: New York Times đăng về cái chết của Darlan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *