14 tuổi khởi nghiệp, đi lên từ hai bàn tay trắng!

Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. Ông có bằng Cử nhân luật (Đại học Luật Hà Nội); Cử nhân Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia). Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Irvine, Mỵ); Chứng chỉ Đào tạo nghề Luật sư (Học viện Tư pháp).
Sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì ông không thi đại học liền mà lại đi học sửa chữa điện tử, tự học vào buổi tối. Sau 2 năm làm thợ sửa chữa, tranh thủ học vào buổi tối thì đến năm 1995, ông Quyết đã trúng cùng lúc 3 trường đại học. Tuy nhiên ông quyết định chọn đại học Luật Hà Nội để theo học. Ông chia sẻ rằng lúc đó khó khăn, ông còn không mua nổi chiếc xe đạp để đi học.
Trong những năm học đại học ông không những dành thời gian cho việc học mà còn học kinh doanh với nghề buôn bán điện thoại và mở văn phòng gia sư cho mình. Lúc đó Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam nên ông đã nắm bắt cơ hội đầu tư cho mình.
Ông Quyết khởi nghiệp bằng việc mở văn phòng Luật sư SMiC từ số tiền tích cóp thời sinh viên. Sau đó thành lập công ty Tư vấn Đầu tư SMiC chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp vào năm 2008.
Hai năm sau, Trịnh Văn Quyết cho sáp nhập các công ty thành viên để thành lập Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).
Năm 2017, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng được xếp hạng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với quy mô tài sản vốn hóa đạt 58.852 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), tăng tới 25.046 tỷ đồng so với năm 2016.
Thời điểm đó, ông sở hữu 318,5 triệu cổ phiếu ROS, 135,3 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Đây chính là lúc thị giá ROS, ART ở thời kỳ hoàng kim của nó với mức đỉnh lần lượt vượt 166.000 đồng/cp và 22.000 đồng/cp.
Tuy nhiên từ sau năm 2018, tài sản của ông Quyết trên sàn chứng khoán giảm dần, nguyên nhân chủ yếu do thị giá cổ phiếu trượt dốc và Chủ tịch FLC cũng bán bớt cổ phần. Rơi mạnh nhất chính là ROS khi có thời điểm năm 2020 thị giá chỉ còn ngang bằng giá một cốc trà đá (2.000 đồng/cp).
Đáng chú ý, cuối năm 2017, ông Quyết từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 65 triệu đồng vì không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 57 triệu cổ phiếu FLC trong khoảng thời gian 20-24/10/2017.
Cuối năm 2021, các cổ phiếu “họ FLC” hồi phục cùng sức nóng của nhóm bất động sản. Khối tài sản của ông Quyết cũng nhanh chóng tăng lên, chủ yếu từ mã FLC. Từ mức giá 5.000 đồng/cp, FLC đã vươn lên mức hơn 22.000 đồng.
Tuy nhiên, từ sau phiên 7/1/2022, đà tăng của cổ phiếu này và “họ FLC” đã bị cắt đứt khi ông Trịnh Văn Quyết lại tái diễn hành vi “bán chui” cổ phiếu.
Lần này ông Quyết bị phạt 1,5 tỷ đồng và đình chỉ 5 tháng giao dịch chứng khoán cho vụ “bán chui” cổ phiếu của mình. Kết quả mã FLC cũng tuột dốc về vùng hơn 10.000 đồng/cp. Trong những phiên gần đây, các mã cổ phiếu “họ FLC” mới dần hồi phục nhẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *