Tại sao trong tiếng Việt, người anh lớn nhất gọi là “Anh Hai” mà không phải “Anh Một”?

A: ThienLuan Le, sống ở Việt Nam (từ 1991 đến nay)

Một câu hỏi thú vị! Trước hết, tôi phải nói rõ một điều: trong tiếng Việt, chúng tôi không nói là “anh Một” cho người anh lớn nhất, mà là “anh Cả” ở miền Bắc, và “anh Hai” ở miền Trung và miền Nam. Tương tự cho người chị lớn nhất là “chị Cả” và “chị Hai”. Ở đây, tôi sẽ trình bày lời giải thích hợp lý nhất cho điều này: Đó là lịch sử.

Trong hình là dòng lịch sử hình thành của Việt Nam ngày nay, được biết đến với tên gọi là: Nam Tiến 南進 (“Southward advance”). Ông cha của chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian và công sức để định cư và di chuyển dần về phía Nam cho đến khi ra biển. Và một điều chắc chắn rằng: đó không phải là một công cuộc yên bình, mà có vô số sinh mạng đã hy sinh trong các trận chiến cũng như những hiểm họa của tự nhiên trong việc khai hoang những vùng đất mới để định cư. Vì vậy, những người tham gia công cuộc này hầu hết không phải là những người con cả trong gia đình, mà là những người con thứ (hai, ba, tư,…). Bởi vì những người con cả phải ở lại phía Bắc để chăm lo cho cha mẹ. Khi công cuộc Nam Tiến hoàn thành, mọi người vẫn giữ thói quen của cha ông nên gọi người anh lớn nhất là “anh Hai”, và chị là “chị Hai”. Miền Trung và miền Nam Việt Nam được mở rộng và xây dựng bởi cộng đồng rất nhiều “anh hai”, “anh ba”, “anh tư” và “chị hai”, “chị ba”, “chị bốn”, … thậm chí chúa Nguyễn Hoàng, người cai trị đầu tiên của Đàng Trong cũng là con trai thứ hai trong danh gia nhà Nguyễn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *