Nếu lượng CO2 tăng lên trong khí quyển, tại sao chúng ta không trồng nhiều cây xanh hơn để chúng hấp thụ CO2?

Trả lời bởi Evan Hockridge, Ecological Researcher tại University of California, Los Angeles (2017-present)

——————–

Đường cong Keeling này cho thấy sự gia tăng CO2 theo thời gian. Đường màu xanh biểu thị là lượng CO2 trung bình mỗi năm, vậy còn đường màu đỏ? Tại sao nó lên nhấp nhô vậy?

Nếu trục X thể hiện chi tiết hơn, bạn sẽ thấy các đỉnh tương đương với mùa hè ở Bắc Bán Cầu và các điểm thấp tương đương với mùa đông Bắc Bán Cầu. Bởi vì Nam bán cầu có diện tích đất liền ít hơn nhiều so với Bắc Bán Cầu, vậy nên nó cũng có ít mảng thực vật hơn và dẫn đến ảnh hưởng của nó ít rõ ràng hơn so với Bắc Bán Cầu.

Chu kì tự nhiên của đường màu đỏ cho thấy sự chết đi và tái sinh của thảm thực vật hàng năm trên bề mặt Trái Đất. Về tác động, điều này có thể xem giống như việc Hành tinh của chúng ta đang thở vậy, cây cối hấp thụ CO2 trong những tháng ấm áp, và thải ra CO2 khi chúng chết đi hàng năm và những cây lâu năm thì “ngủ đông” trong những tháng lạnh lẽo. Chu kì này còn cho chúng ta thấy được một điều khác nữa. Đó là kể cả khi lượng CO2 tăng lên, số lượng thực vật vẫn không thể nào đạt đến mức đủ để chống lại lượng CO2 trong khí quyển. Bạn sẽ cần một số lượng rất lớn cây cối để tăng độ phủ xanh của hành tinh này nhằm chống được tốc độ tích tụ CO2 trong khí quyển – nhiều cây hơn diện tích đất liền mà hành tinh này có.

Đừng hiểu nhầm ý tôi, thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khi hậu. Rừng, rừng ngập mặn, đầm lầy, đồng cỏ, đất than bùn… đều quan trọng trong việc lưu trữ Carbon. Hệ thực vật trong các vùng trên sử dụng carbon để tạo ra các cấu trúc cơ thể của mình. Tuy nhiên, lý do lớn nhất vì sao cây cối cần được bảo vệ ít liên quan đến việc dự trữ carbon mà liên quan nhiều hơn đến việc giữ carbon không ra khỏi bề mặt Trái Đất. Nếu một khu rừng bị đốn hạ, tất cả lượng carbon được trữ trong cây cối sẽ được trả tự do và hòa vào khí quyển (đặc biệt khi chúng cháy). Bởi vì lý do này, nhiều nghiên cứu gợi ý việc bảo tồn những gì còn sót lại là ưu tiên hàng đầu, trồng thêm là ưu tiên số 2. Dù bằng cách nào đi nữa, còn rất nhiều việc cần phải làm để thực vật có thể trở thành một biện pháp chống lại sự gia tăng CO2 một cách hữu hiệu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *