Vài nét về chương trình Lebensborn

Vào năm 1933, sau khi Đảng qu.ốc x.ã lên nắm chính quyền được nửa năm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Wilhelm Frick đã tuyên bố: Phụ nữ Đức sinh con ít hơn số lượng cần thiết để tạo ra sự thịnh vượng và phát triển quốc gia, còn sự suy giảm gia đình là hậu quả của chính sách tai hại của Đảng Dân chủ và tự do. Ông ta hứa nhà nước sẽ chỉnh sửa mọi thứ.
Được thành lập vào ngày 2/12/1935, dự án có tên là Lebensborn (Nguồn gốc sự sống) đã được ra đời từ những người muốn tạo ra một thứ chủng tộc chủ nhân, cho rằng người Đức và người Bắc Âu là các chủng tộc thuần khiết, lý tưởng, mà họ gọi là chủng tộc Aryan. Ý tưởng này xuất phát từ việc Adolf cho rằng chủng tộc Đức ngày ấy đã không còn thuần khiết nữa mà bị pha tạp bởi nguyên nhân không ít người Đức sinh con với người các chủng tộc khác. Lãnh đạo của Lebensborn là sỹ quan S.S Max Zolmen. Cơ cấu của Lebensborn bao gồm những ban đặc biệt mà chủ đạo là ban sức khỏe; ngoài ra còn có ban hộ sinh và ban kiểm soát trẻ mồ côi chiến tranh. Theo kế hoạch của người đứng đầu S.S là Him.mler, ngôi nhà Lebensborn phải là nơi để những người phụ nữ chưa chồng có thể bí mật sinh con và để đứa trẻ lại cho nhà nước nuôi dưỡng. Dưới khẩu hiệu: Hãy tặng con cho qu.ốc trư.ởng!. Những phụ nữ Đức được kêu gọi sinh ra những người Aryan chân chính.
Nhà Lebensborn đầu tiên khai trương tại Steinhoring, một ngôi làng nhỏ gần thành phố Munich, năm 1938. Nhà Lebensborn đầu tiên ở nước ngoài đặt tại Na Uy năm 1941. Nói chung các nhà Lebensborn tập trung ở Đức, Na Uy và các nước Đông Bắc Âu, chủ yếu ở Ba Lan. Những nhà trẻ ở nước ngoài này thoạt đầu nuôi dưỡng con lai của lính S.S theo chủ trương khuyến khích lính S.S lấy vợ người địa phương có tư chất tốt. Có khoảng 20 nhà Lebensborn ở Na Uy, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và ba nước Đông Bắc Âu khác với 8.000 đứa con lai. Sau đó nó phục vụ một trong những biến tướng khủng khiếp nhất của dự án Lebensborn là chính sách bắt cóc trẻ em các nước Đông Bắc Âu – bị Đức chiếm đóng – hội đủ các tiêu chuẩn của giống người Aryan (tóc vàng, mắt xanh). Hàng ngàn trẻ em này đã được đem về các nhà Lebensborn để Đức hóa.
Sống trong các trung tâm Đức hóa này, các em bị tẩy não cho quên hết cha mẹ ruột và quê cha đất tổ mình. Cụ thể, các cô nuôi trẻ thuyết phục các em rằng cha mẹ đã bỏ rơi họ. Những đứa trẻ cứng đầu không tin sẽ bị đánh đập tàn nhẫn. Tệ hơn, có những em bị chuyển sang các trại tập trung ở Ba Lan và kết thúc cuộc đời trong lò thiêu. Những đứa ngoan ngoãn được các gia đình S.S đem về làm con nuôi. Việc bắt cóc trẻ em tốt giống đôi khi xảy ra trong những hoàn cảnh trớ trêu. Ví dụ, năm 1942, với lý do trả thù việc tổng trấn thành phố Prague (Tiệp Khắc) Heydrich là sĩ quan S.S cao cấp, một đơn vị S.S đã tàn sát tất cả đàn ông trai tráng của làng Lidice. Trong khi tiến hành chiến dịch di.ệt chủ.ng này, lính S.S tuyển lựa được 91 em có khả năng Đức hóa đem về Đức. Số trẻ em còn lại chuyển về các trại tập trung trẻ em như Dzierzazna và Litzmannstadti để giết.
