Jesse Livermore đã sử dụng đòn bẩy bao nhiêu trong trading ?

A: Michael Maran, cựu tư vấn/trader

Các trả lời khác nhắc tới khả năng tận dụng những “biến động mạnh mẽ” của giá như là lý do then chốt của thành công (của Livermore). Lý do này còn xa mới giải thích một nửa cuộc chơi.

Tôi xin dẫn lại trả lời của Guerric’s : “Ông ấy có thể sử dụng đòn bẩy, đặc biệt sau khi làm cháy tài khoản của mình nhiều lần. Nhưng lý do chính dẫn tới thành công của ông ấy đó là đã mua/bán khống khi ông dự kiến một chuyển động đáng kể của giá.” Điều này hoàn toàn sai. Ông đều sử dụng đòn bảy lớn trước khi làm cháy toàn khoản của mình VÀ trước khi tạo nên khoản lợi nhuận khổng lồ. Khi định hình các biến động quan trọng chắc chắn là một yếu tố cần thiết của một sự nghiệp giao dịch thành công của Livermore, và đối với mọi trader, đó là khả năng của ông trong việc tận dụng được đòn bẩy khổng lồ, trong khi nắm bắt những chuyển động lớn của giá, điều đó mới tạo ra lợi nhuận khổng lồ.

Đòn bẩy là một trong những khía cạnh quan trọng trong thành công khủng khiếp của Livermore trong trading. Bạn hỏi lượng đòn bẩy mà ông đã dùng. Trước cuộc Đại Khủng Hoảng năm 1929, Livermore được cho là có 20 triệu đô la tiền mặt. Ông sử dụng những tài sản tương đối ít thanh khoản của mình (du thuyền, bất động sản) để thế chấp lấy 10 triệu đô la. Ông đặt 30 triệu đô làm tiền ký quỹ (thế chấp) để bán khống gần 500 triệu đô la cổ phiếu. Hãy dành 1 phút để nghĩ về điều đó. Nếu cổ phiếu bị bán khống tăng chỉ 3%, ông ấy sẽ lỗ ½ tài sản của mình ($500,000,000 x 3% = $15,000,000). Đây là điều ông ấy thực hiện trong suốt sự nghiệp trading của mình, không chỉ năm 1929.

Lý do ông mất quá nhiều sau khi kiếm được quá nhiều là vì ông trải qua những biến động giá bất lợi sau khi đánh cược gấp 10 – 20 lần tài sản của mình. Nếu tôi phải đoán, đòn bẩy của ông ấy nằm giữa khoản 10x-20x. Tôi không thể hình dung việc dùng lượng đòn bẩy này để giao dịch chứng khoán. Xác định thời điểm (timing) phải gần như hoàn hảo để tránh việc sụt giảm tài khoản nghiêm trọng. Càng dùng nhiều đòn bẩy hơn, bạn càng phải xác định thời điểm chuẩn xác hơn để tránh bị cháy tài khoản. Làm được điều này là cực kỳ thách thức. 100 năm trước có lẽ giá không tăng hay giảm chớp nhoáng trong 1 phần trăm giây như ngày nay, điều mà khiến việc dùng đòn bảy cao có thể dễ sử dụng hơn, tuy vậy đó vẫn là thách thức lớn.

Nói 1 cách dễ hiểu, Livermore gần như hoàn hảo trong nghệ thuật sử dụng đòn bẩy vào thời của mình. Gần như vậy.

Đòn bẩy được sử dụng trước cú sập gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng được tìm thấy trong trang 314 -315 trong cuốn “Người đàn ông bán khốn cả nước Mỹ năm 1929” bởi Tom Rubython

————————————————————————-

Ảnh: Jesse Livermore: Nhà đầu cơ vĩ đại của thế kỷ 20. Ngay trước cuộc Đại khủng hoảng năm 1929, Jesse Livermore đã tiến hành bán khống cổ phiếu ( đặt cược cổ phiếu giảm giá) bằng cách dùng đòn bẩy (vay tiền) và đã kiếm được 100 triệu đô la, 1 con số khổng lồ vào thời điểm đó.

Theo: Faustopheles Mũi Mốc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *