A: Naman Chakraborty – Cập nhật 15/02/2018
Nguồn: https://qr.ae/pNyZoN
Trong mọi xã hội, luôn tồn tại một thời điểm mà người ta cơ bản đã giải quyết được vấn đề về lương thực, biên giới thì ít nhiều đã an toàn hơn và cộng đồng xuất hiện hàng loạt những người bảo trợ giàu có với những khoản tiền dư dả.
Tại thời điểm này, xã hội cho phép và hỗ trợ một số người nhất định để họ có thể mạo hiểm khám phá những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đây là khi mà xã hội sản sinh ra những hoạ sĩ, nghệ sĩ, nhà thơ, nhà khoa học, toán học và những nhạc sĩ vĩ đại của nhân loại. Ở các nơi như Ấn Độ và Trung Quốc, việc này xảy ra trong triều đại của những vị vua tuyệt vời và đầy quyền lực.
Nhưng đây không phải là nguyên nhân cho sự khởi đầu thời kì Phục hưng ở Châu Âu. Những nhà sử học ngày nay đều đồng ý rằng thời kì Phục hưng ở Châu Âu là thứ gì đó hoàn toàn vượt trội so với phần còn lại.
Khởi nguồn của thời kì Phục hưng vĩ đại người ta hay nhắc hoàn toàn là nhờ vào sinh vật này:
(ẢNH 1)
Mời cả nhà cùng gặp gỡ loài sinh vật khét tiếng này, Yersinia pestis, thường được tìm thấy trong những con bọ chét trên những loài gặm nhấm đất liền. Loài vi sinh vật này đã gây ra bệnh dịch hạch, hay còn gọi là Cái chết đen trong những năm 1346 đến 1353 – thứ đã cướp đi hơn 75 triệu sinh mạng ở cả Châu Âu và Châu Á.
(ẢNH 2 – Một tấm biển ở cảng Weymouth, Anh – Chữ trên tấm biển: “Cái chết Đen” bắt nguồn ở Anh vào năm 1348 thông qua cảng này, nó đã cướp đi sinh mệnh của 30-50% dân số thời điểm bấy giờ)
Thời kì Phục hưng (Nghĩa đen là tái sinh – rebirth) xảy ra ở Châu Âu trong khoảng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, nhờ vào bệnh dịch hạch của thế kỷ 14, thứ đã lấy đi phần lớn dân số thế giới và buộc người ta phải suy ngẫm sâu sắc về ý nghĩa của sự sống và cái chết, khiến một số ít những người giàu có thời đó chi tiền để bảo những tác phẩm nghệ thật tôn giáo và tính biểu tượng. Đây là một làn gió mới cho những người sống sót sau đại dịch khi mà giá lương thực và đất đai đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, nhiều người trở thành chủ sở hữu những vùng đất rộng lớn mà họ được thừa kế do gia đình chết hết.
(ẢNH 3)
Tất cả bắt đầu từ thị trấn thương mại Florence, nơi Gia đình Medici hùng mạnh đã tài trợ cho một số nghệ sĩ vĩ đại như Leonardo da Vinci, Sandro Botticelli và Micheangelo Buonarroti.
(Xem thêm về Da Vinci, Micheangelo và Trinity of Great Masters – Tam đại vĩ sư của thời kì Phục hưng tại đây – ND)
Từ Florence, phong trào này lan rộng ra cả những thành phố ở phía Bắc Italia như Venice, Genova, Milan, Bologna và cuối cùng là Rome trong thời Giáo hoàng Phục hưng (Renaissance Papacy) khi chính những Giáo hoàng trở thành người sành sỏi trong việc này.
Có lẽ không cần phải nói nhiều, hầu hết những tác phẩm nghệ thuật trong thời kì này đều dành cho Chúa toàn năng. Tuy nhiên những năm sau đó, những nghệ sĩ bắt đầu vẽ cả chân dung của những người giàu có, nổi tiếng hay cả những kẻ lạ mặt không tên.
Đã có những tiến bộ lớn trong giai đoạn này, không chỉ riêng về mặt Nghệ thuật mà còn cả trong Khoa học, Toán học, Âm nhạc, Tôn giáo và Sự tự nhận thức. Chiếc virus phục hưng này, từ những bán đảo của Ý, đã nhanh chóng cập bến cả những vùng đất xa xôi ở Châu Âu và sinh ra một ông William Shakespeare ở Anh, giới thiệu những vở ballet cho Toà Phục hưng Pháp (The French Renaissance Court), đồng thời truyền cảm hứng cho những thiết kế in ấn ở Đức.
Điều quan trọng cần lưu ý là, đã bao giời bạn tự hỏi tại sao Ả Rập – Một đất nước tiên tiến về công nghệ lại thua cuộc trong cuộc đua tri thức ở phía Tây chưa? Câu trả lời là vào năm 1515, Quốc vương Ottoman Sultan Selim I, chịu ảnh hưởng của một số giáo sĩ, đã ban hành một án lệnh (Fatwa) về việc tử hình những người có liên quan tới việc in ấn và nhập khẩu sách nước ngoài – gọi là Haram.
Lệnh cấm này vẫn có hiệu lực trong vòng 270 năm tiếp theo, đảm bảo rằng Ả Rập chắc chắn sẽ để mất vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Nghệ thuật vào tay người Châu Âu.
Kể từ đó, Ả Rập – cái nôi của thiên văn học, vùng đất của những con số và quê hương của Giả kim thuật thời Trung cổ đã không tạo ra được bất kì đổi mới nào về khoa học hay công nghệ, thắng những giải “Sifr” Nobel hay bất kì giải thưởng nào khác trong những lĩnh vực liên quan.
Cảm ơn vì đã đọc. Cheers and peace