Một mạng lưới hoàn chỉnh những nhà trẻ Lebensborn ở Liên Xô đã được thành lập. Để Đức hóa, theo ý tưởng của Himmler, họ đã đưa ra khỏi Liên Xô 50000 trẻ em của chủng tộc có giá trị. Mục đích chính của Lebensborn là cải biến trẻ em độ tuổi mẫu giáo để chúng quên đi thời thơ ấu của mình ở Liên Xô và nguồn gốc bản thân. Với sự hỗ trợ của các nghiên cứu y khoa và các bài test tâm lý, người Đức chỉ chọn lựa những đứa trẻ khỏe mạnh, mắt xanh, tóc vàng. Họ tin rằng các tiêu chí lựa chọn là hoàn hảo, không thể có sai lầm. Năm 1941, người phụ trách trại trẻ số 3 tại Minsk nhận một lệnh đặc biệt: Phải báo cáo về những trẻ em Do thái đã lọt vào đây và bà đã làm báo cáo. Song những người chăm sóc nhà trẻ đã giấu bà trưởng trại và bí mật nuôi dưỡng những trẻ em Do thái, đặt cho chúng họ tên của người Nga và sau đó làm phép rửa tội. Đối với người Đức thì đó là điều quan trọng vì người Do thái không thể đến nhà thờ. Vài tháng trước khi Minsk được giải phóng, quân Đức đã vội vã sơ tán khỏi thành phố. Họ đã quay lại nhà trẻ và đem theo 30 trẻ em Belarus. Những trẻ mồ côi được chở đến Kaunas và sống tại điền trang. Tại đây bọn trẻ bắt đầu được dạy tiếng Đức, cấm được nói chuyện bằng tiếng Nga. Theo tiến độ tiến quân của quân đội Xô viết thì trẻ em càng bị đưa đi xa hơn. Ngay sau đó bọn trẻ bị đưa đến Danzig, từ đó sẽ đến Berlin và Belzig.
Các chuyên gia đã đo chiều cao, cân nặng, thể tích hộp sọ, mũi, khoảng cách giữa góc cằm, thậm chí xem xét cả cấu trúc tóc dưới kính hiển vi. Sau này bọn trẻ đã bị đưa vào nhà trẻ Gaynshul và trong số những người được lựa chọn vẫn có cả trẻ em Do thái. Him.mler cho rằng những đứa trẻ chủng tộc tinh khiết sẽ hoàn vốn khi lớn lên chúng sẽ trở thành những người lính của chế độ. Mỗi một đứa trẻ của nhà trẻ Lebensborn đều phải trải qua nghi lễ đặt tên theo kiểu S.S. Bọn trẻ đã được đặt những cái tên mới. Zina trở thành Zigred, Nina thành Wilgelmina, Masha thành Ingeborg. Những đứa trẻ Belarus đã trở thành người Aryan như vậy. Tại Lebensborn có hệ thống cây gậy hoạt động. Đối với những hành vi phạm lỗi, bọn trẻ bị đánh đập bằng gậy, bị biệt giam. Chúng bị đe dọa để phải sợ Liên xô, thường xuyên được nhắc nhở: Hãy quên rằng mình là trẻ con Belarus. Qu.ốc trư.ởng nói các em là những người lính và công nhân tương lai. Chúng luôn được nhắc mình là người Đức. Bọn trẻ đã nhanh chóng thông thạo tiếng Đức và kiểu suy nghĩ của người Đức. Sau 4 tháng tập luyện mỗi ngày chúng đã trở nên dễ bảo hơn như Him.mler mong muốn. Sau đó, những trẻ em này đã được giao cho các gia đình người Đức. Tại Lebensborn có một văn phòng hộ chiếu, là nơi bọn trẻ được giao cho hồ sơ thực thụ. Ngay cả những người Đức cũng không ngờ rằng những đứa trẻ mà mình nuôi lại được sinh ra tại Belarus.
