NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA THỨC ĐÊM, THỨC HÔM HỌC BÀI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA KHOA HỌC..

Nhiều học sinh/sinh viên cho rằng việc học thâu đêm là một biện pháp hữu hiệu để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ được đăng trên Tạp chí Live Science đã chứng minh rằng, những người thiếu ngủ thường xuyên có các biểu hiện nhớ sai và nhầm lẫn nhiều hơn bình thường.
Kết quả phân tích cho thấy, những người thiếu ngủ thường có biểu hiện như nhầm lẫn thực tế với tưởng tượng. Hiện tượng tâm lý này thường xuất hiện khi não bộ của người tiếp nhận sự kiện từng xảy ra trong quá khứ theo một hướng khác, đồng thời đưa ra hình ảnh hoặc thông tin về những điều chưa xảy ra.
Một nghiên cứu khác, khảo sát 120 sinh viên của Trường đại học St.Lawrence (Mỹ) cho thấy, những sinh viên học cả đêm lại có điểm trung bình thấp hơn những người không thường xuyên thức để học suốt đêm. Mặc dù điểm trung bình của nhóm không thức khuya là 3,2 so với 2,95 của sinh viên học thâu đêm suốt sáng không phải là sự khác biệt lớn, nhưng PGS. Thatcher – người nghiên cứu chính cho rằng: Không ai có thể suy nghĩ sáng suốt và mạch lạc lúc 4 giờ sáng và những người thiếu ngủ thường có điểm số thấp hơn người được ngủ đủ.
Thời gian ngủ ngắn chắc chắn ảnh hưởng đến khả năng tập trung và do vậy, ảnh hưởng đến thành tích trong các kỳ thi. Và suy giảm trí nhớ là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác.
Thông thường một ngày cần 8 giờ nghỉ ngơi giúp khôi phục hoạt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Vì vậy, cho dù các bạn học sinh có căng thẳng bài vở đến đâu thì cũng cần thu xếp thời gian thích hợp để làm việc dưới ánh đèn vào buổi tối không nên quá 2 giờ.
… Và sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi bạn thức một đêm, ngày hôm sau bạn đã thấy ngay tác hại của nó như: mất tập trung, uể oải, ngủ gật… Nhưng, nếu việc thức thâu đêm để học trong một thời gian dài liên tục, thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe còn nguy hiểm hơn nhiều.
Trường hợp của em học sinh N.M.H vừa nêu ở trên, đã phải nằm viện 1 tuần để điều trị chứng bệnh chóng mặt, đau đầu, suy nhược cơ thể do thiếu ngủ. Ngoài ra, em còn bị thâm quầng mắt, mặt nổi mụn… Nguy hiểm hơn cả là thói quen thức đêm của em phải mất một thời gian khá dài mới thay đổi được.
Đừng nhầm tưởng rằng mình còn trẻ thì sẽ không ảnh hưởng quá lớn thực chất nó đang tàn phá sức khoẻ của chúng ta đó. Học hành là chuyện cả đời mà!!!

Ps : Học vừa học đúng chứ đừng cố học nhiều mà không hiểu quả lại còn hại sức khỏe nữa nha 💗

Nguồn: Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *