Năm 1939, Liên Xô xâm lược Phần Lan. Nguyên nhân bắt đầu từ vùng đất Karelia, vốn xưa kia là của Nga, nhưng chẳng hiểu vì sao năm 1914, Sa hoàng Nikolai 2 đem tặng cho Phần Lan, lúc đó đang là một công quốc thuộc Nga. Sau Cách mạng tháng 10, Phần Lan tuyên bố độc lập, thế là Nga mất đất. Cái nguy hại cho Nga là vùng đất này nằm ngay sát Petrograd (tức Leningrad và St Petersburg sau này), hải cảng quan trọng của Nga tại thành phố này cũng nằm trọn trong tầm pháo.
Chính vì vậy, năm 1939, trước sự đe dọa của Đức (mà Phần Lan từng là đồng minh của Đức), Nga – lúc này là Liên Xô – xin đổi một vùng đất 5000km2 khác để lấy lại vùng Karelia 2000km2, nhưng Phần Lan không chịu. Không còn cách nào khác, Liên Xô dồn lực tấn công Phần Lan trên toàn lãnh thổ. Lực lượng Liên Xô về quân số tuy không lớn hơn nhiều, nhưng xe tăng và máy bay thì vượt trội, toàn tính bằng ngàn chiếc, trong khi Phần Lan con số chỉ tính bằng chục. Tuy vậy, quân đội Liên Xô do mới trải quá trình thanh lọc thảm khốc năm 1938 nên hầu như không còn tướng giỏi, vì vậy mắc rất nhiều sai lầm chiến thuật, thêm nữa thời tiết bất lợi cộng với hậu cần yếu kém, lính hồng quân chết vì lạnh nhiều hơn chết trận. Tại phòng tuyến Mannerheim, hồng quân tấn công liên tục cả tháng trời đều thất bại, chết đến 13 nghìn lính trong khi Phần Lan chỉ chết 2000. Riêng trận đánh trên đường Raate, hồng quân chết gần 9000 (cộng thêm 20 nghìn nữa bị kẹt trong đầm lầy và chết rét dần sau đó), trong khi Phần Lan chỉ chết có 402. Thậm chí, chỉ riêng một người lính bắn tỉa của Phần Lan tên là Simo Häyhä cũng hạ được 505 tên địch. Còn ở các thành phố, máy bay Liên Xô bị cao xạ bắn rụng 314 chiếc, tiêm kích bắn rụng 207 chiếc (mà cả Phần Lan chỉ có 114 máy bay). Tổng cộng, hồng quân chết 127 nghìn lính, hàng nghìn xe thiết giáp bị phá hủy, hàng trăm máy bay bị bắn rơi, trong khi Phần Lan chỉ chết 26 nghìn.
“Hào khí của chiến tranh Mùa Đông” đem lại vị thế quốc tế cho Phần Lan, còn người dân thì hân hoan tự hào. Nhà ngoại giao Phần Lan Johan Nykopp đánh giá cuộc chiến đã cứu Phần Lan khỏi mất tên trên bản đồ thế giới. Ngày nay, nhiều tài liệu vẫn mô tả đây là cuộc kháng chiến vĩ đại của Phần Lan, cũng là thất bại đau đớn của Liên Xô. Và tất nhiên, trong cuộc chiến Ukraina lần này, phe ủng hộ Ukraina rất mong lịch sử một lần nữa lặp lại. Có điều rằng, sau cuộc chiến đó, Phần Lan mất vùng đất quan trọng Karelia, vùng Salla, vùng Petsamo ở phía Bắc (nơi có hải cảng duy nhất ở Bắc Băng Dương không bị đóng băng vào mùa đông), cùng với một cơ số đảo trong vịnh Phần Lan, tổng cộng mất 11% lãnh thổ. Trong khi nếu thuận theo Liên Xô từ đầu thì còn được thêm đất (2000km2 đổi 5000km2). Được bắn giết sướng tay, được vẻ vang tự hào mà mất đất thì liệu có đáng. Đối với một quốc gia, người mất có thể đẻ lại được, vũ khí mất có thể sản xuất lại được, kinh tế mất có thể lên lại được, quan hệ quốc tế mất có thể hàn gắn lại được, chứ còn đất đai mà mất thì làm sao mà sinh lại được.