Đặc biệt, tại Na Uy, Lebensborn được xây dựng nhiều hơn cả là do Adolf rất hâm mộ người Na Uy mang dòng máu cướp biển – dòng máu của những người cao to, dũng cảm, có tài tổ chức xã hội, định cư ở vùng Scandinavia hồi thế kỷ VIII, sau đó vượt biển đi đánh chiếm một số nước châu Âu. Và vì thế, chính quyền Đức đã khuyến khích lính Đức ngủ với phụ nữ Na Uy càng nhiều càng tốt. Những cô gái Châu Âu được chọn phải có các phẩm chất của người Aryan: da trắng, cao lớn, tóc vàng, mắt xanh, không có bệnh truyền nhiễm hoặc khiếm khuyết tâm thần. Tại những trại thuần chủng này luôn có trạm y tế phụ sản chuyên đỡ đẻ và các phòng nuôi trẻ sơ sinh, có bác sĩ, y tá để chăm sóc những đứa trẻ được sinh ra một cách vô cùng chu đáo. Thực chất, trừ tại Na Uy, những phụ nữ được đưa vào trại Lebensborn đa phần đều hoàn toàn tự nguyện. Khi bước chân vào Lebensborn, họ không phải trình giấy đăng ký kết hôn, nhưng phải có những tài liệu chứng tỏ cả bố và mẹ đứa trẻ tương lai đều khỏe mạnh và là người Aryan. Những người có nước da ngăm ngăm, có bệnh di truyền hoặc tàn tật, hay có mối liên hệ họ hàng với bất cứ một nhóm không mong muốn nào sẽ thấy cánh cửa các nhà hộ sinh Lebensborn đóng sập trước mắt.
Mặc dù hầu hết các em bé sinh ra trong đó được chăm sóc rất cẩn thận, những em có bệnh bẩm sinh có nguy cơ bị gửi đến khoa êm ái, nơi chúng bị đầu độc hoặc bỏ đói đến khi chết. Và vì thể những đứa trẻ khỏe mạnh đều sống sót đến khi trưởng thành lại có một cuộc sống được hưởng những điều kiện chăm sóc tốt và bầu không khí không thù địch. Lúc đầu, những đứa trẻ được các bảo mẫu tại trại Lebensborn chăm sóc rất tốt, tuy nhiên quá trình sản xuất chủng tộc chủ nhân nói trên ngốn mất quá nhiều thời gian – việc lựa chọn và bắt giữ các bà mẹ tương lai, việc chửa đẻ rồi nuôi dưỡng mất nhiều năm mới tạo ra được một đứa trẻ, và chưa chắc trẻ nào cũng đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Vì thế từ năm 1939, Đức đã chủ trương chuyển sang thi hành chính sách bắt cóc các trẻ em đạt tiêu chuẩn chủng tộc tốt có sẵn ở Đông Âu và đưa vào các Lebensborn để Đức hóa.
Đến mùa thu năm 1943 trong thời chiến tranh Thế giới II đã có một sự thay đổi triệt để. Quân Đức đã thất bại nặng nề tại Stalingrad. Tiếp theo là sau trận Kursk, các đội quân của Đức phải rút lui sau khi có khoảng 1,5 triệu quân thiệt mạng. Lính Đức đã không còn tin vào chiến thắng của nước Đức vĩ đại và sự ưu việt của chủng tộc Aryan. Khi đó chúng bắt đầu tìm kiếm những dân tộc gần với chủng tộc Aryan trên lãnh thổ châu Âu, vùng Baltic và đất nước Xô viết. Bài phát biểu của Him.mler vào ngày 4/10/1943 tại Poznan nói: Tất cả những gì mà các dân tộc khác có thể cung cấp cho chúng ta là một huyết thống tinh khiết giống với chúng ta và chúng ta sẽ tiếp nhận. Khi cần, chúng ta sẽ làm điều này bằng cách bắt cóc trẻ con của họ và nuôi dưỡng chúng trong môi trường của chúng ta.
