A: Alice Graham
Bức tranh “Một cuộc hôn nhân không tương xứng” của Vasili Pukirev năm 1862/ The Unequal Marriage
Đối với tôi đây là bức tranh tuyệt với nhất ở bảo tàng triển lãm nghệ thuật.
Chỉ cần nhìn vào cô gái này bạn có thể biết được tương lai sắp tới của cô sẽ ra sao.
Bạn sẽ thấy được tự do của cô đang bị tước đoạt đi như thế nào.
Cuộc đời của cô bị phá hỏng ra sao khi muốn tới một lối đi khác.
Bạn sẽ hơi khó nhận ra nhưng khi tôi lại gần tôi đã thấy cô gái ấy đang khóc.
Đây thực sự là bức tranh ấn tượng nhất với tôi.
___________
Tìm hiểu thêm của mình về bức tranh:
Thực ra người ta vẫn chưa lý giải hết được bức tranh này. Những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ như: Cô gái này là ai? Người đàn ông với vẻ mặt u ám bắt chéo tay đứng phía sau cô gái đang nhìn chú rể một cách đầy đau khổ và căm ghét là ai? Và tại sao người phụ nữ mờ ảo như bóng ma, rất khó để nhận ra ngay từ cái nhìn đầu tiên, đang đứng phía bên trái chú rể lại cài một nhành hoa trên đầu, và tại sao bà ta lại nhìn ông ấy một cái nhìn kỳ lạ đến thế?
Câu chuyện của bức tranh không khó để đoán biết: một cô dâu trẻ, buồn bã, bất lực đưa tay ra cho người cha xứ đang cúi mình một cách khiêm nhường, chuẩn bị đeo nhẫn vào tay cho cô, đánh dấu khoảnh khắc từ nay cô sẽ thuộc quyền định đoạt của người đàn ông giàu có đang đứng thẳng giữ trong tay cây nến. Đây là một đám cưới nhưng không mấy gì vui vẻ. Các nhân vật được khắc hoạ trong một nhà thờ tối tăm.
Cô gái thực sự vô cùng xinh đẹp: Pukirev đã miêu tả sự dịu dàng, vô vọng và mỏng manh của cô một cách tuyệt mỹ. Trông cô như một đứa trẻ mới trưởng thành. Toàn bộ nhan sắc ngọt ngào của tuổi trẻ phủ lên vẻ ngoài mỹ miều ấy. Cô dâu được vẽ với những nét bút tròn, mềm mại; gương mặt, đôi vai và bộ váy trắng là nhân tố bừng sáng nhất của bức tranh. Còn chú rể thì ngược lại, được vẽ bằng những nét thẳng, biểu lộ sự già nua, cứng nhắc và bầu không khí quanh ông ta đang dần làm mờ đi sức hấp dẫn của cô gái. Đây như là một cuộc mua bán. Và những người khác tham gia vào đây gồm: bố mẹ hay cô dì chú bác của cô gái không được nhìn rõ, nhưng là những người đồng ý với thoả thuận này, một gã cha xứ béo mập trong bộ áo choàng thêu vàng, chính chú rể già nua héo úa…
Ở bên trái chú rể là một người phụ nữ già với một vòng hoa đội đầu khá kỳ dị so với lứa tuổi của bà ta… Nhà phê bình Liudmila Polozova cho rằng đây là một hình ảnh người vợ trước đã mất của ông ấy, đang nhìn ông ta với ánh mắt mỉa mai chết chóc.
Người đàn ông trẻ oai nghiêm, u ám đứng phía sau cô dâu với đôi tay bắt chéo dễ làm ta hình dung tới chính người hoạ sĩ. Liệu rằng đây có phải chính tự truyện của Purikev không? Và kế bên anh ta là một người duy nhất đang nhìn thẳng vào người xem. Trong ánh mắt ấy chúng ta có thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra và vô cùng cảm thông với cô gái. Có người cho rằng đây chính là hình ảnh của Petr Shmelkov – bạn cùng trường Hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc Moscow của Purikev.