Rõ ràng, Phần Lan thua, thua đau đớn chứ không hề thắng. Việc lấy thiệt hại trên chiến trường để xác định thắng thua chỉ là hình thức thủ dâm tinh thần (giống như phe ủng hộ Ukraina hiện nay), bởi với cái lý như vậy thì chẳng lẽ tướng Giáp thua trận Điện Biên Phủ, Mỹ thất bại trong cuộc đổ bộ Normandy, Mỹ – Nhật hòa nhau trận Okinawa, còn quân Giải phóng MNVN giành thắng lợi trong đợt Mậu Thân 1968. Dù rằng năm 1941, Phần Lan theo chân Đức chiếm lại được các vùng đất này, tuy nhiên chỉ là tạm thời, bởi đến năm 1944, Liên Xô phản công tại Leningrad sau 871 ngày bị bao vây, lúc này họ có đủ cớ để tiêu diệt Phần Lan (vì thuộc phe Tr.ục), nhưng họ không làm như vậy (như nhà ngoại giao Phần Lan gì đó từng ba xạo), mà chỉ nhẹ nhàng xin lại đất. Phần Lan, dù quân đội còn mạnh, nhưng rút kinh nghiệm lần trước, không dám chống Liên Xô nữa. Từ đó, 2 nước trở thành đồng minh, cùng chung sống hạnh phúc cho đến khi Liên Xô tan rã.
Qua Chiến tranh Mùa Đông 1939, có thể nhận thấy rằng việc thua thiệt trên chiến trường sẽ là một lợi thế nếu như sau này giành chiến thắng, bởi một nguyên tắc xưa nay không thay đổi của chiến tranh “bên thua cuộc phải bồi thường chiến phí”. Với hàng trăm ngàn lính thiệt mạng, cái giá nào trả được nếu không phải là đất đai.
Còn về bên thua, nói chung việc nhượng đất mà được an ủi và che mờ bằng những chiến thắng trên chiến trường thì cũng dễ chấp nhận (như Phần Lan chẳng hạn, giờ đây đa số đều chỉ biết là Phần Lan thắng trận giòn giã chứ mấy ai biết Phần Lan thua chung cuộc và mất đất). Bên thắng, ngược lại, nếu ít đổ máu thì dù có chiếm được đất, đất đó vẫn chỉ là đồ ăn cướp chứ không phải đồ chuyển nhượng hợp pháp, giống như Crimea năm 2014 vậy. Chính vì vậy lần này, người Nga mới quyết đổ máu và mục đích số 1 là hợp pháp hóa Crimea. Thực tế, lịch sử đang lặp lại. Nước Nga (hay Liên Xô) xưa nay vẫn có truyền thống đánh trận bằng nướng quân, nhưng bù lại, trong 100 năm qua họ là nước thành công nhất trong việc mở rộng lãnh thổ sang các nước khác. Họ chiếm Mãn Châu của Trung Quốc, Sakhalin của Nhật Bản, Karelia của Phần Lan, Crimea của Ukraina,… (và chắc thời gian nữa có khi chiếm nốt Alaska của Mỹ). Riêng đối với các nước bị xâm lược, nếu có khả năng thắng cuộc thì hãy dồn toàn lực cho chiến thắng, dù có phải đốt cháy bất kỳ dãy núi nào, còn nếu không thì hãy đầu hàng sớm, giảm thiệt hại cho đối phương cũng là giảm phí bồi thường cho mình. Đừng ham thắng lợi rực rỡ trên truyền thông trong khi thực tế thì thua đau đớn.
Links:
- Chi tiết về cuộc chiến tranh Liên Xô Phần Lan 1939
https://vi.wikipedia.org/…/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Li%C3… - Liên Xô thua đau đớn trên mặt trận truyền thông https://danviet.vn/lien-xo-thua-dau-the-nao-trong-chien…
Ảnh: Còn thực tế Phần Lan mới là thua đau đớn, mất 11% lãnh thổ (màu đỏ) cho Liên Xô
Dinh Hai Minh