Tháng 4/1944, lính Đức bắt đầu một chiến dịch trừng phạt đối với du kích vùng Pototsk-Vitebsk dưới tên gọi mật mã Lễ hội mùa Xuân. Trong vùng có hàng chục nghìn phụ nữ địa phương, những người vợ và con cái của quân du kích. Có vài nghìn trẻ đã được đưa đến trại tập trung, 2500 trẻ Vitebsk được đưa tới những ngôi nhà Lebensborn để dùng cho các thí nghiệm. Vì sao lính Đức lại chú ý đến những trẻ em Belarus? Đơn giản bởi chúng giống với người Aryan, cũng có mắt xanh, khỏe mạnh, và điều chủ yếu là có hình dạng hộp sọ Aryan. Khác với những trẻ em Do thái và Di gan, nhiều trẻ em Belarus, theo nhận xét của Him.mler thì gần như là người Aryan và có thể là nguồn hỗ trợ to lớn cho Đế chế
Sau nhiều năm tiến hành thí nghiệm để cho ra đời thuần chủng Aryan, Đức đã phát hiện ra những đứa trẻ sinh ra bằng thí nghiệm di truyền ấy chẳng hề có tính ưu việt như họ vẫn mong muốn. Ngoài việc bị tiêm nhiễm những tư tưởng thù hằn sắc tộc, chúng đều có tình cảm lạnh như băng và thiếu sự giáo dục của gia đình – hậu quả là chúng không thể hòa nhập với cộng đồng, do đó không thể có khả năng lãnh đạo xã hội như Adolf mong muốn. Những trẻ lớn được đưa đến Berlin để đào chiến hào, còn trẻ nhỏ bị nhốt trong nhà kho. Số trẻ em các nước Đông Bắc Âu bị bắt cóc không thể đếm xiết vì trước khi tan rã, lính S.S đã thiêu hủy hết các hồ sơ liên quan. Năm 1945, người ta ước tính hơn 250.000 trẻ em bị bắt cóc đem về Đức. Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, khoảng 25.000 trẻ được trả về gia đình. Tuy nhiên có nhiều gia đình Đức nuôi dưỡng các em không chịu giải phóng các em. Cũng có một số trường hợp chính các em từ chối trở về với gia đình sau khi bị nhồi sọ thành công. Các em này tin rằng mình là người Đức thuần chủng. Hiện nay ở Đức còn bao nhiêu trẻ em Lebensborn? Theo báo Daily Mail của Anh, không thể biết chính xác con số này là bao nhiêu. Người ta ước tính còn khoảng 5.500 người và tất cả đều quá tuổi 60. Sống trong hoàn cảnh không biết cha, không biết mẹ, không biết cội nguồn, đó là nỗi đau của hàng ngàn trẻ em nguồn sống.
Tại hội nghị Yanta năm 1945 Stalin, Churchil và Roosvelt đã thỏa thuận về việc các tù binh chiến tranh sẽ trở về Liên xô bất luận ý muốn của họ ra sao. Ban hồi hương với sự hỗ trợ của NKVD (Bộ Dân ủy Nội vụ) Xô viết đã tạo lập một hệ thống lớn gồm các nhóm tìm kiếm ở Đức có trách nhiệm tiếp nhận công dân ở địa bàn đồng thời tiến hành tìm kiếm những trẻ em Belarus từng bị quân Đức đưa đi. Việc tìm kiếm những đứa trẻ đã bị Đức hóa là rất khó khăn. Một số đã bị đe dọa và chúng sợ hãi phải thú nhận thân phận thực sự, số khác thì lại không nhớ được tên thật của mình. Đứa trẻ Lebensborn cuối cùng đã được sinh ra vào năm 1945 tại khu vực Mỹ tiếp quản ở Đức. Người Mỹ được thuyết phục rằng Lebensborn là một tổ chức nhân đạo giúp đỡ những người mẹ đơn thân. Chỉ một năm sau đó người Mỹ mới hiểu ra sự thật. Tại tòa án Nurnberg các nhân viên của Lebensborn đã bị kết tội theo 3 điều – tội chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tham gia vào tổ chức quân sự.
Hơn 60 năm qua, lớp người Aryan thuần chủng ấy phải lặng lẽ sống cuộc đời bị khinh rẻ và sỉ nhục, không cha mẹ và người thân, không nơi nương tựa, đầy mặc cảm tủi hổ. Ngày nay, khi tuổi đã cao, họ mới đủ dũng cảm nêu ra vấn đề này để đòi quyền lợi chính đáng. Năm 2005, họ lập hội Truy tìm sự sống nhằm tố cáo kế hoạch tội ác của Đức và yêu cầu cộng đồng xã hội phải giúp họ được hưởng cuộc sống bình thường. Paul Hansen – một đứa trẻ Aryan thuần chủng được sinh ra từ một lần gặp gỡ ngắn ngủi giữa một phụ nữ Na Uy và một lính Đức đã kể rằng: Khi Đại chiến Thế giới II kết thúc, tôi bị nhốt trong một trại tâm thần. Sau đó tôi biết rằng đó là bởi vì tôi là con trai của một binh sĩ Đức. Họ gọi tôi là thằ.ng nhóc Đức Qu.ốc x.ã. Nhưng đó đâu phải là lỗi của tôi khi tôi được sinh ra như vậy. Adolf, chiến tranh, chẳng gì là lỗi của tôi cả. Tôi chỉ là một đứa trẻ. Trong dân số Na Uy, có một làn sóng căm thù nhằm thẳng vào những đứa trẻ như bọn tôi. Một nạn nhân khác có tên là Bjorn Lengfelder cho biết ông đã chứng kiến rất nhiều trường hợp ngược đãi những đứa trẻ như ông: Tôi đã từng chứng kiến có hai đứa trẻ khoảng 5 tuổi đã bị đặt vào trong chuồng lợn 2 ngày 2 đêm. Sau đó, ở trong bếp, chúng bị đặt vào trong bồn tắm rồi bị dội acid cho đến khi lột hết da bởi vì chúng tao phải tẩy sạch mùi Đức Qu.ốc x.ã khỏi người bọn mày người dân trong vùng đã nói thể với chúng với giọng nói chứa hận đầy sự căm thù.