Có lẽ, ở đây sẽ có sự lý giải tại sao Pukirev lại vẽ bức tranh này nhanh chóng đến vậy, và vội vã rời đi nước ngoài thay vì tận hưởng thành công của tác phẩm khi được trưng bày tại cuộc triển lãm mùa thu năm 1863 tại Học viện nghệ thuật. Có một chuyện có thực liên quan đến tác phẩm này. Năm 2002, Thư viện Tretyakov mua một bản vẽ chì của hoạ sĩ Vladimir Sukhovyi vào năm 1907. Nó được viết như sau: “Praskovia Matveevna Varentsova, người mà rất giống với nhân vật 44 năm trước đây đã được hoạ sĩ V. Pukirev vẽ trong hoạ phẩm Đám cưới không tương xứng nổi tiếng của mình. Bà Varentsova sống ở nhà tế bần Mazurin, Moscow.”
Vậy nên chúng ta có thể nghĩ rằng Vasilii Pukirev trẻ đã đem lòng yêu cô gái xinh đẹp Praskovia người đã được ấn định hôn ước với một thương gia Varentsov giàu có. Bà đã sống lâu hơn chồng mình, nhưng theo bối cảnh bức tranh được vẽ trong một căn nhà khá tồi tàn, nên cuộc hôn nhân này có lẽ đã chẳng mang lại hạnh phúc hay giàu sang cho bà.
Tuy nhiên có một câu chuyện khác nữa khi ở trong triển lãm Tretyakov có một bản phác thảo của bức tranh này nhưng người đàn ông khoanh tay phía sau cô gái lại hoàn toàn khác. Vasilii Pukirev có một người bạn tên là Sergei Varentsov. Ông ta đem lòng yêu Sofia Rybnikova. Họ cùng một tầng lớp con buôn nhưng cô gái lại thích một người đàn ông khác. Có thể là do chịu ảnh hưởng của cha mẹ, hoặc theo ý chí chủ quan của mình. Sofia đã cưới Andrei Karzinkin. Một người giàu hơn Varentsov và già hơn cô dâu, nhưng không quá già để trở thành nguyên mẫu thực sự của người đàn ông trong ảnh.
Dường như Sergei Varentsov chịu đựng rất nhiều đau khổ và chia sẻ với Purikev chuyện này, và về sau bức tranh đã được tạo ra. Tuy nhiên, một thời gian sau Varentsov chuẩn bị cưới người đàn bà khác. Sau khi phát hiện ra rằng Pukirev quyết định giữ vĩnh viễn sự đau khổ gây ra bởi mối tình cũ của mình, Varentsov đã cảm thấy ghê tởm. Kết quả là, Vasilii Pukirev đã thay đổi bức tranh, nhưng vẫn giữ tên gọi và cốt truyện của nó. Và về sau khi chính ông đã trải qua một câu chuyện tương tự (hồi đó, đây là một hiện tượng phổ biến), ông đã vẽ chính mình đứng sau lưng cô gái trẻ. Chuyện này hoá ra lại hoàn toàn hợp lý bởi vì cô dâu trước đó của Varentsov không hề có một cuộc hôn nhân “không tương xứng”, ngược lại, nó là một cuộc hôn nhân rất hạnh phúc. Cô có ba đứa con, và dành phần còn lại của cuộc đời mình trong tình yêu và sự hòa hợp với Andrei Karzinkin.
Tác phẩm nghệ thuật đã được chào đón nhiệt tình, Vladimir Stasov gọi nó là một trong những công trình hoành tráng và bi thảm nhất của trường mỹ thuật Nga, và nhà sử học Nikolai Kostomarov thành thật thừa nhận rằng, sau khi nhìn vào bức tranh này, ông đã từ bỏ ý tưởng về việc kết hôn với một cô gái trẻ.
Theo: Bùi Thu Vân