Folker Heinicke, một trong hàng ngàn trẻ em Lebensborn, sống trong sự nghi ngờ về nguồn gốc của mình. Ông từng sống trong một gia đình người Đức giàu có và chỉ biết mình là con đẻ của một chương trình nhân giống người siêu đẳng của Đức sau nhiều thập niên tự điều tra thân thế. Là một đứa trẻ Ukraine bị lính S.S bắt cóc lúc mới 2 tuổi vì có tóc vàng, mắt xanh, giống người Aryan siêu đẳng. Ông diễn tả: Trong tôi luôn cảm thấy có một cái gì đó không ổn. Điều này xảy ra khi bạn không biết cha, không biết mẹ, không biết cội nguồn. Lính S.S đưa tôi về Đức bằng đường xe lửa, nuôi dưỡng trong một ngôi nhà Lebensborn ở Sonnenwiese, gần thành phố Leipzig. Sau đó tôi được một gia đình giàu có đem về nuôi. Cha mẹ nuôi nói thật tôi là con nuôi nhưng không cho biết gốc gác của tôi. Tôi chỉ khám phá ra sự thật sau khi phát hiện nhiều điểm không rõ ràng trong giấy khai sinh của mình. Từ đó, tôi tìm hiểu sâu hơn về thân thế của mình. Giờ đây tôi đã biết mình là ai, đến từ đâu, tại sao lại rơi vào gia đình người Đức giàu có nhưng không thể tìm ra bất cứ người thân nào ở Ukraine.
Trường hợp của Hans-Ulrich Wesch có phần may mắn hơn ông Heinicke một chút. Ông đã tìm ra được mẹ đẻ của mình sau khi nước Đức thống nhất. Ông Wesch sinh ra trong một ngôi nhà Lebensborn trong làng Wernigorode và sau đó sinh sống ở Đông Đức. Công cuộc tìm kiếm cha mẹ ruột và người thân lúc bức tường Berlin chưa sụp đổ rất khó khăn. Lúc đến tuổi thành niên, ông đến chính quyền thành phố xin giấy trích lục khai sinh để làm thẻ căn cước. Tuy nhiên, vì sinh ra trong nhà Lebensborn, mọi hồ sơ lưu trữ đều bị thiêu hủy sau thế chiến thứ hai, người ta không thể cấp giấy trích lục khai sinh cho ông. Điều mà Wesch cảm thấy tủi nhục nhất là bị mọi người khinh khi. Lúc đi học, ông thường bị bạn bè trêu chọc, còn nhà trường đe dọa trả ông về viện mồ côi nếu không tỏ ra ngoan ngoãn. Wesch tâm sự: Suốt đời tôi mang nỗi sợ hãi đó.
Bà Dagmar Jung, một trong 40 trẻ em Lebensborn có mặt trong buổi họp mặt ngày 3/11/2006 tại làng Wernigorode, cho biết cha mẹ nuôi của bà cũng thường từ chối trả lời những câu hỏi về quá khứ của bà. Điều này khiến cho những cố gắng tìm về cội nguồn của bà trong suốt 30 năm qua gặp rất nhiều khó khăn. Cuối cùng, cha nuôi của bà cũng phải nói ra sự thật và nhờ vậy mà bà tìm được mẹ đẻ. Tuy nhiên, công việc tìm cha nhiều năm sau đó có một kết cục đau lòng. Cha của bà sống trong cùng một thành phố với bà nhưng cả hai không ai biết ai. Năm 1963, cha đẻ của bà chết mà vẫn không biết mặt con gái, còn bà thì không biết mặt cha.
Tại Na Uy, chính phủ nước này đã thống kê được có hơn 10.000 đứa trẻ được sinh ra sau chiến tranh có bố là lính Đức. Đa phần những đứa trẻ này được sinh ra đều nằm trong kế hoạch tạo ra Aryan thuần chủng của chính phủ Na Uy với Đức. Tuy nhiên, sau khi Đức bại trận, những đứa trẻ được đánh số này thay vì có chế độ đãi ngộ đặc biệt thì bị xã hội tẩy chay và coi như… không tồn tại. Còn đối với những cô gái đã từng là cái máy đẻ ở trong trại Lebensborn thì không những họ bị dày vò về mặt thể xác mà những người phụ nữ đáng thương này còn bị tra tấn về mặt tinh thần khi đi đâu họ cũng bị réo với những từ rất độc ác: Dâ.m phụ, thông dâ.m hay con đ.ĩ. Thậm chí, có những người phụ nữ bị cạo sạch đầu rồi bị đem bêu riếu khắp thôn xóm. Sau chiến tranh, người Na Uy gọi những đứa trẻ của những phụ nữ này là Krigens Barn (trẻ em chiến tranh) và nhìn họ với đôi mắt ngờ vực, đầy định kiến. Nhiều phụ nữ lấy lính Đức đã bị bắt bỏ tù sau chiến tranh. Con cái họ bị tống vào các viện mồ côi. Tại đây những đứa trẻ lai Đức bị chọc ghẹo, hành hạ, thậm chí bị lạm dụng t.ình d.ục. Một số khác còn bị coi là chậm phát triển và bị đẩy vào các bệnh viện tâm thần.
Werner Thiermann sinh năm 1941 là một trẻ em Lebensborn mang số hiệu 1242. Mẹ của ông là tạp vụ trong một căn cứ Đức ở thành phố Lillehammer. Cha của ông là một trung sĩ Đức. Cuộc tình này không biết là tự nguyện hay cư.ỡng b.ức nhưng khi mẹ ông có mang, viên trung sĩ đã bị điều đi nơi khác và mẹ ông không thể liên lạc được với cha ông từ đó. Chiến tranh kết thúc, Na Uy được giải phóng, mẹ ông bị cạo đầu và bị nhốt vào nhà lao ở cảng Oslo cùng với những kẻ tay sai của Đức. Ông trải qua thời thơ ấu trong các nhà trẻ và viện mồ côi. Ông thường xuyên bị đánh đập, thậm chí còn bị lạm dụng tì.nh d.ục. Sống trong cảnh đời bi đát như thế, ông rất buồn và oán trách chính phủ. Sau khi chính quyền Na Uy phá vỡ sự im lặng về trẻ em Lebensborn, thủ tướng Na Uy chính thức lên tiếng xin lỗi về tình trạng ngược đãi trẻ em Lebensborn hồi năm 2002, ông cùng với các nạn nhân làm đơn kiện chính phủ đòi bồi thường những tổn thất về tinh thần và vật chất sau mấy thập niên bị ngược đãi và chà đạp về mặt nhân quyền. Năm 2007, khi quá uất ức tủi nhục bởi những chuyện đã xảy ra với mình, 150 đứa trẻ Na Uy ra đời trong thời chiến ấy giờ đây bèn đi tìm công lý. Họ đệ đơn lên Tòa án Nhân quyền châu Âu, buộc tội nhà nước Na Uy phân biệt đối xử. Sử gia Lars Borgesrud là người được Chính phủ Na Uy ủy quyền nghiên cứu về chuyện của trẻ em thời chiến. Ông cũng tin rằng những người này đã phải chịu đựng sự phân biệt đối xử của Nhà nước.
Trong quá khứ, Nhà nước Na Uy cũng đã có bồi thường chút ít song giới chức nước này vẫn từ chối nhận trách nhiệm. Luật sư chính phủ Thomas Naalsund nói: Chính phủ thừa nhận rằng một số trẻ em thời chiến trở thành chủ thể bị quấy rối trong xã hội. Nhưng cực kỳ khó để nói rằng, giờ đây, sau 60 năm, chính phủ lại phải chịu trách nhiệm cho những sự kiện như vậy. Thủ tướng Erna Solberg năm 2018 đã đưa ra lời xin lỗi chính thức tới phụ nữ và con cái của họ trong lễ kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền: Chính quyền Na Uy đã vi phạm nguyên tắc cơ bản rằng không công dân nào có thể bị trừng phạt nếu không xét xử hoặc kết án mà không có pháp luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *